0273.3 872582 | tiengiang@gso.gov.vn

Đăng ký dịch vụ thống kê

Thu nhập và chi tiêu là hai chỉ tiêu chính trong hệ thống các chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực mức sống dân cư. Theo định nghĩa chuẩn từ Tổng cục Thống kê:

- Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phản ánh triển vọng  người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì, đây là một trong những chỉ tiêu thống kê tổng hợp được tính từ bảng sống. Tuổi thọ trung bình được sử dụng rộng rãi trong phân tích dân số, phản ánh mức độ chết của dân số không bị tác động của cơ cấu dân số theo độ tuổi. Song, tuổi thọ trung bình lại chịu ảnh hưởng bởi mức độ chết ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt là tuổi sơ sinh và trẻ em. Vì vậy, chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh mức độ chết giữa các thời kỳ, giữa các vùng, các nước. Ngoài ra, một công dụng không kém quan trọng của tuổi thọ trung bình là nó thường được sử dụng trong dự báo dân số và là một thành tố để tính chỉ số phát triển con người.

Số liệu thống kê về tuổi thọ trung bình của người Việt Nam  được tính toán từ kết quả các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra dân số giữa kỳ,Điều tra biến động dân số hàng năm. Thông tin thống kê có thể tìm kiếm tại các ấn phẩm thống kê lưu trữ tại thư viện Tổng cục thống kê hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê.

Sau khi Việt Nam thống nhất, Tổng điều tra dân số và nhà ở được tiến hành theo chu kỳ10 năm một lần, tới nay đã có các cuộc Tổng điều tra vào các năm 1979, 1989, 2009, 2019, Điều tra dân số giữa kỳ thực hiện vào các năm 2004, 2014, Điều tra biến động dân số tiến hành vào các năm không có Tổng điều tra hoặc Điều tra giữa kỳ bắt đầu từ 2000.

Tuy nhiên chỉ đến năm Tổng điều tra dân số 1989 chỉ tiêu Tuổi thọ bình quân mới được tính toán và công bố trên phạm vi toàn quốc. Chỉ tiêu được phân tổ theo nam- nữ, vùng kinh tế xã hội từ năm 1989 và 1999,  năm 2009 và từ 2011 đến nay chỉ tiêu Tuổi thọ bình quân được tính toán phân tổ theo theo cả nam- nữ, tỉnh/thành phố trực thuôc trung ương và công bố hàng năm.

Sau hơn 30 năm dù tỷ lệ khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm trong tổng GDP theo giá thực tế đạt mức 42,07% vào năm 1989 xuống chỉ còn 14,85% trong năm 2020 nhưng đây vẫn là lĩnh vực có dư địa tăng trưởng và được quan tâm phát triển trong những năm gần đây. Nói tới đồng bằng sông Cửu Long là nói tới sự đa dạng về sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, đặc biệt là cây ăn quả để phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Số liệu thống kê thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Tổng cục Thống kê được tổng hợp công bố trong niên giám thống kê hàng năm, kết quả các cuộc điều tra, tổng điều tra. Nhiều chỉ tiêu thống kê lĩnh vực này có độ dài thông tin chi tiết tới cấp tỉnh/thành phố từ năm 1975 tới nay.

Để tìm thông tin thống kê diện tích cây trồng tới cấp quận/huyện tại Tổng cục Thống kê có 2 nguồn thông tin có thể tham khảo: (1) Tổng diều tra và (2) Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh/thành phố. Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản được tiến hành 5 năm/lần, tới nay đã có các cuộc Tổng điều tra vào các năm 1994, 2001, 2006, 2011, 2016 và mới nhất là Điều tra Nông nghiệp giữa kỳ 2020. Với nguồn thông tin từ Niên giám thống kê tỉnh/thành phố, số liệu diện tích cây trồng theo cấp quận/huyện được cơ quan thống kê tỉnh/thành phố tính toán và công bố hàng năm. Đây là nguồn thông tin quý để đánh giá quá trình phát triển của lĩnh vực trồng trọt tại các địa phương tới cấp quận/huyện.

Trong hệ thống dữ liệu thống kê hiện nay tại Tổng cục Thống kê một số chỉ tiêu đã được tính toán, công bố theo ngành kinh tế. Ngành là phạm trù chỉ tập hợp các đơn vị, tổ chức theo mục tiêu hoạt động hay cơ cấu sản phẩm nhất định. Việt Nam đã ban hành Hệ thống phân ngành kinh tế (VSIC) có tham khảo phân ngành kinh tế chuẩn của Liên Hợp Quốc. Định kỳ, VSIC sẽ được cập nhật, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Số liệu thống kê hiện chỉ tập hợp và đã công bố được thông tin theo các nhóm ngành kinh tế lớn (cấp 1, 2) như GDP, lao động việc làm, chỉ số sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số thông tin thống kê có thể hỗ trợ tổng hợp thông tin theo các nhóm ngành kinh tế nhỏ hơn (cấp 3, 4, 5) là những thông tin được tổng hợp từ kết quả Tổng điều tra, điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện như doanh nghiệp, vốn đầu tư, cá thể, lao động việc làm, nông lâm nghiệp thủy sản.

Các thông tin thống kê phân theo ngành kinh tế có thể tìm kiếm tại các sản phẩm đầu ra của ngành Thống kê như sách, đĩa CD kết quả tổng điều tra và điều tra, các chuyên trang kết quả điều tra thống kê online…

Đăng ký dịch vụ

Giải câu đố này để chứng tỏ bạn là người thật, chứ không phải mã gửi thư rác.
wait image