Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tháng 4 năm 2024
Trong tháng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn, nổ lực phấn đấu, tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024; trong đó tập trung cao độ cho công tác phòng chống hạn mặn, đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân ở các huyện phía Đông. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực như sau:
I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
1. Nông nghiệp
Tình hình hạn mặn: xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh đến sớm hơn và lấn sâu hơn so với trung bình nhiều năm: độ mặn 4g/l xâm nhập đến cầu Xoài Hột, xã Bình Đức, huyện Châu Thành (cách cửa sông 51km); độ mặn >1g/l xâm nhập đến cầu Phú Phong, xã Phú Phong, huyện Châu Thành (cách cửa sông 63km). Trong tháng 4 mặn tăng nhanh, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, vào kỳ triều cường đầu tháng 3 Âm lịch (nhằm các ngày 13, 14/4/2024 Dương lịch), sau khi đạt đỉnh mặn có xu thế giảm nhẹ, cụ thể như sau: trên sông Tiền: độ mặn cao nhất 1,40 g/l (ngày 13/4/2024) đã xâm nhập đến cầu Phú Phong, xã Phú Phong, huyện Châu Thành (cách cửa sông 60 km); thấp hơn so với đỉnh mặn cùng kỳ 2016 là 0,38 g/l; cao hơn đỉnh mặn cùng kỳ năm 2023 là 1,40 g/l và đến sáng ngày 15/4/2024 độ mặn đo được là 0,82 g/l. Độ mặn xâm nhập sâu nhất là 0,68 g/l (13/4/2024) đến bến phà Tam Bình, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy (cách cửa sông 68 km), thấp hơn đỉnh mặn năm 2016 là 1,02 g/l, cao hơn năm 2023 là 0,68 g/l và đến sáng ngày 15/4/2024 độ mặn đo được là 0,3 g/l; trên sông Hàm Luông: tại Hòa Nghĩa, bến phà Tân Phú, huyện Chợ Lách (cách cửa Hàm Luông 72 km, cách sông Tiền của tỉnh Tiền Giang 2 km) độ mặn cao nhất đo được 1,80 g/l (ngày 12/4/2024), thấp hơn so với đỉnh mặn cùng kỳ năm 2016 là 1,2 g/l; cao hơn so với đỉnh mặn cùng kỳ năm 2023 là 1,8 g/l và đến ngày 15/4/2024 độ mặn đo được là 1,4 g/l; tại Trạm thủy văn Chợ Lách, huyện Chợ Lách (cách cửa Hàm Luông 77 km, cách ngã ba sông Hàm Luông - sông Tiền 3 km) độ mặn cao nhất đo được 0,80 g/l (13/3/2024), thấp hơn so với đỉnh mặn năm 2016 là 0,1 g/l; cao hơn so với đỉnh mặn cùng kỳ năm 2023 là 0,8 g/l và đến ngày 15/4/2024 độ mặn đo được là 0,6g/l; trên sông Vàm Cỏ Tây: tại thành phố Tân An, tỉnh Long An (cách cửa Soài Rạp 75 km) độ mặn cao nhất đo được 9,6 g/l (15/4/2024), tương đương đỉnh mặn cùng kỳ các năm 2016 và cao hơn đỉnh mặn cùng kỳ năm 2023 là 7,8 g/l.
Tình hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn:
Công ty Cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm: hoạt động, sản xuất ổn định, công suất phát ra dao động từ 68.000 đến 69.000 m3/ngày đêm. Từ ngày 08/4/2024 đến nay ngưng bơm gạn nước ngọt từ sông Tiền do độ mặn cao, chuyển sang vận hành Trạm bơm kênh Sáu Ầu-Xoài Hột với công suất khoảng 40.000 m3/ngày đêm và 06 giếng khoan dự phòng với công suất khoảng 10.000 m3/ngày đêm. Mực nước hồ chứa nước thô ngày 14/4/2024 là +2,0 mét, lượng nước trữ trong ao là 250.000 m3.
Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang: mở 114 vòi cấp miễn phí cho người dân sử dụng, tổng lượng nước đã cấp đến ngày 11/4/2024 là 9.405 m3, cụ thể: Huyện Gò Công Tây: Mở 11 vòi với tổng lượng nước đã cấp là 125 m3; Thị xã Gò Công: mở 16 vòi với tổng lượng nước đã cấp là 257 m3; Huyện Gò Công Đông: mở 81 vòi với tổng lượng nước đã cấp là 8.387 m3; Huyện Tân Phú Đông: mở 07 vòi với tổng lượng nước đã cấp là 636 m3; Vận hành giếng khoan dự phòng: 06 giếng khu vực Mỹ Tho, 04 giếng tại xã Đăng Hưng Phước đã đưa vào vận hành từ ngày 10/02/2024; 06 giếng khoan dự phòng tại Nhà máy nước Bình Đức đã đưa vào vận hành từ ngày 28/02/2024 với tổng sản lượng khai thác đến nay là 583.920 m3; Tổ chức 119 chuyến xe chở nước từ ngày 25/3/2024 để cung cấp 02 bệnh viện thị xã Gò Công và Gò Công Đông và một số xã trên địa bàn huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông và thị xã Gò Công. Tính đến ngày 11/4/2024, lượng nước đã cung cấp là 1.321 m3.
Tình hình sản xuất nông nghiệp:
* Trồng trọt:
Cây lương thực có hạt:
trong tháng gieo trồng 20.058 ha (chủ yếu gieo sạ lúa vụ Hè Thu), ước sản lượng thu hoạch 504 tấn. Ước tính đến giữa tháng Tư, gieo trồng 65.973 ha, đạt 57,9% kế hoạch, giảm 8,6% so cùng kỳ; thu hoạch 320.557 tấn, đạt 45,7% kế hoạch, giảm 5,7% so cùng kỳ;
trong đó cây lúa gieo sạ 64.778 ha, thu hoạch 44.883 ha; sản lượng thu hoạch 317.024 tấn
. - Cây lúa:
+ Vụ Đông Xuân 2023 – 2024: chính thức gieo trồng được 44.883 ha, đạt 100,4% kế hoạch, giảm 6,9% (giảm 3.319 ha) so cùng kỳ; năng suất thu hoạch bình quân đạt 70,6 tạ/ha, tăng 1,2% (tăng 0,8 tạ/ha) so cùng kỳ, vùng lúa phía đông năng suất bình quân đạt 67,2 tạ/ha, phía tây là 73,6 tạ/ha; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 317.024 tấn, giảm 5,7% (giảm 19.293 tấn) do diện tích gieo trồng giảm 6,9% so cùng kỳ.
+ Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo sạ 19.895 ha, đạt 30,5% kế hoạch chủ yếu ở các huyện phía tây như: thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước và huyện Châu Thành, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân người dân tiếp tục gieo trồng vụ Hè Thu.
Hình 1. Cây lương thực có hạt tính đến 15/4/2024
- Cây ngô:
trong tháng gieo trồng được 163 ha, thu hoạch 149 ha, sản lượng thu hoạch 504 tấn. Tính chung 4 tháng, diện tích gieo trồng đạt 1.195 ha, đạt 51,2% kế hoạch, giảm 3,2% so cùng kỳ; năng suất thu hoạch 36,1 tạ/ha, đạt 99,3% kế hoạch, tăng 0,1% so cùng kỳ với sản lượng 3.533 tấn, đạt 41,6% kế hoạch, tăng 0,1% so cùng kỳ.
- Cây rau đậu các loại:
trong tháng gieo trồng 3.030 ha, thu hoạch 3.387 ha với sản lượng thu hoạch 70.292 tấn. Tính chung 4 tháng, diện tích gieo trồng đạt 28.463 ha tương đương so cùng kỳ; diện tích thu hoạch 25.854 ha, tăng 0,6% với sản lượng thu hoạch đạt 555.588 tấn, tăng 3% so cùng kỳ
; trong đó: rau các loại gieo trồng 28.323 ha tương đương so cùng kỳ; thu hoạch 25.768 ha, tăng 0,6% với sản lượng 555.326 tấn, tăng 3%.
* Chăn nuôi:
ước thời điểm 01/4/2024 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 116 ngàn con, giảm 6,5% so cùng kỳ; đàn lợn 286 ngàn con, giảm 2,3%; đàn gia cầm 16 triệu con, giảm 5,8%. Chăn nuôi gia súc và gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao; dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến phức tạp; tình thiếu nước sinh hoạt làm ảnh hưởng đến chăn nuôi, dẫn đến việc người chăn nuôi chậm tái đàn. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu, nhập lậu; sức tiêu dùng, tiêu thụ thực phẩm giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, cắt giảm lao động ở các khu công nghiệp.
* Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi:
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang:
Bệnh cúm gia cầm: trong tháng, theo Công văn số 641/BVBNĐ-KHTH ngày 02/4/2024 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới về việc báo cáo ca bệnh cúm A/H9N2; báo cáo số 1304/BC-SYT ngày 03/4/2024 của Sở Y tế về trường hợp nhiễm cúm A/H9 trên người thuộc địa bàn xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành và UBND xã Tân Lý Đông lấy 07 mẫu tại 02 điểm buôn bán gia cầm sống của ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành. Kết quả xét nghiệm phát hiện 01/07 mẫu dương tính với vi rút cúm A/H5N1. Ủy ban nhân dân xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành đã tổ chức tiêu hủy 121 con (2 con ngỗng, 18 con bồ câu và 101 con gà) tại hộ Lê Văn Tâm. Tính từ ngày 01/01/2024 đến nay, có 02 đàn gia cầm tại xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây và xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành đã xác định dương tính với vi rút cúm A/H5N1, toàn đàn bị đốt hủy với số lượng 2.121 con.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: trong tháng, ghi nhận 02 hộ có lợn mắc bệnh với tổng số lợn bệnh là 52 con trên tổng đàn 167 con trên địa bàn huyện Cái Bè, số lợn bị tiêu hủy là 108 con khối lượng 2.295 kg. Tính từ ngày 14/12/2023 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 51 hộ có lợn mắc bệnh với tổng số lợn bệnh là 774 trên tổng đàn 2.234 con tại 21 xã/08 huyện Cái Bè: 05 xã; Chợ Gạo: 04 xã; Châu Thành: 04 xã; thị xã Cai Lậy: 02 xã; Gò Công Tây: 02 xã, Tân Phước: 01 xã; Cai Lậy: 02 xã, Tân Phú Đông: 01 xã). Số lợn được tiêu hủy là 1.623 con, trọng lượng 74.745 kg (trong đó hộ cũ hủy 60 con, khối lượng 4.956 kg).
Bệnh viêm da nổi cục: trong tháng không ghi nhận. Tính từ ngày 14/12/2023 đến nay, ghi nhận tại 03 huyện/04 xã/04ấp/05 hộ với 05 con bò bệnh/tổng đàn 23 con.
Hình 2. Chăn nuôi tại thời điểm 01/4/2024
2. Lâm nghiệp:
Tổng diện tích rừng hiện có là 1.648,8 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng). Trong đó rừng phòng hộ: 1.321,7 ha (huyện Gò Công Đông: 380,3 ha; huyện Tân Phú Đông: 889,8 ha và huyện Tân Phước: 51,6 ha). Rừng sản xuất: 327,1 ha. Ước đến hết tháng 4/2024, trồng mới được 01 ngàn cây phân tán. Nâng tổng số cây phân tán trồng được 2,8 ngàn cây các loại, tăng 37,6% so với cùng kỳ.
3. Thủy hải sản:
Diện tích nuôi thủy sản các loại trong tháng đạt 1.213 ha, tăng 0,5% so cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi đạt 10.746 ha, đạt 73,1% kế hoạch, tăng 1,8% so cùng kỳ;
trong đó: diện tích nuôi cá đạt 3.043 ha giảm 1,1%, diện tích nuôi tôm đạt 4.495 ha, tăng 0,7%; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.208 ha, tăng 6,2% so với cùng kỳ.
Sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng đạt 23.046 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng, sản lượng thu hoạch đạt 79.265 tấn, đạt 25,1% kế hoạch, tăng 0,7% so cùng kỳ;
trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 50.271 tấn, tăng 0,9%; sản lượng khai thác 28.994 tấn, tăng 0,4%.
II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 giảm 0,82% so với tháng trước, một số ngành sản xuất công nghiệp có chỉ số giảm như: sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 35,19%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 18,08%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 15,52%; sản xuất thiết bị điện giảm 11,35%; dệt giảm 10,35%...
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 năm 2024 tăng 8,42% so cùng kỳ, do một số ngành sản xuất công nghiệp tăng cao như: sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 96,12%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 80,79%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 34,74%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 27,43%; Sản xuất thiết bị điện tăng 21,83%;... Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024 tăng 6,30% so cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,34%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 29,46%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,85%.
Hình 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất sản phẩm trong 4 tháng so cùng kỳ như sau:
- Có 30/50 sản phẩm tăng so cùng kỳ: thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 133,7%; dịch vụ sản xuất thiết bị điện chiếu sáng tăng 118,1%; dây thép không gỉ tăng 86,2%; thùng chứa, bể và các loại đồ chứa tương tự dung tích trên 300 lít bằng plastic tăng 68,4%; bánh làm từ bột khác bảo quản được tăng 62,6%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 39%; phi lê đông lạnh tăng 38,8%; giấy vệ sinh tăng 25,5%; giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hay tăng 21,5%; thanh, que bằng thép hợp kim rỗng tăng 17,2%; điện thương phẩm tăng 14%; nước uống được tăng 13%; bia đóng lon tăng 7,6%; thức ăn cho gia súc tăng 3,5%; thức ăn cho thủy sản tăng 3,4%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 2,5%; giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 1,2%; giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 1,1%;
- Có 20/50 sản phẩm giảm so cùng kỳ: màn bằng vải khác giảm 90,4%; các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 56,9%; cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục giảm 27,3%; các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác giảm 23,9%; phân vi sinh giảm 21,1%; túi xách giảm 17,8%; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 17%; bia đóng chai giảm 14,3%; đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 10,7%; bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 10,1%; ống và ống dẫn bằng đồng giảm 4,4%; bóng thể thao khác giảm 4%; thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên giảm 2,6%;…
* Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:
- Chỉ số tiêu thụ tháng 4/2024 so với tháng trước giảm 0,64% và tăng 1,38% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ đầu năm đến cuối tháng 4/2024 tăng 2,05%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 19,03%, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 6,18%; sản xuất đồ uống tăng 2,74%, trong đó sản xuất bia tăng 2,74%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 27,7%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 67,53%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 30,62%; sản xuất thiết bị điện tăng 18,22%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện…tăng 91,37%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: dệt giảm 30,63%; sản xuất trang phục giảm 21%; sản xuất da giảm 10,91%, trong đó sản xuất giày dép giảm 8,92%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 24,3%; sản xuất kim loại giảm 6,32%;...
- Chỉ số tồn kho tháng 4/2024 so với tháng trước tăng 8,63% và so với cùng kỳ tăng 26,32%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 79%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản tăng 93,06%; sản xuất da tăng 15,95%, trong đó sản xuất giày dép tăng 22,24%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 2,18%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 61,4%; sản xuất kim loại tăng 15,86%; chế biến, chế tạo khác tăng 64,55%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 64,55%;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ như: dệt giảm 62,38%, trong đó sản xuất sợi giảm 33,96%; sản xuất trang phục giảm 42,23%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn giảm 52,52%; sản xuất thiết bị điện giảm 44,98%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 45,55%;…
III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG
Để thực hiện tốt kế hoạch và phát huy hiệu quả vốn đầu tư công năm 2024.
Ngày 08/12/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 40/NQ-HĐND về kế hoạch đầu tư công tỉnh Tiền Giang năm 2024.
Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động quản lý, điều hành, phân bổ vốn cho các công trình cấp thiết chưa có danh mục công trình cụ thể trong Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí cho các công trình phục vụ các tiêu chí nông thôn mới, ứng phó biến đổi khí hậu, thanh toán khối lượng hoàn thành công trình, dự án... theo tình hình thực tế phát sinh; được phép điều chỉnh, điều chuyển vốn giữa các công trình có giá trị khối lượng thực hiện và giải ngân thấp, sang công trình hoàn thành hoặc có giá trị khối lượng thực hiện cao trong từng nguồn vốn đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, để giải ngân tốt kế hoạch đầu tư công năm 2024. Ngoài ra còn tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các công trình chuyển tiếp, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ, đấu thầu đưa vào chuẩn bị khởi động xây dựng các công trình mới, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công kịp thời, đây là nguồn lực quan trọng để khôi phục kinh tế xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2024.
Ngày 24/3/2024, Tỉnh tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư. Tại Hội nghị, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, Chủ trương nghiên cứu dự án cho 10 dự án đầu tư. Đồng thời, tỉnh Tiền Giang cũng đã giới thiệu 40 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư thuộc các lĩnh vực như: Phát triển đô thị, khu dân cư (13 dự án); thương mại, dịch vụ, du lịch (7 dự án); công nghiệp (12 dự án); kết cấu hạ tầng: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (5 dự án) và nông nghiệp (3 dự án).Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 472 tỷ đồng, giảm 4,8% so cùng kỳ. Bốn tháng đầu năm 2024 thực hiện 1.262 tỷ đồng, đạt 25,4% kế hoạch, tăng 3,4% so cùng kỳ. Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương nâng cao trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng công trình và đẩy mạnh huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.050 tỷ đồng, đạt 27% kế hoạch, tăng 4,8% so cùng kỳ, chiếm 83,2% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 236 tỷ đồng, bằng 64,1% so cùng kỳ, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 518 tỷ đồng, tăng 42,9% so cùng kỳ...
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 183 tỷ đồng, đạt 19,8% kế hoạch, tăng 1,4% so cùng kỳ, chiếm 14,5% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 67 tỷ đồng, giảm 7,3% so cùng kỳ...
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 29 tỷ đồng, đạt 18,6% kế hoạch, bằng 76% so cùng kỳ, chiếm 2,3% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 8 tỷ đồng, bằng 44,8% so cùng kỳ...
Hình 4. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý - 4 tháng đầu năm 2024
IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ
1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:
Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 7.396 tỷ đồng, tăng 1,1% so tháng trước và tăng 8,7% so cùng kỳ, trong tháng hoạt động thương mại diễn ra ổn định, lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường dồi dào, đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, nhất là dịp nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, dịp Lễ kỷ niệm chiến thắng 30/4 giải phóng miền Nam và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024. Nhiều hoạt động hội chợ, triển lãm dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4/2024 trên địa bàn tỉnh nhân dịp Lễ sẽ góp phần làm sôi động thị trường mua sắm, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Bốn tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 29.517 tỷ đồng, đạt 33,2% kế hoạch, tăng 10,3% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 22.794 tỷ đồng, tăng 9,7%; lưu trú 121 tỷ đồng, tăng 22,8%; ăn uống 2.878 tỷ đồng, tăng 31%; du lịch lữ hành 78 tỷ đồng, tăng 39,2%; dịch vụ tiêu dùng khác 3.646 tỷ đồng, tăng 0,2% so cùng kỳ.
Hình 5. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh trong tháng như: Triển khai thực hiện: Mô hình chợ an toàn thực phẩm năm 2024 (đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương, đề xuất chợ Phú Quý - TX Cai Lậy và chợ xã Tân Phú - huyện Tân Phú Đông); Thực hiện chương trình bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 và Thành lập Hiệp hội Sầu riêng (đang thực hiện các bước thành lập theo quy định); Tổ chức xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2023; các hoạt động hưởng ứng ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 do Bộ Công Thương phát động.
2. Xuất - Nhập khẩu: (Theo báo cáo Sở Công Thương)
a. Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước thực hiện 480 triệu USD, tăng 3,5% so cùng kỳ. Bốn tháng ước xuất khẩu 1.861 triệu USD, đạt 37,2% kế hoạch, tăng 17% so cùng kỳ;
trong đó: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 88,5% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
2. Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4/2024 ước 290 triệu USD, tăng 0,5% so tháng trước. Bốn tháng, kim ngạch nhập khẩu ước 1.057 triệu USD, đạt 42,3% kế hoạch, tăng 13,4% so cùng kỳ;
trong đó: doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 4,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 95,5% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu trong tháng các mặt hàng như: kim loại thường khác (kể cả nguyên liệu đồng) chiếm 37,4%; sắt thép các loại chiếm 13,2%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày, túi xách chiếm 13,8%; vải nguyên liệu chiếm 6,6%,…
3. Chỉ số giá:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 04/2024 tăng 0,63% (thành thị tăng 0,47%, nông thôn tăng 0,66%) so tháng 3/2024, tăng 5,07% so tháng 4/2023. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024 tăng 4,19% so cùng kỳ năm trước. So với tháng 03/2024, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 09 nhóm có chỉ số giá tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,95% (trong đó: thực phẩm tăng 1,2%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,04% và lương thực giảm 0,31%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,16%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,33%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,23%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,1%; giao thông tăng 2,31%; văn hoá, giải trí, du lịch tăng 0,13% và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,13%. Có 01 nhóm giảm: nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Riêng nhóm giáo dục chỉ số giá ổn định.
4. Du lịch:
Ước tính khách du lịch đến trong tháng 4/2024 được 127,1 ngàn lượt khách, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 4,9% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 48 ngàn lượt khách, tăng 4,6% so tháng trước.
Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 4 đạt 1.606 tỷ đồng,chiếm 21,7% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, giảm 4,5% so tháng trước và tăng 3,9% so cùng kỳ. Trong tháng có các ngày nghỉ Lễ như Giỗ Tổ mùng 10/3, dịp Lễ kỷ niệm chiến thắng giải phóng miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, bên cạnh đó năm nay số ngày nghĩ dài cùng với thời tiết mát hơn tháng trước thuận lợi cho người dân đi tham quan và du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 479,8 ngàn lượt khách, đạt 30,2% kế hoạch, tăng 10,3% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 172 ngàn lượt khách, đạt 31,3% kế hoạch, tăng 27,6% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 6.723 tỷ đồng, tăng 12,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 42,8%, ước đạt 2.878 tỷ đồng, tăng 32,6%, lưu trú đạt 121 tỷ đồng, tăng 27,7% so cùng kỳ...
5. Vận tải:
Trong tháng tiếp tục duy trì hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải trên địa bàn tỉnh: Tổ chức kiểm tra, giám sát các bến xe, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải. Triển khai kế hoạch quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, trật tự trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; tăng cường quản lý các bến, bãi đỗ xe, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông; thường xuyên kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nhằm khắc phục kịp thời các hư hỏng, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông phục vụ nhu cầu vận chuyển, đi lại của người dân.
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 238 tỷ đồng, tăng 4,9% so tháng trước và tăng 7,8% so cùng kỳ. Bốn tháng thực hiện 914 tỷ đồng, tăng 18,1% so cùng kỳ;
trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 251 tỷ đồng, tăng 21,5%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 574 tỷ đồng, tăng 18,2% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 385 tỷ đồng, tăng 19,8%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 441 tỷ đồng, tăng 18,7 %; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 88 tỷ đồng, tăng 9,1% so cùng kỳ.
Vận tải hành khách trong tháng đạt 1.598 ngàn hành khách, tăng 7,4% so tháng trước và tăng 7,6% so cùng kỳ; luân chuyển 46.657 ngàn hành khách.km, tăng 18,3% so tháng trước và tăng 9,1% so cùng kỳ. Bốn tháng, vận chuyển 5.986 ngàn hành khách, tăng 11,4% so cùng kỳ; luân chuyển 153.427 ngàn hành khách.km, tăng 24,8% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 2.347 ngàn hành khách, tăng 20,7% và luân chuyển 149.295 ngàn hành khách.km, tăng 25,4% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 3.639 ngàn hành khách,tăng 6,2% và luân chuyển 4.132 ngàn hành khách.km, tăng 6,3% so cùng kỳ.
Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.466 ngàn tấn, tăng 4,7% so tháng trước và tăng 7% so cùng kỳ; luân chuyển 282.559 ngàn tấn.km, tăng 5,8% so tháng trước và tăng 5,7% so cùng kỳ. Bốn tháng, vận tải 5.604 ngàn tấn hàng hóa, tăng 14,6% so cùng kỳ; luân chuyển 1.004.971 ngàn tấn.km, tăng 15,3% so cùng kỳ;
trong đó: vận tải đường bộ 806 ngàn tấn, tăng 10,4% và luân chuyển 141.179 ngàn tấn.km, tăng 9,9% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 4.798 ngàn tấn, tăng 15,4% và luân chuyển 863.792 ngàn tấn.km, tăng 16,3% so cùng kỳ.
* Công tác quản lý phương tiện giao thông:
Trong tháng đăng ký mới 3.603 chiếc mô tô xe máy, 163 chiếc ô tô, 04 chiếc xe đạp điện và xe khác 04 chiếc. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.508.070 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.448.051 chiếc, 57.127 xe ô tô, 161 xe ba bánh, 490 xe đạp điện và, 928 xe khác và 1.309 xe lam.
6. Bưu chính viễn thông:
Doanh thu trong tháng 4/2024 đạt 313 tỷ đồng, tăng 0,26% so với tháng trước;
trong đó: doanh thu bưu chính đạt 28 tỷ đồng,tăng 1,1% và viễn thông 286 tỷ đồng, tăng 0,18% so tháng trước
. Bốn tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.245 tỷ đồng, tăng 4,48% so cùng kỳ;
trong đó: doanh thu bưu chính đạt 109 tỷ đồng, tăng 5,3% và viễn thông 1.136 tỷ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ. Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng ước đến cuối tháng 4 năm 2024 là 131.440 thuê bao. Thuê bao điện thoại bình quân đạt 7,34 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Tổng số thuê bao Internet trên mạng ước tính đến cuối tháng 4 năm 2024 là 392.473 thuê bao. Mật độ Internet bình quân ước đạt 21.92 thuê bao/100 dân. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển ổn định; không ngừng đầu tư nâng cấp phát triển mạng lưới, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để duy trì tốc độ phát triển. Nhờ đa dạng các loại hình dịch vụ, đã góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển dịch vụ ra khu vực nông thôn. Thông tin liên lạc luôn thông suốt, kịp thời; chất lượng nhận chuyển thư từ, báo chí, bưu phẩm … được thực hiện đảm bảo chất lượng và thời gian giao nhận.
V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1. Tài chính:
Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 4.145 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 891 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 238 tỷ đồng. Bốn tháng, thu 11.785 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 4.312 tỷ đồng, đạt 49% dự toán và tăng 25,6% so cùng kỳ; thu nội địa 4.221 tỷ đồng, đạt 49,5% dự toán, tăng 26% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.206 tỷ đồng, đạt 58% dự toán, tăng 24,8% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 853 tỷ đồng, đạt 70,5% dự toán, tăng 86,1% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 909 tỷ đồng, đạt 49,7% dự toán, tăng 29% so cùng kỳ...
Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.280 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 450 tỷ đồng. Bốn tháng, chi 5.692 tỷ đồng, đạt 39,4% dự toán, giảm 2,6% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.915 tỷ đồng, đạt 39,2% dự toán, giảm 9,9% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 2.376 tỷ đồng, đạt 28,5% dự toán và tăng 13,6% so cùng kỳ.
2. Ngân hàng:
Mặt bằng lãi suất cho vay trên địa bàn ổn định, các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lãi suất, phí cho vay nhất là trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Cắt giảm chi phí hoạt động để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Đến cuối tháng 3/2024;
lãi suất huy động tại hầu hết các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn giảm từ 0,4%-1,3%/năm so với cuối năm 2023. Lãi suất huy động ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây, từ 6,1%/năm trở xuống đối với tất cả các kỳ hạn. Không chỉ lãi suất kỳ hạn ngắn giảm mà lãi suất kỳ hạn dài cũng được điều chỉnh giảm, phổ biến từ mức trên 3% đến 4%/năm, thấp nhất là 1,5%/năm đối với tiền gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng và cao nhất ở mức 6,1%/năm đối với kỳ hạn 13 tháng. Lãi suất cho vay chuyển biến theo chiều hướng tích cực, sát với chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo điều hành về lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực về lãi suất, góp phần hỗ trợ khách hàng sản xuất kinh doanh. Cho vay ngắn hạn, dư nợ có mức lãi suất trên 9%/năm đều giảm tỷ trọng so với cuối năm 2023. Phần lớn dư nợ (74,30%) tập trung ở mức lãi suất trên 4%-9%/năm, tăng 11,50%; dư nợ ngắn hạn VNĐ (80,99%) tập trung ở mức lãi suất từ 9%/năm trở xuống. Cho vay trung và dài hạn mức lãi suất trên 11%/năm đều giảm tỷ trọng so với cuối năm 2023. Có sự chuyển dịch từ dư nợ tập trung phần lớn ở mức lãi suất trên 11% -13%/năm vào cuối năm 2023 sang mức trên 9%-11%/năm chiếm 49,3%. Dư nợ trung dài hạn VNĐ tập trung ở mức lãi suất từ 11%/năm trở xuống chiếm 69,5%.
Tổng dư nợ huy động toàn tỉnh đến cuối tháng 3 đạt 97.374 tỷ đồng, tăng 492 tỷ, tăng 0,5% so với cuối năm 2023. Ước đến cuối tháng 4/2024, dư nợ toàn tỉnh thực hiện 99.682 tỷ đồng, tăng 2.800 tỷ, tỷ lệ tăng 2,9% so với cuối năm 2023. Tổng dư nợ cho vay đạt 99.009 tỷ đồng, tăng 1.705 tỷ, tăng 1,8% so với cuối năm 2023, tăng thấp hơn 3,1 % so cùng kỳ năm trước (tháng 3/2023 tăng trưởng dư nợ là 4,8%). Ước đến cuối tháng 4/2024 tín dụng toàn tỉnh thực hiện 99.221 tỷ đồng, tăng 1.917 tỷ, tỷ lệ tăng 1,97%.
Nợ xấu:cuối tháng 3/2024, nợ xấu nội bảng là 1.829 tỷ đồng, tỷ lệ 1,9%, tăng 0,2% so với cuối năm 2023. Cơ cấu các nhóm nợ so với cuối năm 2023 như: Nhóm 3: 274 tỷ, chiếm 14,9% trên tổng dư nợ; Nhóm 4: 484 tỷ, chiếm 26,4%; Nhóm 5: 1.067 tỷ, chiếm 58,3% tổng dư nợ. Ước đến cuối tháng 4/2024, nợ xấu là 1.824 tỷ đồng, tỷ lệ 1,8%, tăng 0,2% so với cuối năm 2023.
Quỹ tín dụng nhân dân:đến cuối tháng 03/2024, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.631 tỷ đồng, tăng 85 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,6% so cuối năm 2023. Cơ cấu vốn như: vốn điều lệ đạt 76 tỷ đồng tăng 8,7%; vốn huy động đạt 1.444 tỷ đồng, tăng 8,5%. Đến hết tháng 3/2024 hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cho vay 2.594 lược thành viên. Nợ xấu là 5,1 tỷ đồng, chiếm 0,4%/ tổng dư nợ, tăng 0,1% so với cuối năm 2023.
VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trong tháng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh Tiền Giang năm 2024-2025 (Công văn số 1592/UBND-KT ngày 21/3/2024). Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện 02 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; kiểm tra tiến độ thực hiện 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh; nghiệm thu kết thúc 02 nhiệm vụ KH&CN (01 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở); nghiệm thu giai đoạn 03 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.
Đến tháng 04/2024, quyết định triển khai 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; công nhận 03 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; tổ chức họp Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện 05 nhiệm vụ KH&CN (04 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở); nghiệm thu kết thúc 02 nhiệm vụ KH&CN (01 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở); kiểm tra tiến độ thực hiện 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; nghiệm thu giai đoạn 09 nhiệm vụ KH&CN (07 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở); gia hạn 03 nhiệm vụ KH&CN (01 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở).
VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động việc làm:
Trong tháng, thực hiện tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 2.359 lượt lao động, bằng 64,6% so với cùng kỳ, đạt 11,8% kế hoạch;
trong đó: tư vấn nghề cho 63 lao động; tư vấn việc làm 272 lao động; tư vấn việc làm cho lao động thất nghiệp cho 1.968 lao động; tư vấn Pháp luật lao động và tư vấn khác cho 56 lao động.
Giới thiệu việc làm cho 241 lượt lao động, đạt 68,5% so với cùng kỳ,
trong đó có 36 lao động có được việc làm ổn định.
Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 70 lượt lao động, bằng 63,6% so với cùng kỳ; có 04 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 33,3% so với cùng kỳ; có 46 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, qua các thị trường: Nhật Bản có 35 lao động, Hàn Quốc có 01 lao động, Đài Loan có 9 lao động và Hồng Kông có 01 lao động, tương đương so với cùng kỳ, đạt 11,5% kế hoạch.
Trợ cấp thất nghiệp trong tháng, ghi nhận 2.549 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 8% so với cùng kỳ; có 1.521 lao động được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 27,3% với tổng số tiền 36,5 tỷ đồng.
2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:
Trong tháng, thực hiện các chế độ ưu đãi cho người có công như: lập quyết định trợ cấp 01 lần cho thân nhân thờ cúng liệt sĩ và chuyển thờ cúng 143 hồ sơ; người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg: 01 trường hợp; trợ cấp mai táng phí: 66 trường hợp; trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ tàn tật: 08 trường hợp; cấp giấy chứng nhận và trợ cấp cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: 04 trường hợp…
3. Hoạt động giáo dục:
Trong tháng 4 năm 2024, hoạt động giáo dục và đào tạo đã triển khai theo kế hoạch đã đề ra, tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dạy và học:
Triển khai Khảo sát chính thức TALIS (Chương trình Đánh giá quốc tế về Dạy và Học) năm 2024 tại các trường THCS Xuân Diệu, THCS Bảo Định, THCS Mai Thị Út, THCS và THPT Đoàn Trần Nghiệp do OECD tổ chức tại Việt Nam.
Triển khai Khảo sát chính thức SEA-PLM (Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Khu vực Đông Nam Á) năm 2024 tại các trường Tiểu học Lê Quý Đôn và Tiểu học Thái Sanh Hạnh do SEAMEO tổ chức tại Việt Nam.
Công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THCS khóa ngày 27/3/2024 và tổ chức phúc khảo bài thi.
Triển khai bộ Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và hướng dẫn tổ chức luyện thi thử trực tuyến tốt nghiệp THPT năm 2024.
4. Hoạt động y tế:
Hoạt động y tế đảm bảo tốt chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong tháng có 07 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ, có 06 bệnh tăng (Bệnh do liên cầu lợn ở người, Lao phổi, Quai bị, Tay – chân – miệng, Uốn ván khác, Viêm gan vi rút B); 06 bệnh giảm (Sốt xuất huyết Dengue, Thủy đậu, Tiêu chảy, Viêm gan vi rút C, Viêm não vi rút khác, Covid-19); 32 bệnh tương đương và không xảy ra ca mắc.
Ghi nhận 01 ca bệnh cúm A(H9) tại huyện Châu Thành và đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam, các cơ quan chức năng đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh này.
Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết trong tháng ghi nhận 110 ca mắc, cộng dồn số ca mắc 560 ca, giảm 60% so với cùng kỳ, không có tử vong do sốt xuất huyết.
Phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh tính đến nay, ghi nhận 6.900 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; 1.338 người tử vong do AIDS.
Hoạt động khám chữa bệnh trong tháng so với cùng kỳ: khám bệnh 401.417 lượt người, giảm 2,5%; điều trị nội trú 18.419 lượt người, tăng 8,6%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân tính trong tháng 4 đạt 82,1%.
5. Hoạt động văn hóa - thể thao:
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Trung tâm Văn hóa tỉnh tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên với kết quả đạt 01 Huy chương Vàng, 02 Huy chương Bạc và 01 Giấy khen cho cá nhân. Phục vụ nhạc nước các buổi tối thứ sáu, thứ bảy hàng tuần với 16 suất thu hút khoảng 2.400 lượt người xem.
Hoạt động thư viện: Thư viện tỉnh trưng bày sách chuyên đề kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024). Thư viện tỉnh đã phục vụ được 23.418 lượt bạn đọc với 30.011 lượt sách báo lưu hành với các thể loại: Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật, sách báo thiếu nhi và báo, tạp chí các loại.
Hoạt động bảo tàng: ngày 17-4, tại Bảo tàng Tiền Giang, tổ chức Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch năm 2024, tổng hợp hình ảnh, hiện vật trưng bày các chuyên đề phục vụ Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024, Lễ giỗ Quốc Tổ được tỉnh Tiền Giang duy trì hằng năm nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thể hiện lòng thành kính đối với các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước; đồng thời, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay. Khảo sát viết lý lịch tài liệu 03 di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận gồm: Đình Dương Hòa, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước; Bia lưu niệm kháng chiến chống Mỹ, xã Mỹ Phước (nay là thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước) và Chùa Bà Kết (chùa Long Phan), xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo. Trưng bày cố định các chuyên đề phục vụ khách tham quan. Trong tháng 4 năm 2024, Bảo tàng và các di tích trực thuộc đón tiếp 22.703 lượt khách tham quan.
Hoạt động thể dục, thể thao:
Ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 36 - 2024; kế hoạch tổ chức Tổ chức Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2024; chương trình phối hợp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao trong trường học.
Tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh lần thứ XI năm học 2023 - 2024; tổ chức giải Bóng đá Vô địch U17 quốc gia và giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2024. Tham dự giải Vô địch KickBoxing quốc gia, kết quả đạt 01 huy chương Bạc và 03 huy chương Đồng; giải Điền kinh Cúp tốc độ Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đạt 01 huy chương Bạc và 02 Huy chương Đồng.
6. Tình hình trật tự an toàn xã hội
(theo báo cáo ngành Công an):
Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong tháng được đảm bảo. Tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 76 vụ, tăng 11 vụ so với tháng 3/2024, tăng 03 vụ so với tháng 4/2023, chết 01 người, bị thương 19 người, tài sản thiệt hại khoảng 2,4 tỷ đồng; ghi nhận chủ yếu là hành vi cố ý gây thương tích và chiếm đoạt tài sản… Điều tra khám phá 67 vụ (đạt 88,2%), bắt xử lý 109 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 186 triệu đồng.
Phát hiện, xử lý 19 vụ, 23 đối tượng phạm tội về ma túy, xử lý vi phạm hành chính 108 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
7. Trật tự an toàn giao thông (theo báo cáo ngành Công an):
Tai nạn giao thông đường bộ: tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 20 vụ, giảm 19 vụ so tháng trước và giảm 02 vụ so cùng kỳ; làm chết 14 người giảm 11 người so tháng trước và giảm 03 người so cùng kỳ; bị thương 14 người giảm 06 người so tháng trước và tăng 01 người so cùng kỳ. Nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay là 83 vụ, tăng 12 vụ so cùng kỳ; làm chết 58 người, tăng 09 người so cùng kỳ; bị thương 40 người, giảm 03 người so cùng kỳ.
Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: uống rượu say, điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vược ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…
Tai nạn giao thông đường thủy: trong tháng xảy ra 01 vụ, tăng 01 vụ so tháng trước và tăng 01 vụ so cùng kỳ; làm 01 người chết; không có người bị thương và thiệt hại tài sản 200 triệu đồng. Tổng số vụ từ đầu năm đến nay 01 vụ tăng 01 vụ so cùng kỳ; 01 người chết, tăng 01 người chết và không có người bị thương tương đương so cùng kỳ.
8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai:
Cháy, nổ: ghi nhận 02 vụ cháy, tương đương so cùng kỳ (cháy cơ sở sản xuất cám và cháy cơ sở thu mua phế liệu); nguyên nhân do sự số hệ thống, thiết bị điện 01 vụ và đang điều tra 01 vụ. Từ đầu năm đến nay, xảy ra 17 vụ cháy, tăng 13 vụ so cùng kỳ, thiệt hại tài sản khoảng 3 tỷ đồng.
Môi trường: trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ vi phạm môi trường, giảm 01 vụ với tổng số tiền đã xử phạt là 44 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, ghi nhận 04 vụ vi phạm môi trường, giảm 01 vụ vi phạm so cùng kỳ với tổng số tiền đã xử phạt khoảng 143 triệu đồng.
Thiên tai: trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt ở huyện Tân Phú Đông. Tính chung 4 tháng, xảy ra 01 vụ xâm nhập mặn; 01 cơn lốc xoáy trên địa bàn tỉnh, làm 09 căn nhà bị tốc mái, làm 261 cây ăn trái bị đổ ngã và làm 142 tấn trái cây bị rụng hư. Ước tổng giá trị thiệt hại gần 3 tỷ đồng.
Tập tin : web_solieu_uoc T4-2024.xlsx
Tin khác