Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 01 năm 2023
Tháng 01/2023 trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi nổi, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội được thực hiện trong điều kiện kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển sau dịch bệnh Covid-19. Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức triển khai kế hoạch năm 2023 và đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng địa phương; chủ động phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, chủ động nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân; tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách và nhân dân vui xuân đoán Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Kết quả thực hiện ở các lĩnh vực cụ thể như sau:
I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
1. Nông nghiệp
Cây lương thực có hạt:
trong tháng gieo trồng 11.540 ha giảm 2,6% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 3.981 tấn, tăng 12,1% so cùng kỳ.
- Cây lúa:
vụ Đông Xuân gieo trồng 48.202 ha, đạt 101,7% so kế hoạch của vụ, giảm 2% so cùng kỳ, diện tích gieo trồng giảm hầu hết ở các huyện. Lúa đang trong giai đoạn phát triển tốt, với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan về công tác phòng, chống dịch bệnh, nông dân thực hiện tốt việc gieo sạ đồng loạt, nên chủ động phòng trừ rầy nâu, dịch mũi hành, hạn chế tác hại của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, giúp giảm công lao động trong sản xuất.
- Cây ngô:
Trong tháng gieo trồng 302 ha, giảm 5,1% so cùng kỳ; thu hoạch 154 ha, giảm 1,3% so cùng kỳ; sản lượng 551 tấn, giảm 1,3% so cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 35,9 tạ/ha, tương đương so cùng kỳ.
Cây rau đậu các loại:
trong tháng gieo trồng 5.173 ha, tăng 0,8% so cùng kỳ; thu hoạch 4.998 ha, tăng 1,3% so cùng kỳ; sản lượng 105.811 tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ với năng suất bình quân đạt 211,7 tạ/ha, tăng 2,9% so cùng kỳ
(trong đó: rau các loại 5.162 ha, tăng 0,8% so cùng kỳ; thu hoạch 4.990 ha, tăng 1,3% với sản lượng 105.788 tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ; năng suất đạt 212 tạ/ha, tăng 2,9% so cùng kỳ) do tháng 01/2023 là thời gian gần Tết Nguyên đán Quý Mão nên nông dân tập trung chăm sóc rau màu để phục vụ cho dịp Tết cổ truyền.
Chăn nuôi: Ước tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh tại thời điểm 01/01/2023 như sau: đàn bò 124 ngàn con, giảm 1,4% so cùng kỳ; đàn lợn 295 ngàn con, tăng 5,7% so cùng kỳ; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,2 triệu con, giảm 0,5% so cùng kỳ. Đàn lợn tăng do dịch bệnh kiểm soát tốt, người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao và tăng chủ yếu ở các trang trại nuôi quy mô lớn. Đàn gia cầm giảm chủ yếu là đàn vịt giảm do giá thịt hơi thấp, giá thức ăn và giá con giống tăng.
Hình 1. Tình hình chăn nuôi tại thời điểm 01/01/2023
Tình hình dịch bệnh (Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang):
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trong tháng ghi nhận 01 trường hợp heo mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Cai Lậy với tổng số heo bệnh là 9 con trên tổng đàn 31 con. Số heo được tiêu hủy dưới sự giám sát của chính quyền địa phương là 31 con, khối lượng 1.079 kg.
2. Lâm nghiệp:
Tổng diện tích rừng ước thực hiện đến tháng 31/12/2022 là 1.788 ha (Không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng). Trong đó rừng phòng hộ: 1.382 ha (huyện Gò Công Đông: 430 ha; huyện Tân Phú Đông: 897 ha và huyện Tân Phước: 55 ha); Rừng sản xuất: 406 ha.
Ước tháng 01/2023 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 1,32 ngàn cây phân tán các loại tăng 29,4% so với cùng kỳ. Cây phân tán trồng chủ yếu trên những tuyến đường đi và trụ sở cơ quan xã để ra mắt nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại Huyện Cái Bè, TX Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây.
3. Thủy hải sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng một năm 2023 đạt 6.359 ha, đạt 43,1% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ; bao gồm: diện tích nuôi cá đạt 2.571 ha, giảm 0,7% so cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 768 ha, tăng 2,4% so cùng kỳ; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.020 ha tương đương so cùng kỳ.
Sản lượng thủy sản tháng một năm 2023 đạt 20.325 tấn, tăng 1,2% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng từ nuôi 10.792 tấn, tăng 0,6% so cùng kỳ (tôm đạt 256 tấn, tăng 4,4% so cùng kỳ và thủy sản khác: nghêu, sò, ếch,... đạt 1.550 tấn, tăng 3,3% so cùng kỳ. Sản lượng khai thác 9.533 tấn, tăng 2% so cùng kỳ (trong đó sản lượng cá đạt 7.989 tấn, tăng 1,6% so cùng kỳ; sản lượng tôm 197 tấn, tăng 3,8%; sản lượng thủy sản khác 1.347 tấn: chủ yếu là mực, ruốc…, tăng 4% so cùng kỳ) các tàu cá đang tích cực đánh bắt để đảm bảo cung ứng sản phẩm cho dịp Tết Nguyên đán.
II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2023 giảm 4,4% so với tháng 12/2022 (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,1% và sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,9%;) và so cùng kỳ tăng 3,16% (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,36%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,26%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 25,83%).
Hình 2. Chỉ số sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất sản phẩm trong tháng so cùng kỳ như sau:
Có 22/40 sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ: Thiết bị dùng cho dàn giáo, ván khuôn, vật chống hoặc cột trụ chống hầm lò bằng sắt, thép, nhôm tăng 376,9%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 185,2%; Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 177,7%; Giấy vệ sinh tăng 86%; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền tăng 85%; Phân vi sinh tăng 64,8%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 44,7%; Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người tăng 35,1%; Nước uống được tăng 28,4%; Tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 26,9%; Bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 4,6%; Thức ăn cho thủy sản tăng 4,6%; Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục tăng 2%;…
Có 18/40 sản phẩm có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ: Phanh và trợ lực phanh giảm 100%; Các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 96,7%; Thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng giảm 79,3%; Túi xách giảm 44,4%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 41,5%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm giảm 41,4%; Bia đóng lon giảm 39,3%; Màn bằng vải khác giảm 17,9%; Bia đóng chai giảm 14,3%; Thức ăn cho gia súc giảm 12,9%; Phi lê đông lạnh giảm 11,2%; Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo giảm 7,9%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế giảm 4,9%; …
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 01/2023 so với tháng trước giảm 0,36%, (trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,68%; doanh nghiệp nhà nước tăng 0,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,39%) và tăng 20,2% so cùng kỳ, (trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 23,72%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 7,41%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,55%). Chia theo ngành công nghiệp, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng 20,2%, (trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 20,65%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,11%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 1,24%).
* Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:
- Chỉ số tiêu thụ tháng 01/2023 so với tháng trước giảm 2,25% và giảm 10,32% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 13,4%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 28,91%; dệt giảm 20,43%, trong đó sản xuất hàng may sẵn giảm 26,21%; sản xuất trang phục giảm 72,24%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 25,51%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất đồ uống tăng 16,73%, trong đó sản xuất bia tăng 16,73%; sản xuất da tăng 17,04%, trong đó sản xuất giày dép tăng 51,69%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 25,65%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 92,31%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu bằng gấp 2,1 lần; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 6,62%; sản xuất kim loại tăng 4,35%...
- Chỉ số tồn kho tháng 01/2023 so với tháng trước tăng 10,48% và so với cùng kỳ tăng 51,14%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 25,08%, trong đó chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản tăng 25,46%; dệt tăng 65,28%, trong đó sản xuất hàng may sẵn tăng 45,71%; sản xuất trang phục tăng 92,34%; sản xuất da tăng 38,03%, trong đó sản xuất giày dép tăng 50%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu bằng gấp 5,1 lần; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 90,76%; sản xuất kim loại tăng 69,19%; sản xuất thiết bị điện tăng 75,16%, trong đó sản xuất mô tơ điện tăng 75,07%; chế biến, chế tạo khác tăng 65,1%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 65,1% … Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ là: sản xuất đồ uống giảm 100%, trong đó sản xuất bia giảm 100%; chế biến gỗ giảm 100%; sản xuất giấy giảm 92,35%;…
* Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu - cụm công nghiệp:
- Khu công nghiệp:
đến nay tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất quy hoạch là 2.083,5 ha, trong đó có 3 khu: KCN Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang, đang hoạt động với diện tích 816 ha, chiếm 39,2% diện tích quy hoạch KCN. Trong tháng 01, Ban Quản lý các khu công nghiệp không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, điều chỉnh 02 giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có 01 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm là 15,8 triệu USD). Đến nay tổng số dự án tại các khu công nghiệp là 110 dự án (
trong đó có 82 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.432 triệu USD và 4.646 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 525,51 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 69,8% diện tích đất cho thuê.
- Cụm công nghiệp:
trên địa bàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch; trong đó có 5 cụm công nghiệp (CCN) đã mời gọi được nhà đầu tư gồm: CCN Trung An, Tân Mỹ Chánh, An Thạnh, Song Thuận, Gia Thuận 1 đã hoàn thành đầu tư hạ tầng, đang hoạt động ổn định. Trong tháng không thu hút dự án đầu tư mới. Tổng số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp hiện nay là 79 dự án (
trong đó: có 6 dự án đầu tư nước ngoài)
với tổng vốn đầu tư 150,3 triệu USD và 2.306,2 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 88,7 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 73,6% diện tích đất cho thuê.
III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG
Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng 190 tỷ đồng, đạt 3,6% kế hoạch, tăng 1,6% so cùng kỳ. Trong tháng thực hiện chủ yếu các công tình chuyển tiếp, các công tình mới chưa thực hiện.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 153 tỷ đồng, đạt 3,52% kế hoạch, tăng 1,9% so cùng kỳ, chiếm 81% tổng số;
trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 38 tỷ đồng, tăng 8,6%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 60 tỷ đồng,giảm 1,7% so cùng kỳ...
Các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để đưa vào sử dụng phục vụ đi lại vận chuyển hàng hóa dịp tết Nguyên đán.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 32 tỷ đồng, đạt 5,9% kế hoạch, tăng 0,3% so cùng kỳ, chiếm 16,8% tổng số;
trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 9,7 tỷ đồng, tăng 0,9% so cùng kỳ... Ban quản lý dự án huyện tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để đưa vào sử dụng phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa trong dịp Tết.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 4,3 tỷ đồng, đạt 1,2% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ, chiếm 2,2% tổng số;
trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 1,1 tỷ đồng, tăng 1% so cùng kỳ... Các Ban quản lý công trình xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn phân cấp để thực hiện các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng phục vụ địa phương. Trong đó, ưu tiên bố trí các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực giao thông, phòng, chống thiên tai, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế và xây dựng nông thôn mới.
Hình 3. Cơ cấu vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 01 năm 2023
IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ
1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện 7.187 tỷ đồng, tăng 10,2% so tháng trước và tăng 7,1% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 5.964 tỷ đồng, tăng 4,4%; lưu trú 6,9 tỷ đồng tăng 1,1 lần ; ăn uống 480 tỷ đồng, tăng 30,6%; du lịch lữ hành 8,3 tỷ đồng, tăng 7,6 lần; dịch vụ tiêu dùng khác 728 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Hình 4. Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
* Về việc dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết
Tháng 01/2023 trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 nên tình hình lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi nhộn nhịp hơn. Để góp phần đảm bảo cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu và bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND ngày 11/11/2022 về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; trong đó có 09 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia, tổng trị giá hàng hóa dự trữ, cung ứng của các doanh nghiệp trên 450 tỷ đồng; trong đó, các mặt hàng thiết yếu gồm gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, thịt gia súc, gia cầm tổng trị giá trên 120 tỷ đồng và có 03 doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu vay vốn để thực hiện việc dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu với số tiền ưu đãi trên 25 tỷ đồng từ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Công tác chuẩn bị hàng hoá đã được triển khai ra các đơn vị thực hiện như: Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phường 1 TP. Mỹ Tho, Công ty TNHH Tiền Giang - Sài Gòn (Siêu thị Co.op Mart Mỹ Tho), Chi nhánh Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Co.opmart Cai Lậy), Chi nhánh Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Co.opmart Gò Công), Chi nhánh Công ty TNHH EB Tân Phú tại Mỹ Tho, Công ty TNHH TM XNK Hữu Thành Phát, Công ty Lương Thực Tiền Giang, Hợp tác xã Vĩnh Kim đảm bảo đủ nguồn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh vào dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó tổ chức Phiên chợ Hàng Việt về nông thôn năm 2023 (đợt 1) từ ngày 12/01-15/01/2023 tại xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông.
Thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang khá sôi động động, các mặt hàng phục vụ Tết phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm, thưởng thức, biếu tặng của người dân trong dịp Tết. Nhìn chung, từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày Mùng 4 Tết tình hình thị trường, giá cả hàng hóa - dịch vụ trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định; chưa phát hiện trường hợp tăng giá đột biến hoặc khan hiếm hàng hóa.
Ngành Công Thương thực hiện 05 cuộc thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm. Kết quả: không phát hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, phối hợp với các huyện, thành, thị thực hiện kiểm tra tại 10 cơ sở sản xuất thực phẩm
(gồm: rượu, bia, bánh, mứt,…). Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; tổ chức kiểm tra đối với 100 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo,…), đồ chơi trẻ em, quần áo, giày dép, hàng điện tử, điện lạnh, kim khí điện máy; kết quả: 87/100 vụ, đạt 87% so kế hoạch, phát hiện vi phạm 86 vụ, xử lý 73 vụ (08 vụ cũ năm 2022), thu phạt 50triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 68 triệu đồng. Hành vi vi phạm gồm: không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật đối với mặt hàng điện tử, quần áo may sẵn, bánh kẹo, nước giải khát, dầu ăn,…
2. Xuất - Nhập khẩu:
a. Xuất khẩu:
Trong bối cảnh nền kinh tế có thể phải đối mặt với lạm phát và thực trạng suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm, có thể tác động bất lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng. Vấn đề là doanh nghiệp phải tận dụng tốt khoảng thời gian này để chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động sản xuất, củng cố lại vấn đề tài chính, chi phí sản xuất một cách tối ưu và đồng thời là có thể là nâng cao chất lượng sản phẩm để phục hồi trong giai đoạn sắp tới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 218 triệu USD, đạt 5,6% kế hoạch, giảm 26% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 42 triệu USD, giảm 16,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 172 triệu USD, giảm 29,4% so cùng kỳ.Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 01/2023 như: kim loại thường khác và sản phẩm (kể cả ống đồng) xuất 85 triệu USD, giảm 12,6%; giày dép các loại 38 triệu USD, giảm 21,2%... so cùng kỳ.
b. Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 01/2023 là 160 triệu USD, đạt 7% kế hoạch, giảm 2,3% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 6 triệu USD, giảm 29,1%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 154 triệu USD, giảm 0,9% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 01/2023 chủ yếu các mặt hàng như: sắt thép các loại 4 triệu USD, giảm 20,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 18 triệu USD, giảm 58,1%; vải các loại 8 triệu USD, giảm 62,6%; kim loại thường khác 123 triệu USD, tăng 96,1%... so cùng kỳ.
3. Chỉ số giá:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2023 tăng 0,68% so tháng 12/2022, (thành thị tăng 0,66%, nông thôn tăng 0,69%); tăng 3,73% so cùng kỳ. Để phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp tết của người dân, UBND Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện công tác dự trữ hàng hóa, kiểm dịch chặt các mặt hàng gia cầm, an toàn thực phẩm… thực hiện tốt việc bình ổn giá phục vụ Tết Nguyên đán quý mão năm 2023, đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị lượng hàng hóa dự trữ phục vụ Tết nhất là các mặt hàng bình ổn giá đã góp phần quan trọng trong cuộc bình ổn giá; đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán. Tại hầu hết các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở kinh doanh, hàng hóa đã tăng đáng kể với sự đa dạng trong chủng loại, phong phú về mẫu mã, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân.
So với tháng12/2022, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 09 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,94% (trong đó: lương thực tăng 0,69%, thực phẩm tăng 0,91%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,16%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,58%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,64%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,37%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,34%; giao thông tăng 1,26%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,61% và hàng hóa, dịch vụ khác tăng 1,64%. Riêng nhóm thuốc, dịch vụ y tế và nhóm Giáo dục chỉ số giá ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2023 tăng so tháng 12/2022 do:
- Nhu cầu tiêu dùng gạo tẻ ngon, gạo nếp cuối năm tăng cao, tác động đến giá gạo bán lẻ thị trường nội địa tháng này tăng 0,71%, đóng góp vào mức tăng CPI chung của tháng 01/2023 khoảng 0,03 điểm phần trăm.
- Hiện nay nhu cầu tiêu dùng thịt lợn vào thời điểm cuối năm tăng, dẫn đến giá thịt lợn tháng 01/2023 tăng 0,39%, góp phần làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm. Theo đó, giá thịt bò, thịt gia cầm tươi sống, thịt chế biến, thủy hải sản tươi sống và thuỷ sản chế biến (tôm khô, mực khô) tăng... dẫn đến nhóm thực phẩm tăng 0,91%, đóng góp vào mức tăng CPI chung của tháng 01/2023 khoảng 0,19 điểm phân trăm.
- Giá xăng dầu điều chỉnh tăng vào ngày 01/01 và ngày 11/01/2023, trong đó: giá xăng A95-III tăng 1.450 đồng/lít, giá xăng E5 sinh học tăng 1.380 đồng/lít, giá dầu diezen 0,05S tăng 30 đồng/lít so với tháng trước, tác động chỉ số giá xăng dầu trong tháng tăng 2,26%, đóng góp vào CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm.
- Nhu cầu sửa chữa nhà cửa vào dịp cuối năm tăng lên, dẫn đến giá dịch vụ sửa chữa nhà ở trong tháng tăng 1,68%. Cùng với đó, hàng năm vào tháng 01 là thời điểm đáo hạn và ký kết lại hợp đồng mới cho thuê nhà ở, dẫn đến giá tăng 1,18% so với tháng trước.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giảm so với tháng trước như:
- Giá gas trong tháng 01/2023 giảm 3,64% vào ngày 01/01/2023; giá dầu hoả giảm 2,09% vào ngày 01/01; 11/01/2023.
- Hiện đang vào mùa Đông, nhu cầu sử dụng nước và điện sinh hoạt giảm, dẫn đến giá giảm lần lượt là: 0,16% và 0,34% so với tháng trước.
Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 01/2023 tăng 0,54% so tháng 12/2022; giá bình quân tháng 01/2023 là 5.437 ngàn đồng/chỉ, giảm 71 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.
Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 01/2023 giảm 2,01% so tháng 12/2022, giá bình quân 23.681 đồng/USD, tăng 494 đồng/USD so cùng kỳ.
Ước chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2023 giảm từ 0,15% đến 0,3% so tháng 12/2022, do tháng Giêng (AL) là tháng ăn chay nên sức tiêu thụ một số mặt hàng thực phẩm tươi sống giảm như: thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm...
* Tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
Thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần sôi động. Lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phong phú, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đủ sức cung ứng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết. Đặc biệt, các mặt hàng sản xuất trong nước chiếm hơn 90% và được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thực phẩm tươi sống, gà, vịt, cá...và các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu, lương thực ổn định và có xu hướng tăng nhẹ.
Vào những ngày từ 25 đến 27/12 âm lịch nhịp độ mua sắm ở các chợ bắt đầu sôi động hơn so với những ngày trước, sức mua tăng từ 15% - 20% so với ngày thường, đến ngày 29 và 30/12 âm lịch sức mua giảm, chủ yếu vẫn là các mặt hàng thiết yếu thịt, rau củ. Đa số các tiểu thương bắt đầu hoạt động buôn bán lại vào mùng 2, 3 Tết Quý Mão; giá cả hàng hóa tại các chợ tương đối ổn định. Mùng 4 tết các điểm bán hàng bình ổn bán trở lại, giá ổn định, đảm bảo thấp hơn thị trường khoảng 5%.
Lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phong phú, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đủ sức cung ứng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết và chưa có hiện tượng đột biến giá xảy ra trong những ngày cận Tết, các mặt hàng tham gia bình ổn giá đảm bảo thấp hơn giá thị trường từ 3% - 5%. Giá lương thực, thực phẩm tại các gian hàng tham gia bình ổn theo Kế hoạch số 344/KH-UBND ngày 11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vẫn giữ ổn định, một số điểm bán hàng áp dụng hình thức khuyến mãi tặng sản phẩm hoặc giảm giá từ 10% - 15% so với giá đăng ký.
- Giá hàng lương thực, thực phẩm
+ Lương thực: Giá các loại lương thực thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, gạo tẻ thường dao động từ 12.000 đồng/kg - 14.000 đồng/kg; gạo thơm, gạo tẻ ngon dao động từ 16.000 đồng/kg - 25.000 đồng/kg; gạo nếp dao động với mức giá từ 18.000 đồng/kg - 26.000 đồng/kg (tùy khu vực và loại gạo).
+ Thực phẩm: Giá các loại thực phẩm có xu hướng tăng nhẹ, như: lạp xưởng Visan 260.000 đồng/kg; tôm khô loại 1 dao động từ 500.000 đồng/kg -1.200.000 đồng/kg; thịt lợn nạc đùi từ 90.000 đồng/kg - 100.000 đồng/kg; thịt heo ba rọi từ 120.000 đồng/kg - 140.000 đồng/kg; giò lụa từ 215.000 đồng/kg; thịt bò đùi, bò filet từ 290.000 đồng/kg, giò bò từ 300.000 đồng/kg (tùy khu vực). Giá gà tăng nhẹ, giá gà ta còn sống dao động ở mức 110.000 đồng/kg -130.000 đồng/kg, giá gà công nghiệp làm sẵn từ 80.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg.
+ Rau tươi: Do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào nên đa số các loại rau xanh phục vụ Tết giá ổn định.
+ Giá các loại trái cây tương đối ổn định so với cùng kỳ năm 2022; vào những ngày 28 đến 29/12 âm lịch giá trái cây tăng nhẹ, riêng giá dưa hấu giảm mạnh.
+ Giá bánh mứt: giá bánh, mứt ổn định theo mức giá đang diễn ra trong năm, không có sự biến động mạnh.
+ Giá bia, nước giải khát các loại: Tết năm nay giá bia, nước giải khát các loại giá nước uống giá ổn định không có sự biến động mạnh..
- Giá các loại hoa, kiểng
Giá các loại hoa dao động ở mức 50.000 đồng/cây - 2.000.000 đồng/cây tùy loại cây và kích cỡ. Giá các loại hoa tăng nhẹ so với năm 2022, số lượng hoa về chợ nhiều. Giá hoa vạn thọ loại thấp cây: từ 120.000 đồng/cặp - 180.000 đồng/cặp, loại cây cao: từ 150.000 đồng/chậu - 250.000 đồng/chậu, hoa cúc từ 250.000 đồng/cặp - 400.000 đồng/cặp tùy chiều cao và số lượng cây trong chậu. Giá các loại hoa chưng tết giảm mạnh từ ngày 29/12 âm lịch.
- Giá dịch vụ giữ xe, giá vé xe khách
+ Giá dịch vụ giữ xe: giá dịch vụ giữ xe tại các chợ, hội chợ hoa xuân hiện tượng tăng giá từ 2 đến 5 lần so với quy định khá phổ biến. Đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, thành phố, thị xã đã tiến hành kiểm tra, nhắc nhở, lập biên bản và xử phạt theo quy định.
+ Giá cước vận tải đường bộ: theo bảng kê khai giá của các đơn vị kinh doanh vận tải do Sở Giao thông Vận tải tiếp nhận văn bản kê khai giá, các đơn vị phụ thu 40% giá cước cơ bản đi từ Tiền Giang đến Bến xe Miền Tây và ngược lại để bù đắp chi phí xe rỗng chạy từ Tiền Giang đi TP. Hồ Chí Minh trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 thời gian từ 18/01/2023 (nhằm ngày 27/12 âm lịch) đến ngày 23/01/2023 (nhằm ngày mùng 02/01 âm lịch) tại đầu Bến xe miền Tây, từ ngày 24/01/2023 (nhằm ngày mùng 03/01 âm lịch) đến ngày 27/01/2023 (nhằm ngày mùng 06/01 âm lịch) tại đầu Bến xe Tiền Giang.
4. Du lịch:
Trong tháng là thời điểm tết Nguyên đán nên các hoạt động diễn biến nhộn nhịp hơn, hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đều tăng so tháng trước. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng đạt 1.223 tỷ đồng, tăng 13,2% so tháng trước và tăng 22,4% so cùng kỳ. Phân theo nhóm ngành hàng: doanh thu ăn uống 480 tỷ đồng, tăng 6%; doanh thu lưu trú 6,9 tỷ đồng, tăng 4%; doanh thu du lịch lữ hành 8,3 tỷ đồng, tăng 7,3% và dịch vụ tiêu dùng khác 728 tỷ đồng, tăng 18,7% so tháng trước. Khách du lịch đến trong tháng 01/2023 ước tính 97,8 ngàn lượt khách, tăng 5,5% so tháng trước và tăng 2,6 lần so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 2,6 ngàn lượt khách, tăng 5,5% so tháng trước và tăng 2,9 lần so cùng kỳ.
5. Vận tải:
Hiện nay tình hình hoạt động của các tuyến xe cố định trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì thông thoáng, đặc biệt các chủ cơ sở kinh doanh vận tải tự giác chấp hành tốt nội qui bến bãi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm, đồng thời góp phần hạn chế chống ùn tắc giao thông trong dịp Tết Nguyên đán năm Quý Mão. Cùng với việc tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được thông xe từ tháng 4/2022, đã giúp người dân đi tuyến đường từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây qua địa bàn tỉnh Tiền Giang được thông thoáng, phần nào giúp hạn chế ùn tắc trên Quốc lộ 1A so với Tết Nguyên đán các năm trước. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 213 tỷ đồng, tăng 6,2% so tháng trước và tăng 61,7% so cùng kỳ;
trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 53 tỷ đồng, tăng 85,3%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 138 tỷ đồng, tăng 56,7% so cùng kỳ.
Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 99 tỷ đồng, tăng 63,7%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 92 tỷ đồng, tăng 52,9%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 21,7 tỷ đồng, tăng 45,8% so cùng kỳ.
Vận tải hành khách trong tháng đạt 3.266 ngàn hành khách, tăng 11,2% so tháng trước và tăng 49% so cùng kỳ; luân chuyển 62.421 ngàn hành khách.km, tăng 14% so tháng trước và tăng 1,3 lần so cùng kỳ;
trong đó: vận tải đường bộ 1.700 ngàn hành khách, tăng 1,1 lần và luân chuyển 60.509 ngàn hành khách.km, tăng 1,4 lần so cùng kỳ; vận tải đường thủy 1.566 ngàn hành khách, tăng 12,6% và luân chuyển 1.912 ngàn hành khách.km, tăng 29,3% so cùng kỳ.
Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.380 ngàn tấn, tăng 10,5% so tháng trước và tăng 61,5% so cùng kỳ; luân chuyển 184.987 ngàn tấn.km, tăng 12,7% so tháng trước và tăng 66,6% so cùng kỳ;
trong đó: vận tải đường bộ 294 ngàn tấn, tăng 50,9% và luân chuyển 31.433 ngàn tấn.km, tăng 51,2% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 1.086 ngàn tấn, tăng 64,7% và luân chuyển 153.554 ngàn tấn.km, tăng 70,1% so cùng kỳ.
* Công tác quản lý phương tiện giao thông:
Trong tháng đăng ký mới 4.422 chiếc mô tô xe máy, 370 chiếc ô tô, 07 chiếc xe đạp điện và xe khác 06 chiếc. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.438.603 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.390.540 chiếc, 47.021 xe ô tô, 153 xe ba bánh, 327 xe đạp điện và 562 xe khác.
6. Bưu chính viễn thông:
Doanh thu trong tháng 01/2023 đạt 291 tỷ đồng, tăng 0,1% so tháng trước và tăng 12,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 30 tỷ đồng, tăng 19,9% và viễn thông 261 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì, phát triển ổn định, không ngừng đầu tư nâng cấp phát triển mạng lưới, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để duy trì tốc độ phát triển.
Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 01/2023 là 121.860 thuê bao, thuê bao điện thoại bình quân đạt 6,87 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 01/2023 là 357.689 thuê bao, mật độ Internet bình quân ước đạt 20,18 thuê bao/100 dân.
V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1. Tài chính:
Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng ước thực hiện 1.417 tỷ đồng, tăng 2,2% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 980 tỷ đồng, đạt 9,5% dự toán, tăng 13,3% so cùng kỳ; thu nội địa 970 tỷ đồng, đạt 9,8% dự toán, tăng 13,3% so cùng kỳ
(trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 300 tỷ đồng, đạt 9,2% dự toán, tăng 35,2% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 170 tỷ đồng, đạt 14,8% dự toán, tăng 23,1% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 200 tỷ đồng, đạt 11,1% dự toán, tăng 24,1% so cùng kỳ...).
Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.670 tỷ đồng, đạt 11,8% dự toán, tăng 43,8% so cùng kỳ;
trong đó: chi đầu tư phát triển 1.100 tỷ đồng, đạt 20,8% dự toán, tăng 2,6 lần so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 545 tỷ đồng, đạt 7,1% dự toán và bằng 66,7% so cùng kỳ.
2. Ngân hàng:
Mặt bằng lãi suất ổn định tạo điều kiện phát triển kinh tế. Đến cuối tháng 12/2022: Lãi suất huy động tối đa bằng VND, đối với tiền gửi không kỳ 0,2%/năm hạn, kỳ hạn dưới 1 tháng; 4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng áp dụng cho Ngân hàng thương mại, 4,5%/năm áp dụng cho quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính việt nam; đối với ngắn hạn phổ biến ở mức trên 5,5-9%/năm, đối với trung dài hạn trên 11-13%/năm.
Đến cuối tháng 12/2022, vốn huy động đạt 87.735 tỷ đồng, tăng 8.246 tỷ, tăng 10,37% so với cuối năm 2021, đạt 100,2% kế hoạch. Ước tính đến cuối tháng 01/2023, nguồn vốn huy động đạt 88.797 tỷ đồng, tăng 1,32% so với cuối năm 2022.
Đến cuối tháng 12/2022, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 86.024 tỷ đồng, tăng 19,66%, so cuối năm 2021, đạt 104,96% kế hoạch. Ước tính đến cuối tháng 01/2023, tổng dư nợ đạt 87.314 tỷ, tăng 1,50% so với cuối năm 2022
Nợ xấu: cuối tháng 12/2022 số dư là 593 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 069%, giảm 0,36% so với cuối năm 2021. Ước đến cuối tháng 01/2023, nợ xấu là 585 tỷ, giảm 8 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 0,67%, giảm 0,02% so với cuối năm 2022.
Quỹ tín dụng nhân dân:
đến cuối tháng 12/2022, tổng nguồn vốn huy động 1.381 tỷ đồng, tăng 126 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,1% so với đầu năm, trong đó vốn huy động tăng 8,08%, chiếm tỷ trọng 87% trong tổng nguồn vốn hoạt động; đáp ứng nhu cầu vốn cho 11.545 lượt thành viên vay vốn trong năm. Tổng dư nợ cho vay 1.038 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18,33% so với đầu năm. Nợ xấu là 7 tỷ đồng, tăng 3,4 tỷ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,68% và tăng 0,27%% so với đầu năm.
VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trong tháng, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ triển khai 04 nhiệm vụ KH&CN
(02 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở); quyết định công nhận 04 nhiện vụ KH&CN (02 cấp tỉnh, 02 cơ sở); gia hạn thời gian thực hiện 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định dừng triển khai đề tài cấp tỉnh (Nghiên cứu chiết xuất cao định chuẩn từ lá mãng cầu xiêm (annona muricata) thu hái ở tỉnh Tiền Giang định hướng sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động việc làm:
Thực hiện tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 1.660 lượt lao động, đạt 61% so với cùng kỳ; trong đó tư vấn nghề cho 219 lượt lao động, tư vấn việc làm 138 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 1.244 lượt lao động thất nghiệp, tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 59 lượt lao động. Giới thiệu việc làm cho 123 lượt lao động, tăng 1,7% so cùng kỳ, trong đó có 36 lao động có được việc làm ổn định, đạt 42,9% so cùng kỳ.
Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 54 lượt lao động, giảm 6,9% so cùng kỳ; có 02 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 02 lao động so cùng kỳ; có 37 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường: Nhật Bản 30 lao động, Đài Loan 06 lao động, nước khác 01 lao động.
Tiếp nhận 1.165 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, đạt 38,3% so cùng kỳ; có 923 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đạt 45% so với cùng kỳ, với tổng số tiền chi trả 17,2 tỷ đồng, đạt 44,4% so cùng kỳ.
Tình hình thực hiện chế độ tiền lương năm 2022 và kế hoạch thưởng Tết năm 2023 đối với người lao động của các doanh nghiệp:
Qua số liệu báo cáo của 65 doanh nghiệp với 97.565 lao động đang làm việc (trong đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI là 85.044 lao động, chiếm tỷ 87%), tiền lương thực trả bình quân năm 2022 (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định pháp luật lao động) là 8,062 triệu đồng/người/tháng, tăng 19,01 % so với năm 2021 (năm 2021 thống kê báo cáo của 50 doanh nghiệp với 75.146 lao động, tiền lương thực trả bình quân là 6,774 triệu đồng/người/tháng). Trong đó mức lương bình quân năm 2022 (không bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) là 6,209 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,8% so với năm 2021.
Mức thưởng Tết Dương lịch năm 2023: Qua thống kê số liệu của 26 doanh nghiệp với 18.054 lao động, mức thưởng bình quân là 1.145 triệu đồng/người.
Mức thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023: Qua thống kê số liệu của 63 doanh nghiệp với 97.129 lao động, mức tiền thưởng bình quân khoảng 7,638 triệu đồng/người (mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, qua thống kê 47 doanh nghiệp với 74.777 lao động, bình quân là 6.216 triệu đồng/người).
Nhìn chung tiền lương thực hiện và mức thưởng tết bình quân chung của các doanh nghiệp trong năm 2022 tăng so với năm 2021.
2. Chính sách xã hội:
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 04/01/2023 về việc tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà, trợ cấp cho người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, trẻ em mồ côi và gia đình có người tử vong do Covid-19 và thăm các cơ quan, đơn vị tập trung dịp Tết Quý Mão năm 2023.
Theo đó, người có công với cách mạng được nhận các mức quà tặng khác nhau tuỳ theo từng nhóm đối tượng. Nhóm được Chủ tịch Nước tặng quà với 02 mức quà tặng 600 ngàn đồng/người và mức quà 300 ngàn đồng/người; tỉnh hỗ trợ thêm cho nhóm này 300 ngàn đồng/người. Như vậy, người có công sẽ nhận mức quà 900 ngàn đồng/người hoặc 600 ngàn đồng/người. Đối với nhóm đối tượng người có công chưa được Chủ tịch Nước tặng quà, ngân sách tỉnh trợ cấp với mức 500 ngàn đồng/người, riêng các bệnh binh bị tâm thần trợ cấp 1.000 ngàn đồng/người.
- Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí cho 03 đơn vị xã hội tổ chức bữa cơm tất niên cho trại viên, học viên tập trung nuôi dưỡng và học tập ở các đơn vị này. Trợ cấp cho hộ nghèo theo kết quả điều tra hộ nghèo cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 500 ngàn đồng/hộ. Thăm, tặng quà cho người cao tuổi theo quy định, nhất là các cụ 90 tuổi và từ 100 tuổi trở lên.
- Tỉnh ủy cũng tổ chức 15 Đoàn do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến thăm đi thăm 80 hộ gia đình chính sách, 02 gia đình quân nhân đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa, nhà giàn DK1, 47 đơn vị tập trung; hộ nghèo, cụ từ 90 tuổi và từ 100 tuổi trở lên. Ngoài ra, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn kết hợp thăm tặng quà cán bộ nghỉ hưu nguyên là Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đơn vị Văn phòng Tỉnh ủy, UBND huyện, thành, thị; 100 hộ gia đình có người tử vong do Covid-19 từ nguồn kinh phí của Tỉnh ủy.
Kết quả tổ chức thăm tặng quà các đối tượng trong dịp Tết Quý Mão năm 2023 cụ thể như sau:
+ Tặng quà, trợ cấp cho người có công với cách mạng: nguồn từ Trung ương 38.318 người với 11.650,5 triệu đồng; nguồn địa phương 70.797 người với số tiền 27.780,9 triệu đồng.
+ Thăm gia đình chính sách và các đơn vị tập trung (nguồn kinh phí địa phương) với số tiền 69,5 triệu đồng.
+ Tổ chức bữa cơm cho trại viên, học viên tập trung nuôi dưỡng và học tập ở các đơn vị xã hội (nguồn kinh phí địa phương): 930 người, tổng số tiền: 114,5 triệu đồng.
+ Trợ cấp hộ nghèo (nguồn kinh phí địa phương): 6.433 hộ nghèo, số tiền 3.216,5 triệu đồng.
+ Tặng quà người cao tuổi (nguồn kinh phí địa phương): 2.087 người, tổng số tiền 2.700,9 triệu đồng.
+ Thăm, tặng quà cho trẻ mồ côi và gia đình có người tử vong do dịch bệnh Covid-19: 13 trẻ em và 539 người, tổng số tiền 1.091 triệu đồng.
3. Hoạt động y tế:
Bệnh truyền nhiễm trong tháng so cùng kỳ về số ca mắc ghi nhận trên địa bàn tỉnh: 07 bệnh tăng (Lao phổi, Sốt xuất huyết Dengue, Tay chân miệng, Thủy đậu, Tiêu chảy, Viêm gan vi rút B, Viêm gan vi rút C); 01 bệnh giảm (Covid - 19); 36 bệnh tương đương, không xảy ra ca mắc; Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết trong tháng ghi nhận 455 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, tăng gần 8 lần so với cùng kỳ; Phòng chống HIV/AIDS: Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 6.465 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS 1.283 người.
Công tác hoạt động khám chữa bệnh trong tháng so với cùng kỳ năm 2023 tổng số lần khám bệnh 326.946 lượt người, tăng 21,8%; tổng số người điều trị nội trú 13.225 lượt người, tăng 14,7%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 4,4%.
Một số công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lễ hội đầu năm 2023:
+ Phòng, chống dịch bệnh: Đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu; tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới; thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm kế hoạch đề ra theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Đảm bảo cán bộ trực 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết; Chuẩn bị, dự trữ đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu chống dịch khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
+ Khám, chữa bệnh: Rà soát, thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến hiệu quả, phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm điều kiện thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết trong hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa; đảm đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, ô xy y tế; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là cấp cứu tai nạn giao thông, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết.
+ An toàn thực phẩm: Phổ biến, tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán và Lễ hội Xuân năm 2023; Thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm; tập trung vào các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết và trong các lễ hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
* Chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão
Ngành Y tế đảm bảo tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Tổng số bệnh nhân đến khám và cấp cứu do tai nạn tại các cơ sở y tế là 1.418 trường hợp, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là 1.946 trường hợp, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm. Tình hình cung ứng thuốc khám chữa bệnh đảm bảo đầy đủ phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 được kiểm soát tốt
(ghi nhận 12 ca Covid-19 dương tính qua xét nghiệm PCR và test nhanh).
4. Hoạt động giáo dục:
Tổ chức tập huấn Vận dụng cách đánh giá PISA vào đổi mới đánh giá phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông cho cán bộ quản lý, giáo viên THPT, THCS; Tổ chức tập huấn công tác tự đánh giá cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tiền Giang vào ngày 09/12/2022; Thực hiện quy trình công nhận văn bằng của người học do Bộ Giáo dục Ontario, Canada cấp; Học sinh các cấp học nghỉ Tết 16/01/2023 (25 tháng chạp) đến hết ngày 29/01/2023 (mùng 9 tháng Giêng), ngày 30/01/2023 học sinh sẽ đi học trở lại.
5. Hoạt động văn hóa - thể thao:
Hoạt động bảo tàng: trưng bày cố định các chuyên đề phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh và rưng bày cố định các chuyên đề theo tiến trình lịch sử tại các di tích trực thuộc: Khảo cổ Gò Thành, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Chiến thắng Ấp Bắc, Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Hoàn thành hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt đối với khu di tích chiến thắng Ấp Bắc và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận. Trong tháng, Bảo tàng tỉnh và các di tích đã đón 52.152 lượt khách, trong đó có 40 nghìn lượt khách tham quan nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Tổ chức Hội thi Sử ca tỉnh Tiền Giang lần thứ I năm 2023, Hội thi Liên hoan Tuyên truyền ca khúc cách mạng tỉnh Tiền Giang gắn với kỷ niệm 60 năm Ngày Chiến thắng Ấp Bắc. Thực hiện 30 buổi biểu diễn văn nghệ; 24 buổi chiếu phim lưu động; 20 băng-rôn; 100 cờ phướn; 02 suất nhạc nước tại quảng trường Hùng Vương. Tập trung công tác tổ chức các hoạt động phục vụ Nhân dân dịp tết nguyên đán tại Trung tâm và quảng trường Hùng Vương.
Thư viện tỉnh: khai mạc Hội báo Xuân năm 2023 tại Thư viện tỉnh và tổ chức hội báo xuân tại trại giam Phước Hòa và trại giam Mỹ Phước. Trong tháng, Thư viện đã phục vụ được 24.492 lượt bạn đọc, với 42.210 lượt sách ra lưu hành với các thể loại: Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật, sách thiếu nhi các loại và báo - tạp chí các loại.
Tết Nguyên đán 2023 tỉnh tổ chức công trình trang trí đèn nghệ thuật và các cụm tiểu cảnh mừng Xuân Quý Mão 2023 tại Quảng trường Hùng Vương. Công trình được triển khai xây dựng với quy mô hơn 1.500 m2 hoa, với trên 15 chủng loại tạo nên bức tranh sắc màu lộng lẫy. Công trình trang trí đèn nghệ thuật và các cụm tiểu cảnh mừng Xuân Quý Mão 2023 tại Quảng trường Hùng Vương, UBND TP. Mỹ Tho tổ chức Chợ hoa Xuân với quy mô 450 lô. UBND TP. Mỹ Tho hỗ trợ lắp đặt mái che, hệ thống phun sương, đèn điện tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh hoa kiểng. Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, toàn tỉnh có 8 địa phương tổ chức bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa với 690 giàn gồm: TP. Mỹ Tho, TX. Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông. Các địa phương sử dụng kinh phí vận động xã hội hóa để tổ chức bắn pháo hoa.
Hoạt động Thể dục, Thể thao: Tổ chức thành công Hội thi thể thao dân tộc Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng Ấp Bắc vào ngày 27/12/2022 tại Khu Di tích Chiến thắng Ấp Bắc; Tổ chức thành công Giải Việt dã Báo Ấp Bắc tỉnh Tiền Giang lần thứ 38; Đoàn Thể thao Tiền Giang tham dự Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 tại Quảng Ninh với 13 môn, 113 người tham dự 86 nội dung thi đấu, kết quả đạt 05 HCV; 04 HCB; 16 HCĐ xếp hạng thứ 37/65 tỉnh thành ngành; Đội Rowing tham dự Giải Rowing Máy vô địch quốc gia năm 2022 từ ngày 25/12 – 28/12/2022 tại Tp Hồ Chí Minh, kết quả đạt 01 Huy chương Đồng.
* Hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân năm 2023
Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thành phố, thị xã và 172 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để thực hiện công tác trang trí, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động phục vụ Nhân dân dịp Tết. Một số địa phương hỗ trợ kinh phí hoặc vận động xã hội hóa để tăng quy mô, chất lượng các hoạt động, qua đó, đa dạng hóa các hoạt động để Nhân dân vui xuân đón tết.
Toàn tỉnh có 11/11 địa phương tổ chức hội xuân Quý Mão năm 2023; trong đó huyện Gò Công Tây đã kết thúc Hội Xuân Quý Mão năm 2023
(từ 12 đến 18 tháng Chạp)
và trang trí đèn nghệ thuật, tiểu cảnh, tuyên truyền cổ động trực quan tạo không khi vui tươi, phấn khởi để Nhân dân vui xuân đón Tết. Tổ chức phong phú các hoạt động vui xuân cấp xã, các hoạt động vui chơi, giải trí tại các thiết chế văn hóa, thể thao, trang trí cổng chào các ấp, khu phố… phát động nhân dân thực hiện tổng vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, treo cờ Tổ quốc tạo không khí vui tươi chào mừng năm mới. Riêng tại Quảng trường Hùng Vương, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chợ hoa được tổ chức từ ngày 17/01/2023 đến ngày 26/01/2023
(từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày mùng 5 Tết).
Tính đến 17 giờ, ngày mùng 4 Tết, có hơn 140 nghìn lượt Nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan các hoạt động tại quảng trường Hùng Vương, tăng 42% so với Tết Nhâm Dần năm 2022; đồng thời, giảm 38% so với Tết Canh Tý năm 2020 (năm gần nhất có hoạt động bắn pháo hoa tại quảng trường Hùng Vương).Toàn tỉnh có 08 địa phương thực hiện bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút đêm giao thừa với tổng số 690 giàn. Cụ thể: Huyện Cái Bè
(60 giàn), Huyện Cai Lậy (120 giàn), Huyện Tân Phước (90 giàn), Thành phố Mỹ Tho (90 giàn), Huyện Chợ Gạo (90 giàn), Huyện Gò Công Tây (60 giàn), Thị xã Gò Công (90 giàn) và Huyện Gò Công Đông (90 giàn), thu hút hàng trăm ngàn lượt Nhân dân tham dự.
Tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ chương trình Họp mặt Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng, Khai mạc đường hoa, chợ hoa xuân Quý Mão năm 2023; Họp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, tôn giáo tỉnh Tiền Giang; Họp mặt các tổ chức tôn giáo, dân tộc tiêu biểu… phục vụ công nhân các khu công nghiệp Tân Hương, Mỹ Tho, Long Giang... thu hút trên 26 ngàn lượt người tham dự. Trong đợt phục vụ Tết, tại các khu Hội Xuân của các huyện, thành, thị tổ chức trên 63 cuộc hội thi, liên hoan, hội thao đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức tổ chức như: tổ chức hội xuân, chợ hoa xuân, trang trí các cụm hoa nghệ thuật, tuyên truyền cổ động mừng Đảng, mừng Xuân; trưng bày sinh vật cảnh, tổ chức các hội thi bánh dân gian, hội thi ẩm thực, hội thi các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, nghệ thuật viết thư pháp, trưng bày triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của địa phương…
6. Tình hình an ninh trất tự và an toàn xã hội (Theo báo cáo của ngành Công an):
Tình hình an ninh trật tự trong tháng trên địa bàn tỉnh được đảm bảo, tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 82 vụ, giảm 16 vụ so với tháng 12/2022, tăng 04 vụ so với tháng 01/2022, chết 01 người, bị thương 10 người, tài sản thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng; khám phá 60 vụ (đạt 73,2%), bắt xử lý 102 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 514 triệu đồng.
Phát hiện, xử lý 13 vụ, 15 đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và xử lý vi phạm hành chính 01 vụ, 44 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 09 vụ, 07 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về kinh tế.
* Tình hình an ninh an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
Tội phạm trật tự xã hội ghi nhận 03 vụ (cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật và trộm cắp tài sản; không tăng, không giảm so với cùng kỳ năm 2022), bị thương 01 người, thiệt hại tài sản khoảng 09 triệu đồng; khám phá 03/03 vụ, bắt xử lý 07 đối tượng. Phát hiện, xử lý 02 vụ, 02 đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy; 12 tụ điểm, xử lý 58 đối tượng có hành vi cờ bạc, trong đó, đã triệt xóa 01 tụ điểm, xử lý 34 đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức đá gà ăn thua bằng tiền; tang vật tạm giữ 371 triệu đồng cùng nhiều tang vật có liên quan.
7. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo Ngành công an)
Giao thông đường bộ:
Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 23 vụ tăng 06 vụ so tháng trước và giảm 03 vụ so cùng kỳ, làm chết 11 người tăng 02 người so tháng trước và giảm 05 người so cùng kỳ, bị thương 19 người tăng 09 người so tháng trước và tăng 01 người so cùng kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vược ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…
Giao thông đường thủy:
Trong tháng không xảy ra tai nạn, tương đương tháng trước và giảm 01 vụ so cùng kỳ.
* Tình hình trật tự an toàn giao thông Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 (từ ngày 29 tháng Chạp đến Mùng 4 Tết)
Tình hình trật tự an toàn giao thông được bảo đảm; tuy nhiên, do lưu lượng phương tiện phương tiện tăng cao trong dịp tết nên xảy ra ùn ứ giao thông tại một số khu vực, nhất là trên tuyến Quốc lộ 60, đoạn qua cầu Rạch Miễu (đã bố trí 81 cuộc, 122 lượt cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ điều tiết giao thông). Duy trì bố trí 484 cuộc, 1.144 lượt cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và trong các giờ cao điểm, góp phần bảo đảm tốt trật tự an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm 2022. Tai nạn giao thông đường bộ ghi nhận 04 vụ (giảm 09 vụ - 69,2%), làm chết 03 người (giảm 07 người - 70%), bị thương 02 người (giảm 04 người - 66,7%).
8. Tình hình cháy nổ, môi trường:
Trong tháng 01/2022 cháy, nổ 01 vụ cháy kho để hàng hóa, thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. Lĩnh vực môi trường không ghi nhận vụ vi phạm nào trên địa bàn tỉnh, giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm trước.
* Tình hình cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão quý mão năm 2023
Triển khai các biện pháp công tác quản lý, sử dụng pháo, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong dịp Tết (chưa phát hiện trường hợp vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ trong dịp Tết). Làm tốt công tác tuyên tuyển, kiểm tra, bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy tại 08 điểm bắn pháo hoa, các điểm vui chơi, giải trí trong dịp Tết... Ghi nhận 01 vụ cháy kho để hàng hóa (đồ mủ, nhôm), thiệt hại khoảng 500 triệu đồng; nguyên nhân do bất cẩn trong sử dụng lửa (đốt rác cháy lan).
Tập tin : web_solieu_uoc T1-2023.xlsx
Tin khác