0273.3 872582 | tiengiang@gso.gov.vn
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tháng 02 năm 2024
  •   14/03/2024 05:45

Tháng 02/2024 trùng với thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức triển khai kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng địa phương; tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách và nhân dân vui xuân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đặc biệt quan tâm chỉ đạo chủ động trong phòng chống hạn mặn; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chủ động nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi nổi, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội được thực hiện trong điều kiện kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển. Kết quả thực hiện ở các lĩnh vực cụ thể như sau: I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1. Nông nghiệp  Tình hình xâm nhập mặn mùa khô 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm và cao hơn mùa khô năm 2022-2023, tương đương so mùa khô 2020-2021, thấp hơn, ít gay gắt hơn so với mùa khô 2015-2016. Tỉnh Tiền Giang đã chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, mặn từ sớm, từ xa, với tinh thần chủ động cao nhất để bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân.  Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 147 ha, sản lượng thu hoạch 204.145 tấn; ước đến 15/ 02/2024, gieo trồng được 45.799 ha, đạt 40,2% kế hoạch, giảm 6,7% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 209.427 tấn, giảm 2,5%; trong đó: cây lúa gieo trồng được 44.883 ha, đã thu hoạch 29.279 ha với sản lượng 207.047 tấn, năng suất thu hoạch bình quân 70,7 tạ/ ha.  - Cây lúa: vụ Đông Xuân 2023 - 2024 chính thức gieo trồng được 44.883 ha, đạt 100,4% kế hoạch, giảm 6,9% so cùng kỳ, tương đương giảm 3.319 ha, do năm 2023 nhuận tháng 2 làm cho khung thời vụ gieo cấy lúa đông xuân kết thúc sớm hơn so với các năm trước. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi 2.577,2 ha đất trồng lúa sang đất cây lâu năm, 659,3 ha trồng cây hàng năm khác, 57,9 ha đất phi nông nghiệp (xây dựng, cơ sở hạ tầng,..), 23,8 ha không sản xuất và một ha đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích gieo trồng giảm hầu hết ở các huyện, trong đó: huyện Cái Bè giảm 1.835 ha, huyện Cai Lậy 446,6 ha, huyện Châu Thành giảm 365,1 ha, huyện Gò Công Tây giảm 285,1 ha, TX. Gò Công giảm 142,4 ha, Gò Công Đông giảm 124,7 ha, TX. Cai Lậy giảm 72,9 ha, huyện Chợ Gạo 24,3 ha, huyện Tân Phước giảm 23,2 ha. Diện tích thu hoạch đạt 29.279 ha (chiếm 65,2% diện tích gieo trồng của vụ), sản lượng ước tính 207.047 tấn. Hình 1. Cây lương thực có hạt tính đến 15/02/2024 - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 147 ha, thu hoạch 180 ha với sản lượng 656 tấn. Đến nay gieo trồng được 916 ha, đạt 39,2% kế hoạch, tăng 0,7% so cùng kỳ (huyện Chợ Gạo trồng 401 ha chiếm 43,8% diện tích ngô toàn tỉnh); thu hoạch 652 ha, tăng 1,4%; năng suất bình quân 36,5 tạ/ha, tăng 0,3% với sản lượng bình quân 2.380 tấn, đạt 28,1% kế hoạch, tăng 1,7% so cùng kỳ. - Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 4.744 ha, thu hoạch 3.839 ha với sản lượng 82.562 tấn. Ước tính đến cuối tháng 02/2024 gieo trồng được 22.514 ha, đạt 41,1% kế hoạch (kế hoạch 54.780 ha), giảm 3,8% so cùng kỳ; thu hoạch 18.349 ha, giảm 2,6% so cùng kỳ với sản lượng 394.962 tấn, đạt 33% kế hoạch, giảm 1,5% so cùng kỳ; năng suất bình quân 215,2 tạ/ha, tăng 1,1% so cùng kỳ; trong đó: gieo trồng rau các loại 22.461 ha, giảm 3,8%; thu hoạch 18.324 ha, giảm 2,6% với sản lượng 394.886 tấn, giảm 1,5%; năng suất bình quân đạt 215,5 tạ/ha, tăng 1,1%. Chăn nuôi: ước tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh tại thời điểm 01/02/2024 như sau: đàn bò 120 nghìn con, giảm 3,2% so cùng kỳ; đàn lợn 293 nghìn con, tăng 0,1%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 16 triệu con, giảm 6,1%; đàn lợn tăng nhẹ so cùng kỳ; đàn bò giảm do thịt bò nhập khẩu chính ngạch ngày càng rẻ, lại phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhiều người làm chăn nuôi bò trở nên khó khăn, không thu hút người chăn nuôi đầu tư phát triển sản xuất; chăn nuôi gia cầm giảm do tiêu thụ chậm, sức mua thị trường giảm, hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến hộ chăn nuôi quyết định giảm đàn và ngừng chăn nuôi. Tình hình dịch bệnh (Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang): Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: trong tháng ghi nhận 11 hộ có lợn mắc bệnh với tổng số lợn bệnh là 116 con trên tổng đàn 318 con, số lợn bị tiêu hủy là 415 con khối lượng 14.837 kg, bao gồm hộ cũ và hộ mới. Từ ngày 14/12/2023 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 47 hộ có lợn mắc bệnh với tổng số lợn bệnh là 691 trên tổng đàn 1.960 con ở Cái Bè: 03 xã; Chợ Gạo: 04 xã; Châu Thành: 04 xã; thị xã Cai Lậy: 02 xã; Gò Công Tây: 02 xã, Tân Phước: 01 xã; Cai Lậy: 01 xã. Số lợn được tiêu hủy là 1.484 con, trọng lượng 71.370 kg, bao gồm hộ cũ và hộ mới. Bệnh viêm da nổi cục: trong tháng ghi nhận 04 trường hợp bò mắc bệnh tại huyện Gò Công Tây, Tân Phú đông và Chợ Gạo với 04 con bò bệnh/tổng đàn 16 con. Từ ngày 14/12/2023 đến nay, ghi nhận 05 con bò bệnh/tổng đàn 23 con. Hình 2. Chăn nuôi tại thời điểm 01/02/2024 2. Lâm nghiệp:Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh 1.660,8 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ 1.321,7 ha (huyện Gò Công Đông: 380,2 ha; huyện Tân Phú Đông: 889,8 ha và huyện Tân Phước: 51,7 ha), rừng sản xuất 339,1 ha.  Trong tháng, toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 0,4 ngàn cây phân tán. Từ đầu năm đến nay trồng được 1,5 ngàn cây, giảm 3,3% so cùng kỳ. Cây được trồng ven các tuyến đường đi của huyện, bờ kênh ở huyện Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây…  3. Thủy hải sản:  Diện tích nuôi thủy sản các loại trong tháng đạt 1.804 ha, tăng 0,3% so cùng kỳ. Tính chung 02 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 8.327 ha, đạt 56,7% kế hoạch, tăng 2,1% so cùng kỳ; trong đó: diện tích nuôi cá đạt 2.691 ha, giảm 1,3%; diện tích nuôi tôm đạt 2.428 ha, tăng 0,7%; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.208 ha, tăng 6,2% so cùng kỳ.  Sản lượng thủy sản trong tháng đạt 21.967 tấn. Sản lượng thu hoạch thủy sản 02 tháng đầu năm 2024 ước tính đạt 39.014 tấn, tăng 2,8%; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi đạt 23.967 tấn, tăng 1,5%; sản lượng khai thác đạt 15.047 tấn, tăng 5%.  II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02/2024 giảm 17,06% so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 17,76%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 25,5%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,78%) do tháng 2/2024 trùng vào dịp Tết Nguyên đán, có nhiều ngày nghỉ. Chỉ số công nghiệp tháng 02 giảm 6,66% so với cùng kỳ (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 7,03%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 5,48%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,75%).  Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng năm 2024 so cùng kỳ năm trước tăng 5,06% so với cùng kỳ, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,58%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,72%.Hình 3. Chỉ số sản xuất công nghiệpChỉ số sản xuất sản phẩm hai tháng so cùng kỳ như sau:  - Có 27/46 sản phẩm tăng so cùng kỳ: thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 93,7%; dây thép không gỉ tăng 68,6%; thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng tăng 62%; tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 57,1%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 47,7%; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền tăng 32,6%; giấy vệ sinh tăng 28,6%; phi lê đông lạnh tăng 28,3%; đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người tăng 27,5%; giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ bằng cao su hay plastic tăng 15%; thanh, que bằng thép hợp kim rỗng tăng 14,8%; thức ăn cho thủy sản tăng 14,1%; dịch vụ tiện các bộ phận kim loại tăng 8,8%; thức ăn cho gia súc tăng 8,6%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 7,1%; nước uống được tăng 3,8%; ống và ống dẫn bằng đồng tăng 2,2%;…  - Có 19/46 sản phẩm giảm so cùng kỳ: các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác giảm 55,4%; cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục giảm 41,1%; plastic dạng sợi monofilament có kích thước mặt cắt ngang bất kỳ trên 1mm dạng thanh, que và các dạng hình bằng plastic giảm 25,6%; túi xách giảm 20,7%; bia đóng chai giảm 20,7%; thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên giảm 16,9%; phân vi sinh giảm 15%; quả và hạt ướp lạnh giảm 5,7%; giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 3,7%; bóng thể thao khác giảm 2,8%; túi xách giảm 20,7%;…  * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:  - Chỉ số tiêu thụ tháng 02/2024 so với tháng trước giảm 13,52% và giảm 6,15% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hai tháng đầu năm 2024 tăng 2,93%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất đồ uống giảm 8,78%; dệt giảm 49,1%; sản xuất trang phục giảm 22,71%; sản xuất da giảm 15,68%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 55,43%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 19,08%;... Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,44%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 28,85%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 29,89%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 81,53%; sản xuất kim loại tăng 2,93%;…  - Chỉ số tồn kho tháng 02/2024 so với tháng trước giảm 2,49% và so với cùng kỳ tăng 44,25%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng so với cùng kỳ: sản xuất da tăng 7,87%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 11,65%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 21,91%; chế biến, chế tạo khác tăng 8,92%;… Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ: dệt giảm 90,85%; sản xuất trang phục giảm 28,4%; sản xuất kim loại giảm 14,32%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn giảm 44,25%; sản xuất thiết bị điện giảm 84,78%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 85,96%;…  III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG  Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng 02/2024 là 187 tỷ đồng, giảm 12,28% so cùng kỳ. Hai tháng đầu năm 2024 thực hiện 386 tỷ đồng, đạt 7,8% kế hoạch, giảm 3,31% so cùng kỳ.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 313 tỷ đồng, đạt 8,1% kế hoạch, giảm 4,6% so cùng kỳ, chiếm 81,3% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 76 tỷ đồng, giảm 14,9%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 154 tỷ đồng, tăng 19,1% so cùng kỳ...  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 63 tỷ đồng, đạt 6,8% kế hoạch, tăng 2,83% so cùng kỳ, chiếm 16,2% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 23 tỷ đồng, tăng 19,4% so cùng kỳ...  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 10 tỷ đồng, đạt 6,1% kế hoạch, tăng 0,3% so cùng kỳ, chiếm 2,5% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 1,9 tỷ đồng, giảm 6,5 % so cùng kỳ... Hình 4. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý – 2 tháng đầu năm 2024  IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ  1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:  Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 7.164 tỷ đồng, giảm 3,4% so tháng trước và tăng 8,9% so cùng kỳ. Hai tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 14.582 tỷ đồng, đạt 16,4% kế hoạch, tăng 9,7% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 11.166 tỷ đồng, tăng 9%; lưu trú 58 tỷ đồng, tăng 18,2%; ăn uống 1.439 tỷ đồng, tăng 26,1%; du lịch lữ hành 40 tỷ đồng, tăng 58,9%; dịch vụ tiêu dùng khác 1.880 tỷ đồng, tăng 2,8% so cùng kỳ. Hình 5. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng  * Về việc dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết  Tháng 02/2024 trùng vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 nên tình hình luân chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi nhộn nhịp hơn. Để góp phần đảm bảo cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu và bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 497/KH-UBND ngày 24/11/2023 về việc dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Có 08 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đăng ký tham gia dự trữ, cung ứng hàng hóa Tết, thời gian tham gia dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trong 60 ngày, từ ngày 11/01/2024 đến hết ngày 09/3/2024 (nhằm ngày 01 tháng 12 năm Quý Mão 2023 đến ngày 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024) với tổng trị giá hàng hóa, hàng hóa thiết yếu các doanh nghiệp thực hiện việc dự trữ, cung ứng hàng hoá trên 553 tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm 2023, trong đó hàng hóa thiết yếu hơn 136 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2023 và có 16 điểm bán hàng của 08 doanh nghiệp trên đăng ký tham gia.  Đến ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết), theo báo cáo của các đơn vị tham gia dự trữ hàng hóa thiết yếu, số lượng hàng hóa thiết yếu bán ra khoảng 90-100%. Các hàng hóa thiết yếu còn được bày bán rất nhiều ở chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bách hóa,… nguồn cung hàng hóa dồi dào, các mặt hàng phục vụ Tết phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm, thưởng thức, biếu tặng của người dân trong dịp Tết, không xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tăng giá đột biến đối với các mặt hàng phục vụ Tết.  2. Chỉ số giá:  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2024 tăng 1,05% (thành thị tăng 0,89%, nông thôn tăng 1,08%) so tháng 01/2024, tăng 4,24% so tháng 02/2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024 tăng 3,84% so cùng kỳ năm trước.  Tháng 02/2024 là thời điểm Tết Nguyên đán nên nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng làm cho chỉ số giá tăng theo, So với tháng 01/2024, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 09 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,94% (trong đó: lương thực tăng 1,49%, thực phẩm tăng 2,41%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,04%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,28%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,42%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,13%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; giao thông tăng 2,94%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15% và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,56%. Có 2 nhóm Bưu chính viễn thông và nhóm Giáo dục chỉ số giá ổn định.  Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 02/2024 tăng 1,64% so tháng trước, giá vàng bình quân 6.434 ngàn đồng/chỉ, tăng 992 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.  Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 02/2024 tăng 0,34% so tháng trước, giá bình quân 24.626 đồng/USD, tăng 904 đồng/USD so cùng kỳ.  * Tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024  Thị trường hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sôi động. Lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phong phú, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo cung ứng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết.  Được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng nhất là Quản lý thị trường, Quản lý chợ nên công tác quản lý, bình ổn giá trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đạt kết quả tốt. Các huyện, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho việc tuyên truyền niêm yết giá, bán theo giá niêm yết được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đã được sự hưởng ứng của hộ kinh doanh. Tuy nhiên giá dịch vụ giữ xe tại các chợ hiện tượng tăng giá từ 2 đến 5 lần so với quy định khá phổ biến. Đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, thành phố, thị xã đã tiến hành kiểm tra, nhắc nhở, lập biên bản và xử phạt theo quy định.   Thời điểm trước tết, nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm bán dịp Tết Nguyên đán tăng lên nhưng do thực hiện tốt kế hoạch bình ổn giá, các mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động lớn thị trường không có hiện tượng khan hàng, sốt giá do nguồn cung dồi dào.  Giai đoạn cận tết phục vụ cúng lễ ông Táo và những ngày sát Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên chủ yếu mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thực phẩm tươi sống, gà, vịt, cá…, giá cả tương đối ổn định, chỉ tăng ở một số mặt hàng như hoa tươi tăng 30%, trái cây, thịt heo, thịt gà tăng 10 - 15%, tăng so những ngày trước đó nhưng so cùng kỳ tăng không nhiều.  Trong Tết hầu như các hộ tiểu thương nghỉ tết nên ít có giao dịch mua bán mùng 1, mùng 2 Tết nên giá cả mặt hàng thiết yếu ổn định như trước Tết, những ngày nghỉ Tết tiếp theo giá cả tăng cục bộ đối với mặt hàng tươi sống tại một số chợ dân sinh.  - Giá hàng lương thực, thực phẩm tăng nhẹ so với những ngày trước tết.  + Lương thực: Giá các loại lương thực thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, giá gạo tẻ thường ở mức: 14.000 đồng/kg - 18.000 đồng/kg; gạo thơm, gạo tẻ ngon dao động từ 16.000 đồng/kg đến 25.000 đồng/kg; gạo nếp dao động với mức giá từ 18.000 đồng/kg đến 26.000 đồng/kg (tùy khu vực và loại gạo).  + Thực phẩm: Giá heo hơi địa phương hiện ở mức: 52.000 đồng/kg - 56.000 đồng/kg (tùy khu vực và loại heo); giá thịt tại các chợ, cụ thể ba rọi: 120.000 đồng/kg - 140.000 đồng/kg; giá thịt bò thăn: 240.000 đồng/kg - 270.000 đồng/kg; Giá lạp xưởng Visan 230.000 - 250.000 đồng/kg; Tôm khô loại 1 dao động từ 1.000.000 đồng/kg đến 1.200.000 đồng/kg; Giò lụa Vissan: 190.000 - 216.000 đồng/kg. Giá gà: gà ta còn sống 120.000 đồng/kg - 140.000 đồng/kg; Gà công nghiệp làm sẵn: 70.000 đồng/kg - 90.000 đồng/kg.  + Rau tươi: Bắp cải trắng 12.000 đồng/kg - 14.000 đồng/kg; Bí xanh 17.000 đồng/kg - 18.000 đồng/kg; Cà chua 15.000 đồng/kg - 20.000 đồng/kg.  + Giá các loại trái cây: Dưa hấu 12.000 - 18.000 đồng/kg; Quýt đường 45.000 - 55.000 đồng/kg; Bưởi da xanh 35.000 - 45.000 đồng/kg.  + Giá bánh mứt: giá bánh, mứt ổn định theo mức giá đang diễn ra trong năm, không có sự biến động mạnh. Cụ thể: Giá mứt bí 45.000 - 55.000 đồng/kg; hạt dưa 120.000 - 140.000 đồng/kg; bánh Danisa hộp 900gr 260.000 - 280.000 đồng/ hộp.  + Giá bia, nước giải khát các loại: Tết năm nay giá bia, nước giải khát các loại giá nước uống giá ổn định không có sự biến động mạnh. Cụ thể nước ngọt Pepsi lon 179.000 - 185.000 đồng/thùng 24 lon; Bia Tiger 345.000 - 360.000 đồng/thùng 24 lon.  - Giá các loại hoa giảm nhẹ so với năm 2023. Giá hoa vạn thọ loại thấp cây: 80.000 đồng/cặp - 120.000 đồng/cặp, hoa cúc 180.000 đồng/cặp - 240.000 đồng/cặp tùy chiều cao và số lượng cây trong chậu, đến ngày 30 Tết, giá các loại hoa giảm mạnh: hoa vạn thọ: 50.000 đồng/cặp - 70.000 đồng/cặp; hoa cúc 120.000 đồng/cặp - 140.000 đồng/cặp. Sức tiêu thụ năm nai giảm so hơn so cùng kỳ.  - Giá dịch vụ giữ xe, giá vé xe khách  + Giá dịch vụ giữ xe: giá dịch vụ giữ xe tại các chợ hiện tượng tăng giá từ 2 đến 5 lần so với quy định khá phổ biến. Đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, thành phố, thị xã đã tiến hành kiểm tra, nhắc nhở, lập biên bản và xử phạt theo quy định.  + Giá cước vận tải đường bộ: theo bảng kê khai giá của các đơn vị kinh doanh vận tải do Sở Giao thông Vận tải tiếp nhận văn bản kê khai giá, các đơn vị phụ thu 40% giá cước cơ bản đi từ Tiền Giang đến Bến xe Miền Tây và ngược lại để bù đắp chi phí xe rỗng chạy từ Tiền Giang đi TP. Hồ Chí Minh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 thời gian từ 06/02/2024 (nhằm ngày 27/12 âm lịch) đến ngày 09/02/2024 (nhằm ngày mùng 30 Tết) tại đầu Bến xe miền Tây; từ ngày 13/02/2024 (nhằm ngày mùng 04 Tết) đến ngày 14/02/2024 (nhằm ngày mùng 05 Tết) tại đầu Bến xe Tiền Giang.  3. Du lịch:  Khách du lịch đến trong tháng 02/2024 ước tính có 113 ngàn lượt khách, tăng 7,7% so tháng trước và tăng 3,3% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 43,1 ngàn lượt khách, tăng 14,5% so tháng trước và tăng 25,9% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 02 đạt 1.679 tỷ đồng, giảm 3,3% so tháng trước và tăng 16,7% so cùng kỳ.  Tính chung hai tháng đầu năm 2024, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 217 ngàn lượt khách, đạt 13,2% kế hoạch, tăng 4,5% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 81 ngàn lượt khách, tăng 28,3%. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác đạt 3.415 tỷ đồng, tăng 12,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỉ trọng 42,1%, ước đạt 1.439 tỷ đồng, tăng 26,1%, dịch vụ lưu trú đạt 58 tỷ đồng, tăng 18,2%,...  Về tình hình hoạt động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024:  Nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vui xuân đón Tết. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 513/KH-UBND ngày 07/12/2023 về việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Toàn tỉnh có 11/11 địa phương tổ chức chợ hoa xuân Giáp Thìn năm 2024; riêng tại thành phố Mỹ Tho, chợ hoa xuân tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương, có hơn 450 hộ buôn bán hoa kiểng tập trung. Có 8/11 huyện, thành, thị tổ chức hội xuân (trừ huyện Cái Bè, Châu Thành, Tân Phú Đông); 7/11 huyện, thành, thị tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa với số lượng 570 giàn. Một số địa phương không tổ chức bắn pháo hoa thì tổ chức múa lân, bố trí màn hình led khổ lớn có phát băng hình bắn pháo hoa lúc giao thừa tạo không khí vui tươi trong nhân dân vui xuân đón Tết.  Từ ngày 07/02 đến 13/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết), số lượng khách du lịch đến Tiền Giang là 88 ngàn lượt khách du lịch, tăng 73% so với cùng kỳ, trong đó có 10 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 121% so với cùng kỳ.  4. Vận tải:  Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 227,8 tỷ đồng, tăng 3,8% so tháng trước và tăng 25,0% so cùng kỳ. Hai tháng thực hiện 447 tỷ đồng, tăng 23,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 125 tỷ đồng, tăng 22,9%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 278 tỷ đồng, tăng 24,7%. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 195 tỷ đồng, tăng 21,4%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 207 tỷ đồng, tăng 26,9%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 45 tỷ đồng, tăng 22%.  Vận tải hành khách trong tháng đạt 1.496 ngàn hành khách, tăng 4,3% so tháng trước và tăng 27,4% so cùng kỳ; luân chuyển 35.105 ngàn hành khách.km, tăng 3,2% so tháng trước và tăng 22% so cùng kỳ. Hai tháng, vận chuyển 2.929 ngàn hành khách, tăng 19,3%; luân chuyển 69.127 ngàn hành khách.km, tăng 12,7% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.088 ngàn hành khách, tăng 16,5% và luân chuyển 67.051 ngàn hành khách.km, tăng 12,6%; vận tải đường thủy 1.841 ngàn hành khách, tăng 21% và luân chuyển 2.076 ngàn hành khách.km, tăng 16,2%.  Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.376 ngàn tấn, tăng 1,1% so tháng trước và tăng 18,3% so cùng kỳ; luân chuyển 189.323 ngàn tấn.km, tăng 0,5% so tháng trước và tăng 13,7% so cùng kỳ. Hai tháng, vận tải 2.735 ngàn tấn hàng hóa, tăng 19,7%; luân chuyển 375.242 ngàn tấn.km, tăng 13,6% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 407 ngàn tấn, tăng 11,2% và luân chuyển 51.979 ngàn tấn.km, tăng 13,9% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 3.328 ngàn tấn, tăng 21,3% và luân chuyển 323.263 ngàn tấn.km, tăng 13,6% so cùng kỳ.  Đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán (từ ngày 29 tháng Chạp đến Mùng 4 Tết)  Nhằm đảm bảo an tòa giao thông để nhân dân vui xuân đón Tết Nguyên đán Giáp thìn năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 526/KH-UBND ngày 20/12/2023 về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024; Công văn số 651/UBND-NC ngày 02/02/2024 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.  - Công tác phòng chống ùn tắc giao thông: Các ngành chức năng tăng cường bố trí lực lượng theo các kế hoạch, phương án về phân luồng, phòng chống ùn tắc giao thông; các giải pháp phòng chống ùn tắc giao thông tại các khu vực như: cầu Rạch Miễu, ngã tư Lương Phú, ngã ba An Thái Trung và bến phà Lộ Vàm (Huyện lộ 86, qua chùa Liên Hoa xã Xuân Đông). Qua đó xuất quân 320 ca, với 910 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia làm nhiệm vụ điều tiết giao thông. Kết quả:  * Công tác quản lý phương tiện giao thông:                       Trong tháng đăng ký mới 4.933 chiếc mô tô xe máy, 610 chiếc ô tô, 08 chiếc xe đạp điện và xe khác 01 chiếc. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.495.729 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.436.561 chiếc, 56.303 xe ô tô, 160 xe ba bánh, 479 xe đạp điện và 917 xe khác.  5. Bưu chính viễn thông:  Doanh thu trong tháng 02/2024 đạt 310 tỷ đồng, tăng 0,4% so tháng trước và tăng 4,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 27 tỷ đồng, tăng 0,6% và viễn thông 283 tỷ đồng, tăng 0,4% so tháng trước. Hai tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 619 tỷ đồng, tăng 4,3% so cùng kỳ; trong đó:doanh thu bưu chính đạt 54 tỷ đồng, tăng 5,1% và viễn thông 565 tỷ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ.   Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 02/2024 là 132.222 thuê bao, mật độ bình quân đạt 7,38 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 02/2024 là 388.993 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 21,72 thuê bao/100 dân. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh được duy trì, trên đà phát triển ổn định, không ngừng đầu tư nâng cấp phát triển mạng lưới, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để duy trì tốc độ phát triển.  V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  1. Tài chính:  Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 1.306 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 786 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 243 tỷ đồng. Hai tháng, thu 4.003 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 2.485 tỷ đồng, đạt 28,2% dự toán và tăng 39,4% so cùng kỳ; thu nội địa 2.436 tỷ đồng, đạt 28,6% dự toán, tăng 39,4% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 680 tỷ đồng, đạt 32,7% dự toán, tăng 26% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 551 tỷ đồng, đạt 45,6% dự toán, tăng 1,3 lần so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 556 tỷ đồng, đạt 30,4% dự toán, tăng 45,5% so cùng kỳ...).  Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.466 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 550 tỷ đồng. Hai tháng, chi 2.942 tỷ đồng, đạt 20,4% dự toán, giảm 23,1% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.471 tỷ đồng, đạt 30,1% dự toán, tăng 7,2% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 1.251 tỷ đồng, đạt 14,9% dự toán và tăng 40,1% so cùng kỳ.  2. Ngân hàng:  Mặt bằng lãi suất ổn định đến cuối tháng 01/2024, lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ phổ biến ở mức trên 4%/năm đến 9%/năm (chiếm 67,14% tổng dư nợ ngắn hạn VNĐ), trên 11%/năm đến 13%/năm đối với cho vay trung dài hạn VNĐ. Nguồn vốn huy động đến cuối tháng 01/2024 đạt 96.817 tỷ đồng, giảm 705 tỷ đồng, giảm 0,73% so với cuối năm 2023. Ước tính đến cuối tháng 02/2024, nguồn vốn huy động đạt 97.086 tỷ đồng, tăng 203 tỷ đồng, tăng 0,21% so với cuối năm 2023.  Đến cuối tháng 01/2024, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 96.625 tỷ, giảm 678 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 0,70%, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho 261.614 khách hàng. Ước tính đến cuối tháng 02/2024, tổng dư nợ đạt 97.469 tỷ, tăng 165 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,05% so với cuối năm 2023.  Nợ xấu: cuối tháng 01/2024, nợ xấu nội bản là 1.779,5 tỷ đồng, tỷ lệ 1,84%, tăng 0,23% so với cuối năm 2023. Ước đến cuối tháng 02/2024, nợ xấu là 1.621 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 1,66%, tăng 0,05% so với cuối năm 2023.  Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối tháng 01/2024, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.564 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,20% so cuối năm 2023, trong đó vốn huy động đạt 1.351 tỷ đồng tăng 1,45%, chiếm tỷ trọng 86,4% trong tổng nguồn vốn hoạt động; đáp ứng nhu cầu vay vốn cho 986 lượt thành viên trong tháng 01; tổng dư nợ đạt 1.156 tỷ đồng, tăng 10 tỷ, tỷ lệ tăng 0,90% so với cuối năm 2023. Nợ xấu là 4,4 tỷ đồng, chiếm 0,38% tổng dư nợ, tăng 0,04% so 12/2023.  VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  Trong tháng, Hội đồng tư vấn giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân thực hiện 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) 02 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở; kiểm tra tiến độ thực hiện 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; nghiệm thu giai đoạn 05 nhiệm vụ KH&CN 03 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở; gia hạn 01 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.  Đến tháng 02/2024, quyết định triển khai 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; tổ chức họp Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện 03 nhiệm vụ KH&CN (02 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở); kiểm tra tiến độ thực hiện 02 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; nghiệm thu giai đoạn 06 nhiệm vụ KH&CN (04 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở); gia hạn 03 nhiệm vụ KH&CN (01 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở).   VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI  1. Lao động việc làm:  Trong tháng, tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 988 lượt lao động, tăng 30% so cùng kỳ; trong đó: tư vấn nghề cho 51 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 169 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 739 lượt lao động thất nghiệp; tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 29 lượt lao động.  Giới thiệu việc làm trong tháng cho 187 lượt lao động, tăng 1,4 lần so cùng kỳ, trong đó có 36 lao động có được việc làm ổn định, tăng 38,5%.  Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 52 lượt lao động, tăng 67,7% so cùng kỳ; có 02 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giảm 33,3%; có 30 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, tăng 66,7% như: Nhật Bản 26 lao động, Đài Loan 02 lao động và Mỹ 02 lao động.  Ghi nhận 921 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 67,5% so cùng kỳ; có 1.416 lao động được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 79%, với số tiền chi trả 32,7 tỷ đồng, tăng 94,4%.  Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ ngừng việc tập thể tại 02 doanh nghiệp (01 doanh nghiệp FDI, 01 doanh nghiệp dân doanh) với khoảng 200 lao động tham gia ngừng việc. Đến nay tình hình lao động tại các công ty cơ bản đã ổn định.  2. Chính sách xã hội:  Thăm, tặng quà người có công:  + Tặng quà của Chủ tịch nước, số lượng 35.866 người, số tiền 10,9 tỷ đồng (gồm: 469 người, mức quà 600.000 đồng/người; 35.397 người, mức quà 300.000 đồng/người).  + Tổng kinh phí trợ cấp Tết từ nguồn ngân sách địa phương khoảng 26,7 tỷ đồng, với số lượng 67.696 người (gồm: 35.866 người, mức quà 300.000 đồng/người; 31.746 người, mức quà 500.000 đồng/người; 84 người, mức quà 1 triệu đồng/người).  + Tổ chức 18 Đoàn Ban Thường vụ Tỉnh ủy thăm 85 hộ gia đình chính sách và 48 đơn vị tập trung, kết hợp với thăm người cao tuổi và trao quà cho hộ nghèo, với số tiền khoảng 814 triệu đồng (gồm: 85 chính sách hộ mức 2 triệu đồng/hộ, kèm túi quà 1 triệu đồng/phần; 48 đơn vị tập trung mức quà từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/đơn vị, kèm túi quà 2 triệu đồng/phần). Thời gian đi từ ngày 23/01 đến ngày 30/01/2024 (nhằm 13/12 - 20/12 AL).  Tổ chức thăm, tặng quà, trợ cấp cho người cao tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024:  - Trợ cấp cho hộ nghèo - hộ cận nghèo:  + Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho 4.925 hộ nghèo, tổng kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng (với mức 500.000 đồng/hộ).  + Quỹ Thiện Tâm tặng quà Tết Giáp Thìn năm 2024 cho 1.300 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; với kinh phí 780 triệu đồng (mỗi phần quà trị giá 600.000 đồng); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp Quỹ Thiện Tâm tổ chức trao tặng quà tại các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phước, Châu Thành và thị xã Cai Lậy.   + Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà máy Bia Heineken Việt Nam tổ chức tặng quà Tết Giáp Thìn năm 2024 cho 150 hộ nghèo, hộ cận nghèo; với kinh phí 150 triệu đồng (mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng) tại huyện Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phú Đông.  + Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã vận động được 201.628 phần quà, trị giá khoảng 81 tỷ đồng để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.  - Thăm người cao tuổi: tổ chức Đoàn thăm, tặng quà Tết cho người cao tuổi nhân dịp Tết Nguyên đán, cụ thể: người tròn 100 tuổi: 132 người, kinh phí khoảng 252 triệu đồng; người tròn 90 tuổi: 1.537 người, kinh phí khoảng 1,8 tỷ đồng. Tổng số 1.669 người, tổng số tiền khoảng 2 tỷ đồng.  3. Hoạt động y tế:  Ngành Y tế đảm bảo tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh. Trong tháng 02/2024 có 07/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. Cộng dồn so với cùng kỳ về số mắc, có 06 bệnh tăng (bệnh do liên cầu lợn ở người, lao phổi, quai bị, tay – chân – miệng, uốn ván khác, viêm gan vi rút B), 06 bệnh giảm (số xuất huyết Dengue, thủy đậu, tiêu chảy, viêm gan vi rút C, viêm não vi rút khác, Covid - 19); 32 bệnh tương đương hoặc không xảy ra ca mắc.  Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue trong tháng ghi nhận 126 ca, 02 tháng đầu năm 2024 ghi nhận 277 ca, giảm 60,9% so cùng kỳ năm trước.  Phòng chống bệnh HIV/AIDS tính đến nay, toàn tỉnh có 6.845 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS 1.330 người.  Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tháng 02/2024 được đảm bảo, đã khám chữa bệnh cho 430.240 lượt người, tăng 39,9% so cùng kỳ; trong đó, số người điều trị nội trú là 18.978 người, tăng 27,6%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân đạt 76,6%.  4. Hoạt động giáo dục:  Ngày 19-2-2024 (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch), học sinh của tỉnh Tiền Giang sẽ chính thức trở lại trường sau kỳ nghỉ tết. Các trường đã lên kế hoạch tổ chức cho học sinh trở lại trường, đảm bảo nền nếp, an toàn để tiếp tục chương trình học kỳ II năm học 2023 - 2024.  Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT với kết quả: có 46/83 thí sinh đạt giải ở 9 môn thi, trong đó: giải Nhì 04 thí sinh, giải Ba 12 thí sinh và giải Khuyến khích 30 thí sinh.  5. Hoạt động văn hóa - thể thao:  Hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân: có 11/11 địa phương tổ chức chợ hoa xuân Giáp Thìn năm 2024; trong đó riêng tại thành phố Mỹ Tho, chợ hoa xuân được tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương, được đầu tư xây dựng mái che, nhà bạt có hệ thống phun sương để hơn 450 hộ buôn bán hoa kiểng tập trung. Có 8/11 huyện, thành, thị tổ chức hội xuân (trừ huyện Cái Bè, Châu Thành, Tân Phú Đông); 7/11 huyện, thành, thị tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa với số lượng 570 giàn gồm: thành phố Mỹ Tho 90 giàn, thị xã Gò Công 90 giàn, huyện Cái Bè 60 giàn, huyện Cai Lậy 120 giàn, huyện Tân Phước 60 giàn, huyện Chợ Gạo 90 giàn và Gò Công Tây 60 giàn. Tại Quảng trường Hùng Vương, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chợ hoa được tổ chức từ ngày 05/02/2024 đến ngày 14/02/2024 (từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày mùng 5 Tết).  Hoạt động bảo tàng: tổ chức trưng bày phục vụ Tết Giáp Thìn năm 2024 với các chuyên đề “Thành tựu Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, An ninh, Quốc phòng tỉnh Tiền Giang” và “Rồng trong Di sản Văn hóa Tiền Giang”. Trong tháng, Bảo tàng Bảo tàng tỉnh và 04 di tích trực thuộc đã đón hơn 15 nghìn lượt khách.  Hoạt động văn hóa, nghệ thuật: tổ chức 05 cuộc hội thi, liên hoan, giao lưu (Hội thi tuyến đường cờ hoa mừng Đảng, mừng Xuân lần III-2024; Thi ảnh nghệ thuật chủ đề “Sắc xuân”; Hội thi hoa lan; Giao lưu các ban nhạc tỉnh Tiền Giang mở rộng và Giao lưu đờn ca tài tử. Tổ chức 02 cuộc trưng bày, 28 buổi biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim phục vụ Nhân dân.  Hoạt động thư viện: tổ chức Hội báo Xuân năm 2024 tại Thư viện tỉnh và góc trưng bày sách, báo xuân tại quảng trường Hùng Vương. Trong tháng, Thư viện đã phục vụ được 38.585 lượt bạn đọc, với 69.249 lượt sách ra lưu hành.  Hoạt động Thể dục - Thể thao: tổ chức Giải Vô địch Võ Cổ truyền tỉnh Tiền Giang năm 2024, từ ngày 04/02 – 06/3/2024 tại Quảng trường Hùng Vương; tổ chức các môn trong chương trình Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023 – 2024; tổ chức thành công và tham dự Vòng loại Giải Bóng đá Vô địch U19 quốc gia năm 2024 – Bảng G, từ ngày 07/01 – 29/01/2024 tại Tiền Giang. Kết quả đạt 12 điểm, hạng II trên 05 đội.  6. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội: (theo báo cáo của Ngành công an)  Tình hình an ninh trật tự dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được đảm bảo, công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về trật tự xã hội: ghi nhận 68 vụ ,giảm 04 vụ so với tháng 01/2024 và tăng 07 vụ so với tháng 02/2023; bị thương 16 người và tài sản thiệt hại khoảng 742 triệu đồng; điều tra khám phá 61 vụ (đạt 89,7%), bắt xử lý 117 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 569 triệu đồng.  Tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy: phát hiện, xử lý 13 vụ, 13 đối tượng phạm tội về ma túy, tang vật thu giữ 20,4g ma túy tổng hợp,…; xử lý vi phạm hành chính 133 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.  7. Trật tự an toàn giao thông: (theo báo cáo của Ngành công an, số liệu tính từ ngày 15/12/2023 đến 14/01/2024)  Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 22 vụ, giảm 15 vụ so tháng trước và giảm 01 vụ so cùng kỳ; làm chết 17 người, giảm 08 người so tháng trước và tăng 04 người so cùng kỳ; bị thương 06 người, giảm 13 người so tháng trước và giảm 09 người so cùng kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…  Giao thông đường thủy: không xảy ra.  Tình hình giao thông dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 08/02/2024 đến ngày 14/02/2024, nhằm ngày 29 ÂL Quý Mão đến mùng 05 ÂL Giáp Thìn): xảy ra 07 vụ, chết 05 người, bị thương 03 người. So với cùng kỳ năm 2023: tăng 01 vụ, tương đương số người chết và tăng 01 người bị thương.  8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai:  Trong tháng, ghi nhận 10 vụ cháy (phương tiện giao thông 02 vụ, nhà dân 03 vụ, cơ sở sản xuất 02 vụ, cháy cỏ 02 vụ, cơ sở phế liệu 01 vụ), tài sản thiệt hại khoảng 452 triệu đồng. Nguyên nhân do sự số hệ thống, thiết bị điện 01 vụ, bất cẩn trong sử dụng lửa 02 vụ, đang điều tra 06 vụ, chủ cơ sở yêu cầu không làm rõ nguyên nhân 01 vụ. Từ đầu năm đến nay xảy ra 11 vụ cháy, thiệt hại tài sản khoảng 2,8 tỷ đồng.  Về lĩnh vực môi trường, không ghi nhận vụ vi phạm nào trong tháng.  Tình hình thiên tai trong tháng không ghi nhận. Từ đầu năm đến nay xảy ra 01 cơn lốc xoáy trên địa bàn tỉnh, làm 09 căn nhà bị tốc mái; làm 261 cây ăn trái bị đổ ngã và làm 142 tấn trái cây bị rụng hư. Ước tổng giá trị thiệt hại 2.952 triệu đồng.

Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
  •   18/06/2024 14:21

Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tháng 01 năm 2024
  •   13/06/2024 16:13

Với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, ngay từ đầu năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng địa phương; chủ động phòng chống hạn mặn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển, chủ động nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân; tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách và nhân dân vui xuân đón Tết, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Kết quả thực hiện ở các lĩnh vực cụ thể như sau:  I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN  1. Nông nghiệp  Trong tháng, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung gieo trồng vụ Đông Xuân, thời tiết thuận lợi, các cây trồng chính phát triển. Tuy nhiên, tình hình hạn mặn do ảnh hưởng bởi kỳ triều cường Rằm tháng 11 (Âm lịch), độ mặn trong những ngày qua trên sông Tiền tăng cao đột biến, xâm nhập và lấn sâu vào nội đồng.  Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng được 11.149 ha, giảm 3,4% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 4.117 tấn, tăng 3,4%.  - Cây lúa: vụ Đông Xuân 2023 - 2024 gieo trồng được 44.883 ha, đạt 100,4% kế hoạch, giảm 6,9% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi đất trồng lúa sang đất cây lâu năm 2.577,2 ha, trồng cây hàng năm khác 659,3 ha, đất phi nông nghiệp 57,9 ha (xây dựng, cơ sở hạ tầng,..), không sản xuất 23,8 ha và đất nuôi trồng thủy sản 1 ha. Diện tích gieo trồng giảm hầu hết ở các huyện, trong đó: huyện Cái Bè giảm 1.835 ha, huyện Cai Lậy 446,6 ha, huyện Châu Thành giảm 365,1 ha, huyện Gò Công Tây giảm 285,1 ha, TX. Gò Công giảm 142,4 ha, Gò Công Đông giảm 124,7 ha, TX. Cai Lậy giảm 72,9 ha, huyện Chợ Gạo 24,3 ha, huyện Tân Phước giảm 23,2 ha. Hiện nay, nông dân đang chăm sóc vụ lúa đông xuân và lúa đang trong giai đoạn phát triển tốt.  - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 289 ha, giảm 4,2% so cùng kỳ; thu hoạch 155 ha, tăng 0,9% với sản lượng 558 tấn, tăng 1,3%; năng suất bình quân đạt 36 tạ/ha, tăng 0,4%.  Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 4.952 ha, giảm 4,3% so cùng kỳ; thu hoạch 4.805 ha, giảm 3,9% với sản lượng 103.165 tấn, giảm 2,5% với năng suất bình quân đạt 214,7 tạ/ha, tăng 1,4%; trong đó: rau các loại 4.941 ha, giảm 4,3%; thu hoạch 4.797 ha, giảm 3,9% với sản lượng 103.142 tấn, giảm 2,5%; năng suất bình quân đạt 215 tạ/ha, tăng 1,4% so cùng kỳ.  Chăn nuôi: ước tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh tại thời điểm 01/01/2024 như sau: đàn bò 122,5 ngàn con, giảm 1,2% so cùng kỳ; đàn lợn 298 ngàn con, tăng 1%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 16,2 triệu con, giảm 5,6%; đàn lợn tăng so cùng kỳ do người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao trong dịp tết cổ truyền; đàn bò giảm do việc tái đàn còn chậm, hiệu quả chăn nuôi bò không cao; chăn nuôi gia cầm giảm do hiệu quả kinh tế không cao, nhiều hộ chăn nuôi quyết định giảm đàn và ngừng chăn nuôi. Hình 1. Chăn nuôi tại thời điểm 01/01/2024  Tình hình dịch bệnh (Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang):  Bệnh cúm gia cầm: trong tháng, có 01 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Gò Công Tây có gà mắc bệnh cúm gia cầm với tổng số gia cầm bệnh là 1.300 con trên tổng đàn 2.000 con. Số gia cầm được tiêu hủy là 2.000 con.  Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: trong tháng, có 36 hộ chăn nuôi có lợn bệnh với tổng số lợn bệnh là 575 con/tổng đàn 1.642 con tại 05 huyện (Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây và thị xã Cai Lậy). Số lợn được tiêu hủy là 1.069 con với khối lượng 54.027 kg.  Bệnh viêm da nổi cục: trong tháng, ghi nhận 01 hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Gò Công Tây có 01 con bò bệnh/tổng đàn 07 con.  2. Lâm nghiệp:  Tổng diện tích rừng hiện có 1.735,5 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ: 1.381,8 ha (huyện Gò Công Đông: 429,5 ha; huyện Tân Phú Đông: 896,9 ha; huyện Tân Phước: 55,4 ha) và rừng sản xuất: 353,7 ha.  Ước tháng 01/2024 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 1,1 ngàn cây phân tán các loại, giảm 20,5% so cùng kỳ. Cây phân tán trồng chủ yếu trên những tuyến đường đi tại huyện Cái Bè, Chợ Gạo, Gò Công Tây.  3. Thủy hải sản:  Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng ước tính 6.457 ha, tăng 1,5% so cùng kỳ; bao gồm: diện tích nuôi cá 2.469 ha, giảm 4%; diện tích nuôi tôm 780 ha, tăng 1,6%; diện tích nuôi thủy sản khác 3.208 ha, tăng 6,2%.  Sản lượng thủy sản trong tháng ước tính 17.575 tấn, tăng 10,2% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng từ nuôi 10.744 tấn, giảm 0,5%; sản lượng khai thác 6.831 tấn, tăng 32,7%. Nguyên nhân tổng sản lượng thủy sản trong tháng tăng tốt chủ yếu là do sản lượng khai thác tăng 32,7%, các tàu cá đang tích cực đánh bắt để đảm bảo cung ứng sản phẩm cho dịp tết Nguyên đán 2024.  II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2024 giảm 10,07% so với tháng 12/2023, do một số ngành sản xuất giảm so với tháng trước như: sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất kim loại;... (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 10,91%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,01% và sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,61%;) và so cùng kỳ tăng 12,66% so cùng kỳ, do các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sản xuất tăng (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,99%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 22,01%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,3%).  Chỉ số sản xuất sản phẩm trong tháng so cùng kỳ như sau:  Có 32/44 sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ: thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 113,5%; máy chế biến thịt gia súc hoặc gia cầm tăng 100%; thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 22,3%; giấy vệ sinh tăng 20,9%; ống và ống dẫn bằng đồng tăng 19,7%; thức ăn cho thủy sản tăng 17,4%; phân vi sinh tăng 15,1%; điện thương phẩm tăng 13,6%; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền tăng 12,4; đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người tăng 11,9%; tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 8,5%; Nước uống được tăng 7,5%; dịch vụ tiện các bộ phận kim loại tăng 4,2%;…  Có 12/44 sản phẩm có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ: các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác giảm 70,5%; cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục giảm 64,2%; áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 36,6%; dịch vụ tráng phủ kim loại bằng cách nhúng vào kim loại nấu chảy giảm 27,5%; bóng thể thao khác giảm 19,6%; túi xách giảm 16,5%; thức ăn cho gia súc giảm 2,6%; phi lê đông lạnh giảm 2,2%;…Hình 2. Chỉ số sản xuất công nghiệp  * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:  - Chỉ số tiêu thụ tháng 01/2024 so với tháng trước giảm 7,53% và tăng 12,02% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,59%, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 9,65%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 20,89%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 64,47%; sản xuất kim loại tăng 15,91%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,08%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện… tăng 37,35%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất đồ uống giảm 18,95%, trong đó sản xuất bia giảm 18,95%; dệt giảm 26,02%; sản xuất trang phục giảm 34,46%; sản xuất da giảm 6,31%, trong đó sản xuất va li, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm giảm 57,15%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 69,86%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 16,54%;…  - Chỉ số tồn kho tháng 01/2024 so với tháng trước tăng 4,18% so với tháng trước và tăng 14,45% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,6 lần, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 44,06%; sản xuất da tăng 9,89%, trong đó sản xuất giày dép tăng 8,69%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 24,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,19%;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: dệt giảm 70,18%, trong đó sản xuất sợi giảm 32,35%; sản xuất trang phục giảm 1,5%; sản xuất kim loại giảm 23,72%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn giảm 61,67%; sản xuất thiết bị điện giảm 86,23%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 87,68%; chế biến, chế tạo khác giảm 36,8%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi giảm 36,8%…  III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG  Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện trong tháng 186 tỷ đồng, đạt 3,8% kế hoạch, tăng 0,5% so cùng kỳ. Trong tháng thực hiện chủ yếu các công trình chuyển tiếp, các công trình mới chưa thực hiện.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 152 tỷ đồng, đạt 3,9% kế hoạch, giảm 1,5% so cùng kỳ, chiếm 81,6% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 39 tỷ đồng, tăng 6,3%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 69 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ... Các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình còn lại thi công đúng theo tiến độ để đưa vào sử dụng phục vụ đi lại vận chuyển hàng hóa dịp tết Nguyên đán.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước thực hiện 30 tỷ đồng, đạt 3,2% kế hoạch, tăng 11,3% so cùng kỳ, chiếm 16% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 12 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ... Ban quản lý dự án huyện tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để đưa vào sử dụng phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa và phục vụ ra mắt huyện nông thôn mới.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước thực hiện 4 tỷ đồng, đạt 2,8% kế hoạch, tăng 7,1% so cùng kỳ, chiếm 2,4% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 0,9 tỷ đồng, tăng 0,7% so cùng kỳ... Các Ban quản lý công trình xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn phân cấp để thực hiện các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng phục vụ địa phương. Trong đó, ưu tiên bố trí các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực giao thông, phòng, chống thiên tai, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế và xây dựng nông thôn mới. Hình 3. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý - tháng 01 năm 2024  IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ  1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:  Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện 7.116 tỷ đồng, giảm 1,4% so tháng trước và tăng 6% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 5.440 tỷ đồng, tăng 6,5%; lưu trú 29 tỷ đồng tăng 14%; ăn uống 735 tỷ đồng, tăng 23,3%; du lịch lữ hành 19 tỷ đồng, tăng 82,2%; dịch vụ tiêu dùng khác 893 tỷ đồng, giảm 8% so cùng kỳ. Hình 4. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng  2. Chỉ số giá:  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2024 tăng 0,13% so tháng 12/2023 (thành thị tăng 0,15%, nông thôn tăng 0,12%); so cùng kỳ tăng 3,41%.  So với tháng 12/2023, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 08 nhóm tăng: đồ uống và thuốc lá tăng 0,43%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,23%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,15%; thuốc, dịch vụ y tế tăng 0,03%; giao thông tăng 0,06%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,19% và hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,28%. Có 2 nhóm giảm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,1% (trong đó: lương thực tăng 1,86%, thực phẩm giảm 0,93%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,92%); bưu chính viễn thông giảm 0,04%. Riêng nhóm giáo dục chỉ số giá ổn định.  3. Du lịch:  Trong tháng là thời điểm cận tết Nguyên đán nên các hoạt động diễn biến nhộn nhịp hơn, hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đều tăng so tháng trước. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng đạt 1.676 tỷ đồng, tăng 4,6% so cùng kỳ. Phân theo nhóm ngành hàng: doanh thu ăn uống 735 tỷ đồng, tăng 23,3%; doanh thu lưu trú 29 tỷ đồng, tăng 14,1%; doanh thu du lịch lữ hành 18 tỷ đồng, tăng 82,2% và dịch vụ tiêu dùng khác 893 tỷ đồng, giảm 8% so tháng trước. Khách du lịch đến trong tháng 01/2024 ước tính 106 ngàn lượt khách, tăng 7,1% so tháng trước và tăng 7,1% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 36 ngàn lượt khách, tăng 25,4% so tháng trước và tăng 25,4% so cùng kỳ.  4. Vận tải:  Hiện nay tình hình hoạt động của các tuyến xe cố định trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì thông thoáng, đặc biệt các chủ cơ sở kinh doanh vận tải tự giác chấp hành tốt nội qui bến bãi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm, đồng thời góp phần hạn chế chống ùn tắc giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn; Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2 (đưa vào sử dụng trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024) đã giúp người dân đi tuyến đường từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây qua địa bàn tỉnh Tiền Giang được thông thoáng, phần nào giúp hạn chế ùn tắc trên Quốc lộ 1A so với các năm trước. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng ước thực hiện 250 tỷ đồng, tăng 5,3% so tháng trước và tăng 25,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 62 tỷ đồng, tăng 23,8%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 167 tỷ đồng, tăng 25,6% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 97 tỷ đồng, tăng 23,5%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 131 tỷ đồng, tăng 26,3%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 21 tỷ đồng, tăng 31,3% so cùng kỳ.  Vận tải hành khách trong tháng đạt 1.511 ngàn hành khách, tăng 9,3% so tháng trước và tăng 19,7% so cùng kỳ; luân chuyển 33.230 ngàn hành khách.km, tăng 14,5% so tháng trước và tăng 17,3% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 517 ngàn hành khách, tăng 19,7% và luân chuyển 32.120 ngàn hành khách.km, tăng 17,3% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 994 ngàn hành khách, tăng 19,8% và luân chuyển 1.110 ngàn hành khách.km, tăng 18,2% so cùng kỳ.  Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.630 ngàn tấn, tăng 8,2% so tháng trước và tăng 16,8% so cùng kỳ; luân chuyển 314.577 ngàn tấn.km, tăng 0,4% so tháng trước và tăng 22,8% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 213 ngàn tấn, tăng 14,2% và luân chuyển 43.018 ngàn tấn.km, tăng 10,7% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 1.417 ngàn tấn, tăng 17,2% và luân chuyển 271.559 ngàn tấn.km, tăng 25% so cùng kỳ.  5. Bưu chính viễn thông:  Doanh thu trong tháng 01/2024 đạt 309 tỷ đồng, tăng 0,4% so tháng trước và tăng 4,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 27 tỷ đồng, tăng 5,2% và viễn thông 282 tỷ đồng, tăng 4,3% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì, phát triển ổn định, không ngừng đầu tư nâng cấp phát triển mạng lưới, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để duy trì tốc độ phát triển.  Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 01/2024 là 128.581 thuê bao, thuê bao điện thoại bình quân đạt 7,23 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 01/2024 là 385.729 thuê bao, mật độ Internet bình quân ước đạt 21,54 thuê bao/100 dân.  V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  1. Tài chính:  Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng ước thực hiện 2.217 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 975 tỷ đồng, đạt 11,1% dự toán, giảm 2,8% so cùng kỳ; thu nội địa 953 tỷ đồng, đạt 11,2% dự toán, giảm 3,4% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 200 tỷ đồng, đạt 9,6% dự toán, giảm 42,9% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 120 tỷ đồng, đạt 9,9% dự toán, giảm 14% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 330 tỷ đồng, đạt 18% dự toán, tăng 63,8% so cùng kỳ...).  Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.392 tỷ đồng, đạt 9,6% dự toán, bằng 33,1% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 549 tỷ đồng, đạt 11,2% dự toán, bằng 14,9% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 791 tỷ đồng, đạt 9,5% dự toán và tăng 66,8% so cùng kỳ.  2. Ngân hàng:  Đến cuối tháng 12/2023, vốn huy động đạt 96.882 tỷ đồng, tăng 9.145 tỷ, tăng 10,42% so với cuối năm 2022, đạt 102,2% kế hoạch. Ước tính đến cuối tháng 01/2024, nguồn vốn huy động đạt 97.531 tỷ đồng, tăng 649 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,67% so với cuối năm 2023.  Đến cuối tháng 12/2023, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 97.304 tỷ đồng, tăng 11.283 tỷ đồng, tăng 13,12%, so cuối năm 2022, đáp ứng cho 261.895 khách hàng vay. Ước tính đến cuối tháng 01/2024, tổng dư nợ đạt 98.170 tỷ, tăng 866 tỷ đồng, tăng 0,89% so với cuối năm 2023.  Nợ xấu: cuối tháng 12/2023, nợ xấu nội bảng là 1.569 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,61%, tăng 0,92% so với cuối năm 2022. Ước đến cuối tháng 01/2024, nợ xấu là 1.175 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 1,5%, giảm 0,11% so với cuối năm 2023.  Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối tháng 12/2023, tổng nguồn vốn huy động 1.546 tỷ đồng, tăng 164 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,9% so với đầu năm, trong đó vốn huy động đạt 1.331 tỷ đồng, chiếm 86% trong tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 11,3% so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ cho vay 1.145 tỷ đồng, tăng 106 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,3% so với đầu năm, cho 10.874 lượt thành viên vay vốn. Nợ xấu là 4 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ, giảm 0,3% so với cuối năm 2022, đạt kế hoạch được giao (kế hoạch <1%).  VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  Trong tháng, ra Quyết định triển khai 04 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh; kiểm tra tiến độ thực hiện 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; nghiệm thu giai đoạn 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, gia hạn 02 nhiệm vụ KH&CN (01 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở). Cấp 08 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BKHCN.  VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI  1. Lao động việc làm:  Thực hiện tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 1.909 lượt lao động, tăng 15% so cùng kỳ; trong đó, tư vấn nghề cho 125 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 294 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 1.439 lượt lao động thất nghiệp; tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 51 lượt lao động.  Giới thiệu việc làm cho 296 lượt lao động, tăng 1,4 lần so cùng kỳ, trong đó có 36 lao động có được việc làm ổn định, tương đương so cùng kỳ.  Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 86 lượt lao động, tăng 59,2% so cùng kỳ; có 15 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 6,5 lần; có 42 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, qua các thị trường: Nhật Bản 36 lao động, Đài Loan 05 lao động và Hàn Quốc 01 lao động, tăng 13,5% so cùng kỳ.  Ghi nhận 1.440 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 23,6% so cùng kỳ; có 973 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 5,4%, với tổng số tiền chi trả 21,5 tỷ đồng.  Tình hình thực hiện chế độ tiền lương năm 2023 và kế hoạch thưởng Tết năm 2024 đối với người lao động của các doanh nghiệp. Qua số liệu báo cáo của 112 doanh nghiệp với 101.182 lao động đang làm việc (trong đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chiếm 81%), ghi nhận kết quả tiền lương thực hiện năm 2023:  + Tiền lương thực trả bình quân (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định pháp luật lao động) của các doanh nghiệp thực hiện năm 2023 khoảng 8,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,6% so với năm trước (năm 2022 theo số liệu của 65 doanh nghiệp với 97.565 lao động, tiền lương bình quân khoảng 8 triệu đồng/người/tháng). Trong đó mức lương bình quân năm 2023 (không bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) là 6,4 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,8% so với năm trước (năm 2022 là 6,2 triệu đồng/người/tháng).  + Mức thưởng Tết Dương lịch năm 2024: theo số liệu 49/112 doanh nghiệp báo cáo với 15.002 lao động, mức thưởng bình quân của các doanh nghiệp là 1.370 triệu đồng/người.  + Mức thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 theo số liệu của 109 doanh nghiệp với 100.805 lao động, mức tiền thưởng Tết Âm lịch bình quân khoảng 7,5 triệu đồng/người (năm trước mức thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 theo số liệu 63 doanh nghiệp với 97.129 lao động, mức tiền thưởng là 7,6 triệu đồng/người).  2. Chính sách xã hội:  Kế hoạch tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024: tặng quà của Chủ tịch nước (nguồn kinh phí Trung ương), trợ cấp cho 35.866 người có công với tổng số tiền 10,9 tỷ đồng; trợ cấp của tỉnh (nguồn kinh phí địa phương); bao gồm: trợ cấp người có công, thăm hộ chính sách và đơn vị, tổ chức bữa ăn cho trại viên, học viên các đơn vị, trợ cấp hộ nghèo, tặng quà người cao tuổi với tổng số tiền trên 32,2 tỷ đồng.  Hưởng ứng vận động đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có công văn số 8497/UBND-KGVX nhằm giúp người dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, hộ mới thoát nghèo có điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc. Thời gian vận động dự kiến 22/12/2023 đến hết ngày 04/02/2024 (nhầm ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão).  Thực hiện các chế độ cho người có công:  + Lập quyết định trợ cấp 1 lần cho thân nhân thờ cúng liệt sĩ và chuyển thờ cúng liệt sĩ, số lượng 191 hồ sơ; thu hồi thờ cúng: 01 trường hợp; người hoạt động kháng chiến và dân có công giúp đỡ cách mạng: 02 trường hợp. Chế độ vợ liệt sĩ tái giá: 01 trường hợp; trợ cấp 01 lần người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: 01 trường hợp; trợ cấp 01 lần Bằng khen: 02 trường hợp, trợ cấp tuất thương binh: 03 trường hợp; thu hồi thờ cúng: 01 trường hợp.  + Lập quyết định trợ cấp mai táng phí: 41 trường hợp; trợ cấp mai táng phí theo các Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, 62/2011/QĐ-TTg, 49/2015/QĐ-TTg, 40/2011/QĐ-TTg: 19 trường hợp.  + Lập Quyết định giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, bị nhiễm chất độc hóa học mới được công nhận: 02 trường hợp.  + Lập Quyết định trợ cấp hàng thàng đối với 02 con liệt sĩ tàn tật; hưởng thêm chế độ thương binh, bệnh binh đối với 02 đối tượng.  + Thẩm định, ra quyết định 07 trường hợp trợ cấp ưu đãi học sinh.  + Chuyển hồ sơ người có công đi tỉnh khác và tiếp nhận hồ sơ người có công do tỉnh khác chuyển đến: 38 trường hợp.  + Giới thiệu ra hội đồng giám định y khoa: 06 trường hợp.  + Cấp lại giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và thương binh, bệnh binh: 28 trường hợp. Chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ: 05 trường hợp.  + Thẩm định hồ sơ chất độc hóa học, tù đày: 13 trường hợp.  3. Hoạt động y tế:  Trong tháng ghi nhận 09/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận, so cùng kỳ về số ca mắc ghi nhận 06 tăng (quai bị, tay - chân - miệng, tiêu chảy, uốn ván, viêm gan vi rút B); 05 bệnh giảm (lao phổi, sốt xuất huyết Dengue, thủy đậu, viêm gan vi rút C, Covid - 19); 33 bệnh tương đương hoặc không xảy ra ca mắc.  Phòng chống bệnh sốt xuất huyết: trong tháng ghi nhận 151 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, giảm 66,8% so cùng kỳ.  Phòng chống HIV/AIDS: hiện nay, toàn tỉnh ghi nhận 6.820 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS 1.330 người.  Công tác hoạt động khám chữa bệnh trong tháng: tổng số lần khám bệnh 391.033 lượt người, tăng 19,6%; tổng số người điều trị nội trú 19.446 lượt người, tăng 47%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 80,64%.  4. Hoạt động giáo dục:  Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT vào các ngày 05, 06/01/2024 với 83 thí sinh dự thi.  Hoàn thành xét và duyệt cấp chứng nhận kỳ thi nghề phổ thông năm học 2023-2024 khóa ngày 28/11/2023 với kết quả số lượng thí sinh đạt là 13.130/13.195 (99,5%) trong đó: giỏi là 12.760/13.195 (96,7%), khá là 282/13.195 (2,1%) và trung bình 88/13.195 (0,7%); số lượng thí sinh hỏng là 65/13.195 (0,49%).  Lịch nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tỉnh Tiền Giang đối với trẻ mầm non, học viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục (theo công văn số 355/UBND-KGVX): bắt đầu từ ngày thứ hai, ngày 05/02/2024, nhằm ngày 26 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết thứ bảy, ngày 17/02/2024, nhằm ngày mùng 08 tháng Giêng năm Giáp Thìn.  5. Hoạt động văn hóa - thể thao:  Hoạt động bảo tàng: trong tháng, Bảo tàng tỉnh và 04 di tích trực thuộc đã đón 52.152 lượt khách, trong đó có 40 nghìn lượt khách tham quan nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc.  Hoạt động văn hóa nghệ thuật: tổ chức 14 buổi biểu diễn nghệ thuật và chiếu phim lưu động, 16 suất nhạc nước tại quảng trường Hùng Vương để phục vụ người dân.  Hoạt động thư viện: trong tháng, hệ thống thư viện đã phục vụ được 13.673 lượt bạn đọc, với 15.270 lượt sách ra lưu hành.  Hoạt động thể dục - thể thao: kế hoạch tổ chức Giải Vô địch Võ Cổ truyền tỉnh Tiền Giang năm 2024, từ ngày 04/02 - 06/02/2024 tại Quảng trường Hùng Vương; tổ chức các môn trong chương trình Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023 – 2024, từ tháng 01 – 03/2024.  6. Tình hình an ninh trất tự và an toàn xã hội (theo báo cáo của ngành Công an):  Tình hình an ninh trật tự trong tháng trên địa bàn tỉnh được đảm bảo, tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 72 vụ, giảm 17 vụ so với tháng 12/2023, giảm 10 vụ so với tháng 01/2023, chết 04 người, bị thương 10 người, tài sản thiệt hại khoảng 1,6 tỷ đồng; khám phá 59 vụ (đạt 81,9%), bắt xử lý 100 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 569 triệu đồng.  Phát hiện, xử lý 14 vụ, 20 đối tượng phạm tội ma túy, xử lý vi phạm hành chính 190 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy.  7. Trật tự an toàn giao thông: (theo báo cáo ngành Công an)  Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 22 vụ giảm 15 vụ so tháng trước và giảm 01 vụ so cùng kỳ; làm chết 17 người, giảm 08 người so tháng trước và tăng 04 người so cùng kỳ; bị thương 06 người, giảm 13 người so tháng trước và giảm 09 người so cùng kỳ.  Giao thông đường thủy: trong tháng không xảy ra tai nạn.  Tết Dương lịch năm 2024 (từ ngày 30/12/2023 đến ngày 01/01/2024): xảy ra 01 vụ, tương đương so cùng kỳ; làm chết 02 người, tăng 01 người so cùng kỳ.  8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai:  Trong tháng 01/2024 cháy, nổ 01 vụ cháy nhà dân, tài sản thiệt hại khoảng 2,35 tỷ đồng. Lĩnh vực môi trường không ghi nhận vụ vi phạm nào trên địa bàn tỉnh.  Trong tháng 01, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 01 cơn lốc xoáy làm tốc mái 09 căn nhà (xã Hiệp Đức: 01 căn, xã Hội Xuân: 06 căn, xã Long Trung: 02 căn); làm đổ ngã 231 cây sầu riêng và 30 cây mít… Giá trị thiệt hại gần 3 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
  •   17/06/2024 15:09

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024(Được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa X, kỳ họp lần thứ 11 thông quangày 08 tháng 12 năm 2023)            1. Các chỉ tiêu kinh tế:           - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;     - Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.           - GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;           - Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;           - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;      - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;      - Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;      - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.            2. Các chỉ tiêu xã hội:           - Giải quyết việc làm cho 18.000 lao động;      - Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn dưới 4%;      - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,5%;      - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,1 điểm % so năm 2023;     - Phấn đấu có 90% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đảm bảo đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2022 – 2025; có thêm 10 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 07 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 02 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;      - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,0%;      - Phấn đấu tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt 32%;      - Số bác sĩ/vạn dân đạt 7,8 bác sĩ;      - Số giường bệnh/vạn dân đạt 24 giường;      - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 12,2% trở xuống;      - Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 9,20/00; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 10,70/00;    - Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi: Nhà trẻ 17,5%, mẫu giáo 87,5%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99%, trung học phổ thông và tương đương 84%;     - Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 65%, trung học cơ sở đạt 66%, trung học phổ thông đạt 66%.            3. Các chỉ tiêu môi trường:           - Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 96,75%;       - Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 99,77%;       - Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý đạt trên 98,5%;       - Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trên 90%.                                                                                                                   N.V.Tròn

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Tiền Giang năm 2023 đạt 5,72%
  •   18/06/2024 08:59

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước đạt 66.316 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) tăng 5,72% so với năm 2022, quý I tăng 2,9%, quý II tăng 4,36%, quý III tăng 7,27% và quý IV tăng 8,12%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,14%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,57% và khu vực dịch vụ tăng 6,64% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,96% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,99% so cùng kỳ.   Năm 2023 do tác động của cuộc chiến cuộc chiến giữa Nga và Ucraina làm cho giá nhiên liệu tăng, lạm phát tăng cao, kinh tế thế giới khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thiếu đơn hàng để sản xuất, công nhân thiếu việc làm... nên tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 tăng thấp hơn so cùng kỳ. Phát triển kinh tế của tỉnh trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều yếu tố không thuận lợi, nhưng đạt được kết quả trên là sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hành và đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của tỉnh.  Trong 5,72% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp1,48%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,89%, khu vực dịch vụ đóng góp 2,06% .  GRDP nếu tính theo giá thực tế năm 2023 đạt 123.048 tỷ đồng, xét về qui mô Tiền Giang đứng thứ 21 cả nước và thứ 03 của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (sau Long An và Kiên Giang); GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 68,7 triệu đồng/người/năm, tăng 5,7 triệu đồng/người/năm so năm 2022 (năm 2022 đạt 63 triệu đồng/người/năm). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 2.867 USD/người/năm, tăng 6,9%, tương đương tăng 186 USD so năm 2022 (năm 2022 đạt 2.681 USD/người/năm).  Nếu so với các tỉnh trong Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, GRDP bình quân đầu người năm 2023 của Tiền Giang thấp hơn bình chung của Vùng 3.882 ngàn đồng/người/ năm; đứng thứ 07/13 trong khu vực.  Tăng trưởng của từng khu vực kinh tế như sau:  Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2023 ước tăng 4,14% so năm 2022; tăng cao hơn 0,6% so với năm 2022 (Kế hoạch 2023 tăng 3,5-3,8%).  - Ngành nông nghiệp tăng 5,44% so năm 2022, tăng cao hơn cùng kỳ 1,72%. Trồng trọt có nhiều thuận lợi, công tác phòng chống hạn mặn được triển khai sớm, độ mặn năm nay thấp, không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp; Dịch covid-19 được kiểm soát, xuất khẩu nông sản thông thoáng trở lại nên giá bán các loại sản phẩm trồng trọt tăng so cùng kỳ. Cụ thể là mặt hàng gạo xuất khẩu, đây là năm cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ sau nhiều năm gặp khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm đã được nông dân tập trung đầu tư, theo đúng định hướng của tỉnh. Xu hướng chuyển dịch diện tích trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm. Tổng diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh ước tính đến cuối năm 2023 đạt 107.564 ha, tăng 2,5% so với năm 2022, (tương ứng tăng 2.624 ha). Diện tích tăng tập trung ở một số loại cây như: khóm, dừa, sầu riêng... Đặc biệt, diện tích trồng sầu riêng của tỉnh tăng nhanh, ước tính đến cuối năm 2023 diện tích trồng đạt 21.790 ha, tăng 23,4% so cùng kỳ. Lợi nhuận tăng do giá bán các sản phẩm trồng trọt trong năm tăng hơn năm 2022, đã kích thích nông dân tập trung đầu tư nên ngành nông nghiệp có tốc độ tăng khá so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng lúa năm 2023 đạt 129.389 ha, giảm 4% so cùng kỳ do nông dân chuyển sang gieo trồng các loại cây khác, xây dựng nhà, các cơ sở hạ tầng,... Nhìn chung trà lúa năm nay phát triển tốt, tuy nhiên có một số vùng nông dân trồng lúa đan sen với trồng cây ăn quả nên ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, tổng sản lượng thu hoạch năm 2023 đạt 789.904 tấn, giảm 5,9% so cùng kỳ.  - Trong lĩnh vực chăn nuôi, giá bán các sản phẩm chăn nuôi bình quân 6 tháng đầu năm thấp so cùng kỳ, trong khi giá thức ăn tăng cao, người nuôi không có lãi, nên việc tái đàn trên địa bàn tỉnh còn chậm. Từ cuối tháng 6 đến nay giá bán các sản phẩm chăn nuôi có tăng, đảm bảo người nuôi có lãi, nên tổng đàn tăng. Ước tính đến cuối năm tổng đàn so với cùng kỳ năm trước: đàn bò đạt 122 ngàn con, tăng 5%; đàn lợn 300 ngàn con, tăng 2,5%; đàn gia cầm 16,3 triệu con, tăng 0,5%. Tuy nhiên bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang gây tâm lý lo lắng cho người nuôi và cả người tiêu dùng.  - Ngành thủy sản giảm 2,14% so cùng kỳ, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 310.556 tấn, giảm 11% so cùng kỳ. Hoạt động thủy sản giảm chủ yếu ở khai thác thủy sản. Sản lượng nuôi trồng đạt 211.489 tấn, tăng 0,2, nhưng sản lượng thủy sản khai thác chỉ đạt 99.077 tấn, giảm 28,1%. Hoạt động khai thác thủy sản còn nhiều khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, biển động liên tục, gió nhiều, sóng lớn nên các đội tàu gặp khó khăn trong quá trình đánh bắt, sản lượng khai thác ít, số lượng tàu ra khơi đánh bắt ít hơn cùng kỳ, làm cho sản lượng thủy sản khai thác giảm. Tuy nhiên cơ cấu sản phẩm khai thác thay đổi theo hướng tăng sản phẩm có giá trị cao nên tốc độ tăng ngành thủy sản giảm ít.  Khu vực công nghiệp - xây dựng: Tăng 6,57% so với năm 2022 (quý I tăng 3,68%, quý II tăng 3,79%, quý III tăng 8,33%, quý IV tăng 10,36); Tăng thấp hơn năm 2022 là 4,4% (Kế hoạch tăng từ 11,5-12%).  - Ngành công nghiệp tăng 5,07% so với năm 2022 (cùng kỳ tăng 11,27%). Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do đơn hàng giảm từ quý IV/2022 cho đến nay, nhất là các ngành may mặc, giày da, túi xách, chế biến thủy sản... do tác động của hậu dịch Covid – 19, kinh tế thế giới suy giảm, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine làm cho giá nhiên liệu tăng, lạm phát tăng cao. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp như có chỉ số giảm hoặc tăng thấp so cùng kỳ như: Sản xuất trang phục chiếm tỷ trọng 12%, giảm 20,47%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn chiếm tỷ trọng 1,74%, giảm 34,12%; sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 30,07%, giảm 0,24%... bên cạnh đó, có một số ngành tăng khá so cùng kỳ như: sản xuất kim loại chiếm tỷ trọng 21,48%, tăng 19,86% so cùng kỳ; sản xuất sản phẩm từ cao su và lastic chiếm tỷ trọng 6,51%, tăng 14,66% so cùng kỳ... trong năm cũng có một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, trong đó có nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 đi vào hoạt động từ ngày 31/5/2023, nên công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng, có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, 6 tháng đầu năm chỉ tăng ở mức 2,78%, đến quý III tăng 6,27% và quý IV tăng 8,75%.  - Ngành xây dựng tăng 13,88% (cùng kỳ tăng 9,6%), là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2023. Tỉnh chú trọng giao vốn sớm cho các chủ đầu tư ngay từ tháng 12 năm 2022 và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện của các dự án, nhất là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm của địa phương và trung ương đang được triển khai thi công, cộng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công đã góp phần làm cho hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng cao so cùng kỳ, nhất là các công trình của huyện Cái Bè, Châu Thành kịp thời ch huyện nông thôn mới..   Khu vực dịch vụ: Tăng 6,64% (kế hoạch 7 – 7,5%, bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực Dịch vụ tăng 6,96%. Hoạt động thương mại và dịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng; Hầu hết các ngành trong khu vực này đều tăng, các ngành dịch vụ đã trở lại trạng thái hoạt động bình thường sau dịch covid - 19, giá cả trong năm được kiểm soát tốt, không xảy ra tình trạng nâng giá bất hợp lý, hàng hóa dồi dào, đáp nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Một số ngành tăng khá như: bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 9,27%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,38%; Vận tải kho bãi tăng 10,72%; Hoạt động dịch vụ khác tăng 24,06%... thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,99% so cùng kỳ.  Cơ cấu kinh tế: Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025 của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Năm 2023 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 37,1%, giảm 0,1% so năm 2022 (cùng kỳ 37,2%); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 27,5%, giảm 0,5% so năm 2022 (cùng kỳ 28%); khu vực dịch vụ chiếm 29,8%, tăng 0,6% so năm 2022 (cùng kỳ 29,2%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,6% tương đương so cùng kỳ.   Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ra sức chỉ đạo, điều hành, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có xu hướng phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng, hầu hết chỉ tiêu đều đạt, vượt mục tiêu kế hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh đó phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đó là: Khả năng cạnh tranh, vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tái cấu trúc ngành công nghiệp, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về nguyên liệu, thị trường, chi phí đầu vào,… Sản xuất công nghiệp tuy có phát triển nhưng yếu tố phát triển bền vững chưa cao, các sản phẩm nhìn chung có sức cạnh tranh thấp. Phát triển du lịch của tỉnh còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Tình trạng đình công, khiếu kiện vẫn còn xảy ra, tình hình an ninh, trật tự có lúc, có nơi phát sinh sự vụ, sự việc phức tạp,... ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.  Để đạt và vượt kế hoạch năm 2024 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra, trong năm 2024 cần thực hiện tốt các giải pháp sau:  - Tổ chức công bố và triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với tổ chức hội nghị xúc tiến, mời gọi đầu tư của tỉnh.Nâng cao chất lượng đội ngũ những người tham gia vào công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, công tác phân tích, dự báo,... xây dựng đội ngũ này theo hướng nâng cao cả về số lượng và chất lượng, có tính chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình mới.Các ngành chức năng khảo sát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để có phương hướng đào tạo nguồn lao động phục vụ cho các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp.Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về tình hình hoạt động, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu sản xuất, lao động,... Tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, đặc biệt là các ngành như: dệt may, da giày, chế biến thủy sản, ... nhằm có giải pháp hỗ trợ cụ thể doanh nghiệp ổn định sản xuất; xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp.Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; sẵn sàng hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp để mời gọi đầu tư; vận dụng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực về vốn. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, kết nối vùng nguyên liệu, đào tạo lao động, xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm,…Chú trọng công tác xử lý môi trường theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước trong quá trình hoạt động và sản xuất của khu, cụm công nghiệp. Thu hút đầu tư các ngành nghề tạo ra các sản phẩm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Khuyến khích các cơ sở công nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất. Không tiếp nhận các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cao.Phát triển mạng lưới bưu chính, chuyển phát, đảm bảo lưu chuyển thông suốt, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho lãnh đạo, điều hành của các cấp Đảng, chính quyền; phục vụ nhu cầu giao dịch thương mại của doanh nghiệp và quan hệ của người dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển KT-XH của tỉnh. Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính, viễn thông chất lượng, đa dạng; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển KT-XH, quốc phòng và an ninh.Tập trung rà soát, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là về thủ tục hành chính, quy định trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai... Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, đẩy nhanh xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao...Theo dõi chặt chẻ tình hình thời tiết, chủ động phòng chống thiên tai, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm.Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Không để xảy ra chậm tiêu thụ nông sản, gián đoạn chuỗi sản xuất, cung ứng do không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển dịch vụ vui chơi giải trí; gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao để khai thác du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch đạt chất lượng để góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, tăng cường công tác truyền thông, quảng bá du lịch thông qua việc tham gia các sự kiện du lịch; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Tiền Giang trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm du lịch. Đặc biệt, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tăng cường công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng ĐBSCL để hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh với các tỉnh, thành khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.                                                                                               N.V.Tròn

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2023
  •   14/03/2024 05:44

Năm 2023, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt, nguy cơ mất thanh khoản, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, trên toàn cầu gia tăng. Kinh tế thế giới tiếp tục trải qua thời kỳ khó khăn, bất định khi chiến sự Israel - Hamas xảy ra có nguy cơ lan rộng, khủng hoảng Nga - Ukraine leo thang sang giai đoạn mới… đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu, trong đó có nước ta. Trên địa bàn tỉnh, tình hình sản xuất, kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Một số thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, giảm sản lượng, lao động bị mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, đời sống một bộ phận người dân gặp khó khăn.  Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm túc các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng dần rõ nét hơn qua từng quý, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và đạt được kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.  I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ  1. Tăng trưởng kinh tế  Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước đạt 66.316 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) tăng 5,72%([1]) so với năm 2022, quý I tăng 2,9%, quý II tăng 4,36%, quý III tăng 7,27% và quý IV tăng 8,12%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,14%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,57% và khu vực dịch vụ tăng 6,64% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,96% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,99% so cùng kỳ.  Năm 2023 do tác động của cuộc chiến giữa Nga và Ucraina làm cho giá nhiên liệu tăng, lạm phát tăng cao, kinh tế thế giới khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thiếu đơn hàng để sản xuất, công nhân thiếu việc làm... nên tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 tăng thấp hơn 1,32% so cùng kỳ. Phát triển kinh tế của tỉnh trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều yếu tố không thuận lợi, nhưng đạt được kết quả trên là sự nổ lực rất lớn của lãnh đạo tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hành và đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của tỉnh.  Trong 5,72% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,48%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,89%, khu vực dịch vụ đóng góp 2,06%.  GRDP năm 2023 tính theo giá hiện hành đạt: 123.048 tỷ đồng, tăng 9,35% so cùng kỳ (tương đương tăng 10.518 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 68,7 triệu đồng/người/năm([2]), tăng 5,7 triệu đồng/người/năm so năm 2022 (năm 2022 đạt 63 triệu đồng/người/năm). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 2.867 USD/người/năm, tăng 6,9%, tương đương tăng 186 USD so năm 2022 (năm 2022 đạt 2.681 USD/người/năm).  Tốc độ tăng trưởng trên các lĩnh vực như sau:  1.1. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (Kế hoạch 2023 tăng 3,5-3,8%): tăng 4,14% so năm 2022; tăng cao hơn 0,6% so với năm 2022; trong đó:  Ngành nông nghiệp tăng 5,44% tăng cao hơn so với cùng cùng kỳ 1,72%. Trồng trọt có nhiều thuận lợi, công tác phòng chống hạn mặn được triển khai sớm, độ mặn năm nay thấp, không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp; Dịch covid-19 được kiểm soát, xuất khẩu nông sản thông thoáng trở lại nên giá bán các loại sản phẩm trồng trọt tăng so cùng kỳ nông dân tích cực dầu tư, chăm sóc. Cụ thể là mặt hàng xuất khẩu gạo, đây là năm cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ sau nhiều năm gặp khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm đã nông dân tập trung đầu tư, theo đúng định hướng của tỉnh. Xu hướng chuyển dịch diện tích trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm. Tổng diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh ước tính đến cuối năm 2023 đạt 107.564 ha, tăng 2,5% so với năm 2022, (tương ứng tăng 2.624 ha). Diện tích tăng tập trung ở một số loại cây như: khóm, dừa, sầu riêng;... đặc biệt, diện tích trồng sầu riêng của tỉnh tăng nhanh, ước tính đến cuối năm 2023 diện tích trồng đạt 21.790 ha, tăng 23,4% so cùng kỳ. Lợi nhuận tăng do giá bán các sản phẩm trồng trọt trong năm tăng, đã kích thích nông dân tập trung đầu tư nên ngành nông nghiệp có tốc độ tăng khá so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng lúa năm 2023 đạt 129.389 ha, giảm 4% so cùng kỳ do nông dân chuyển sang gieo trồng các loại cây khác, xây dựng nhà, các cơ sở hạ tầng,... Nhìn chung trà lúa năm nay phát triển tốt, tuy nhiên có một số vùng nông dân trồng lúa đan xen với trồng cây ăn quả nên ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, tổng sản lượng thu hoạch năm 2023 đạt 789.904 tấn, giảm 5,9% so cùng kỳ.  Trong lĩnh vực chăn nuôi, giá bán các sản phẩm bình quân 6 tháng đầu năm thấp so cùng kỳ, trong khi giá thức ăn tăng cao, người nuôi không có lãi, nên việc tái đàn trên địa bàn tỉnh còn chậm. Từ cuối tháng 6 đến nay giá bán các sản phẩm chăn nuôi có tăng, đảm bảo người nuôi có lãi, nên tổng đàn tăng. Ước tính đến cuối năm tổng đàn so cùng kỳ năm trước: đàn bò đạt 122 ngàn con, tăng 5%; đàn lợn 300 ngàn con, tăng 2,5%; đàn gia cầm 16,3 triệu con, tăng 0,5%. Tuy nhiên bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn xuất hiện ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang gây tâm lý lo lắng cho người nuôi và cả người tiêu dùng.  Ngành thủy sản giảm 2,14% so cùng kỳ, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 310.556 tấn, giảm 11% so cùng kỳ. Hoạt động thủy sản giảm chủ yếu ở khai thác thủy sản: sản lượng nuôi trồng đạt 211.489 tấn, tăng 0,2%, nhưng sản lượng thủy sản khai thác chỉ đạt 99.077 tấn, giảm 28,1%. Hoạt động khai thác thủy sản còn nhiều khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, biển động liên tục, gió nhiều, sóng lớn nên các đội tàu gặp khó khăn trong quá trình đánh bắt, sản lượng khai thác ít, số lượng tàu ra khơi đánh bắt ít hơn cùng kỳ, làm cho sản lượng thủy sản khai thác giảm, tuy nhiên cơ cấu sản phẩm khai thác thay đổi theo hướng tăng sản phẩm có giá trị nên tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản giảm ít  1.2. Khu vực công nghiệp - xây dựng (Kế hoạch tăng từ 11,5-12%): tăng 6,57% so với năm 2022 (quý I tăng 3,68%, quý II tăng 3,79%, quý III tăng 8,33%, quý IV tăng 10,36); tăng thấp hơn năm 2022 là 4,4%.  Ngành Công nghiệp tăng 5,07% so với năm 2022 (cùng kỳ tăng 11,27%). Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do đơn hàng giảm từ quý IV/2022 cho đến nay, nhất là các ngành may mặc, giày da, túi xách, chế biến thủy sản... do tác động của hậu dịch Covid-9, kinh tế thế giới suy giảm, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine làm cho giá nhiên liệu tăng, lạm phát tăng cao. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp như có chỉ số giảm hoặc tăng thấp so cùng kỳ như: Sản xuất trang phục chiếm tỷ trọng 12%, giảm 20,47%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn chiếm tỷ trọng 1,74%, giảm 34,12%; sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 30,07%, giảm 0,24%... bên cạnh đó, một số ngành tăng khá so cùng kỳ kìm hãm tốc độ giảm như: sản xuất kim loại chiếm tỷ trọng 21,48%, tăng 19,86% so cùng; sản xuất sản phẩm từ cao su và lastic chiếm tỷ trọng 6,51%, tăng 14,66% so cùng kỳ... và trong năm cũng có một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, trong đó có nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 đi vào hoạt động từ ngày 31/5/2023, nên công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng, có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, 6 tháng đầu năm chỉ tăng ở mức 2,78%, đến quý III tăng 6,27% và quý IV tăng 8,75%.  Ngành xây dựng tăng 13,88% (cùng kỳ tăng 9,6%), là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2023. Tỉnh chú trọng giao vốn sớm cho các chủ đầu tư ngay từ tháng 12 năm 2022 và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện của các dự án, nhất là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm của địa phương và trung ương đang được triển khai thi công, cộng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công nhất là các công trình của huyện Châu Thành và huyện Cái Bè kịp thời cho huyện nông thôn mới đã góp phần làm cho hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khá so cùng kỳ.  1.3. Khu vực dịch vụ (Kế hoạch tăng từ 7,0-7,5%): tăng 6,64% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,96% so cùng kỳ. Hoạt động thương mại và dịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng; Hầu hết các ngành trong khu vực này đều tăng, các ngành dịch vụ đã trở lại trạng thái hoạt động bình thường sau dịch covid-19, giá cả trong năm được kiểm soát tốt, không xảy ra tình trạng nâng giá bất hợp lý, hàng hóa dồi dào, đáp nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Một số ngành tăng khá như: bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 9,27%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,38%; Vận tải kho bãi tăng 10,72%; Hoạt động dịch vụ khác tăng 24,06%... thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,99% so cùng kỳ.  1.4. Cơ cấu kinh tế:  Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 37,1% (cùng kỳ 37,2%); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 27,5% (cùng kỳ 28%); khu vực dịch vụ chiếm 29,8% (cùng kỳ 29,2%); Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,6% tương đương so cùng kỳ.  2. Tài chính - Ngân hàng  a. Tài chính:  - Thu ngân sách nhà nước: năm 2023 ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 10.182 tỷ đồng, giảm 6,5% so cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 9.888 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, giảm 5,8% so cùng kỳ.  Một số khoản thu đạt và vượt so với dự toán năm, cụ thể: Thu từ doanh nghiệp nhà nước là 263 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán năm; thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh là 1.245 tỷ đồng, đạt 108,3% ; thu tiền sử dụng đất là 1.000 tỷ đồng, đạt 100%; ...  Có 10/11 huyện, thành thị có tỷ lệ thu cả năm vượt dự toán, các đơn vị đạt cao như: Thị xã Gò Công là 247 tỷ đồng, đạt 217,2%; huyện Gò Công Tây 154 tỷ đồng, đạt 206%; huyện Chợ Gạo 193 tỷ đồng, đạt 195,9%;... Riêng Thành phố Mỹ Tho đạt 98,8%.  - Chi ngân sách nhà nước: Năm 2023 ước chi 19.755 tỷ đồng, đạt 140% dự toán, tăng 5,8% so cùng kỳ. Kết quả thực hiện chi ngân sách địa phương năm 2023 đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các đơn vị, địa phương. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 5.395 tỷ đồng, đạt 101,9% dự toán năm, tăng 11,7% so cùng kỳ; Chi thường xuyên là 8.601 tỷ đồng, đạt 102,3% so với dự toán, tăng 4,9% so với cùng kỳ.  b. Ngân hàng:  Ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh tập trung mọi nguồn lực đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần tích cực vào phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.  - Về huy động vốn: đến cuối tháng 10/2023, tổng vốn huy động 94.067 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch; tăng 6.331 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cuối năm trước, tốc độ tăng bình quân là 0,64%/ tháng. Ước đến cuối năm 2023, đạt 96.147 tỷ đồng, tăng 8.410 tỷ, tỷ lệ tăng 9,59% so với cuối năm 2022, đạt 101,47% kế hoạch năm 2023.  - Về dư nợ: Đến cuối tháng 10/2023, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 92.267 tỷ, tăng 6.246 tỷ, tăng 7,3% so với cuối năm 2022, bình quân tăng 0,71%/tháng. Ước đến cuối năm 2023, dư nợ toàn tỉnh thực hiện 93.749 tỷ đồng, tăng 7.728 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,98% so với cuối năm 2022, đạt 95,60% kế hoạch năm 2023.  - Nợ xấu: đến cuối tháng 10/2023, nợ xấu là 1.704,1 tỷ đồng, tỷ lệ là 0,85% trên tổng dư nợ, tăng 1,16% so cuối năm 2022. Ước đến cuối tháng 12/2023, nợ xấu là 1.612 tỷ đồng, tỷ lệ 1,7%, tăng 1,01% so với cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng nợ xấu ở mức thấp, nằm trong sự kiểm soát.  - Quỹ tín dụng nhân dân: hoạt động ổn định, các chỉ tiêu điều đạt mức tăng trưởng. Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 11/2023 là 1.483 tỷ đồng, tăng 7,29% so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ cho vay 1.109 tỷ đồng, tăng 6,71% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu 0,43%, giảm 0,24% so đầu năm.1. Tốc đ  3. Giá, lạm phát  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,15% so tháng 11/2023 (thành thị tăng 0,14%, nông thôn tăng 0,16%); so cùng kỳ tăng 3,99%. Bình quân năm 2023 so cùng kỳ tăng 2,6%; như vậy, địa phương kiểm soát tốt lạm phát dưới 4%, bình quân 1 tháng CPI tăng 0,22%.ộ    4. Đầu tư và Xây dựng  Năm 2023, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 46.060 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 10,1% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 27.070 tỷ đồng, tăng 12,5%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 5.694 tỷ đồng, giảm 12,1%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 11.849 tỷ đồng, tăng 19,4% so cùng kỳ.  Năm 2023, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 6.862 tỷ đồng, đạt 101,6% kế hoạch, tăng 27,9% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 5.847 tỷ đồng, tăng 38,8%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 564 tỷ đồng, giảm 24,9%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 450 tỷ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ.  - Tình hình thu hút đầu tư:  Tính đến cuối tháng 11 năm 2023 tỉnh thu hút được 16 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.798 tỷ đồng, tăng 75,3% so cùng kỳ. Dự kiến cả năm tỉnh thu hút được 22 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 20.000 tỷ đồng, tăng 95,8% so cùng kỳ.  - Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp:  + Khu công nghiệp: Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất quy hoạch là 2.083,6 ha, trong đó có 3 khu: KCN Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang, đang hoạt động với diện tích 816 ha, chiếm 39,2% diện tích quy hoạch KCN. Đến nay các KCN thu hút được 109 dự án (trong đó có 81 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD và 4.561 tỷ đồng; diện tích cho thuê 534,6/753,2 ha, chiếm 70,97%.  + Về cụm công nghiệp: đến nay toàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 1.007,3 ha được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 cụm công nghiệp đã mời gọi được nhà đầu tư gồm: CCN Trung An, Tân Mỹ Chánh, An Thạnh, Gia Thuận 1 đã hoàn thành đầu tư hạ tầng, đang hoạt động ổn định. Tính đến cuối năm 2023 số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp là 68 dự án (trong đó: có 6 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 0,2 tỷ USD và 998,2 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 48,34 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 63,07%.tăng tổng sản phẩm trong nướcTổng   5. Tình hình phát triển của doanh nghiệp  Theo báo cáo Sở kế hoạch - Đầu tư, Ước thực hiện năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới là 870 doanh nghiệp, đạt 104,8% kế hoạch, giảm 5,7% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký là 5.500 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp 6,3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Đăng ký thành lập mới 788 đơn vị trực thuộc (220 chi nhánh, 548 địa điểm kinh doanh, 20 văn phòng đại diện). Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2023 là 110 doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2023, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khoảng 6.140 doanh nghiệp.  6. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản  a. Nông nghiệp:  * Trồng trọt:   - Cây lương thực có hạt: gieo trồng 131.657 ha, đạt 100,3% kế hoạch và giảm 4,1% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 798.240 tấn, đạt 100,2% kế hoạch và giảm 5,8% so cùng kỳ. Cụ thể:  + Cây lúa: Gieo sạ 129.389 ha, đạt 100,4% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 61 tạ/ha; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 789.904 tấn, đạt 100,3% kế hoạch và giảm 5,9% so cùng kỳ,  ● Vụ Đông Xuân 2022 - 2023: chính thức xuống giống 48.202 ha, đạt 101,7% kế hoạch và giảm 2% so cùng kỳ; thu hoạch 100% diện tích với năng suất thu hoạch bình quân đạt 69,8 tạ/ha, giảm 2,1%, sản lượng thu hoạch 336.317 tấn, Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm 539,3 ha, đất cây lâu năm 348,1 ha, đất phi nông nghiệp110 ha (xây dựng, cơ sở hạ tầng,..) và đất nuôi trồng thủy sản 2,5 ha.  ● Vụ Hè Thu: diện tích gieo trồng chính thức 68.308 ha (vụ Xuân Hè 22.878 ha và Hè Thu 45.430 ha), đạt 100,4% kế hoạch và giảm 5,5% so cùng kỳ; thu hoạch 100% diện tích với năng suất thu hoạch bình quân đạt 56,1 tạ/ha, giảm 2,8%; sản lượng 383.286 tấn, giảm 8,1% do diện tích gieo trồng giảm 5,5% và năng suất bình quân giảm 2,8%. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi đất trồng lúa sang: đất trồng cây hàng năm 545 ha, đất cây lâu năm 2.996 ha, cắt vụ 196 ha, đất phi nông nghiệp143 ha (xây dựng, cơ sở hạ tầng,..) và 76 ha đất nuôi trồng thủy sản.  ● Vụ Thu đông: diện tích gieo trồng 12.879 ha, đạt 95,5% kế hoạch và giảm 3,9% so cùng kỳ; thu hoạch 100% diện tích với năng suất thu hoạch bình quân 54,6 tạ/ha, tăng 2,8% so cùng kỳ; sản lượng 70.301 tấn, giảm 1,2% so cùng kỳ, do diện tích gieo trồng giảm theo Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi đất trồng lúa sang: 433 ha cây lâu năm, 68 ha không có nước gieo trồng, cắt vụ, chuyển vụ, 16 ha đất phi nông nghiệp (xây dựng, cơ sở hạ tầng, thủy lợi...).  + Cây ngô: diện tích gieo trồng đạt 2.256 ha, giảm 4,1% so cùng kỳ, diện tích giảm dần qua từng năm do quá trình đô thị hóa và chuyển sang trồng cây lâu năm; thu hoạch 100% diện tích; năng suất bình quân đạt 36,8 tạ/ha, tăng 1,7%; sản lượng đạt 8.305 tấn, giảm 2,4% do diện tích gieo trồng giảm.  + Cây lương thực có hạt khác: năm 2023 gieo trồng 12 ha, bằng 57,1%; sản lượng 3 tấn, bằng 58,5% so cùng kỳ.  - Cây rau đậu các loại: gieo trồng 54.353 ha, giảm 4,1% so cùng kỳ; sản lượng 1.187.685 tấn, giảm 3,1%; trong đó: rau các loại 54.097 ha, giảm 4,1%; sản lượng 1.186.905 tấn, giảm 3,1%. Nguyên nhân do một số diện tích đất màu ven khu công nghiệp chuyển sang loại hình kinh doanh nhà trọ, hàng quán và dịch vụ ăn uống, công trình công cộng…. làm cho diện tích gieo trồng rau màu giảm.  - Cây lâu năm: Tổng diện tích trồng cây lâu năm sơ bộ năm 2023 đạt 107.564 ha, đạt 102,8% kế hoạch và tăng 2,5% so cùng kỳ, tương ứng tăng 2.624 ha; trong đó diện tích cây ăn quả là 84.192 ha, tăng 2,2% so cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung chủ yếu ở các loại cây như: Dứa/khóm, sầu riêng, ổi, ...  Tổng sản lượng cây lâu năm thu hoạch sơ bộ năm 2023 đạt 2.112.110 tấn, đạt 105,6% kế hoạch và tăng 6,4% so cùng kỳ; trong đó sản lượng cây ăn quả đạt 1.764.419 tấn, đạt 101% kế hoạch và tăng 6,8% so cùng kỳ.  * Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có xu hướng tăng, ước thời điểm 01/12/2023: đàn bò 122,3 ngàn con, tăng 5%; đàn lợn 300 ngàn con, tăng 2,5%; đàn gia cầm 16,3 triệu con, tăng 0,5% so cùng kỳ năm trước.  *Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi trong năm 2023 (theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang):  - Trên gia cầm: từ đầu năm đến nay, ghi nhận 10 hộ mắc bệnh cúm gia cầm với tổng số gia cầm bệnh là 12.463 con trên tổng đàn 16.900 con tại 04 xã/04 huyện: Cai Lậy, Gò Công Tây, Châu Thành, Gò Công Đông. Số gia cầm được tiêu hủy là 16.900 con.  - Trên gia súc:  + Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP): từ ngày 14/12/2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 110 hộ có lợn mắc bệnh với số lợn bệnh là 1.452 trên tổng đàn 4.051 con tại 19 xã/09 huyện (Cai Lậy: 01 xã; Tân Phước: 01 xã; Gò Công Tây: 02 xã; Gò Công Đông: 01 xã; Cái Bè: 03 xã; Chợ Gạo: 05 xã; Châu Thành: 03 xã; TP. Mỹ Tho: 01 xã; thị xã Cai Lậy: 02 xã). Số lợn được tiêu hủy là 2.479 con với khối lượng khoảng 114.539 kg.  + Bệnh viêm da nổi cục: từ ngày 14/12/2022 đến nay, ghi nhận bò bệnh viêm da nổi cục tại 07 huyện/16 xã/18 ấp/21 hộ với 26 con bò bệnh/tổng đàn 85 con; đã tiêu hủy 04 con với khối lượng 746 kg.  b. Lâm nghiệp:  Tổng diện tích rừng hiện có 1.735,5 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ 1.381,8 ha trồng ở huyện Gò Công Đông 429,5 ha; huyện Tân Phú Đông 896,9 ha và huyện Tân Phước 55,4 ha và rừng sản xuất là 353,7 ha.  Tổng số cây trồng năm 2023 được 563,2 ngàn cây phân tán các loại, giảm 14,7% so với cùng kỳ. Cây trồng chủ yếu cây bạch đàn, tràm bông vàng trên các tuyến đường đi lấy bóng mát, xung quanh các tuyến đê bao, trồng cặp ven bờ sông chống sạt lở đất ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phú Đông.  Sản lượng khai thác gỗ đạt 32.600 m3, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Các loại gỗ được khai thác chủ yếu từ các loại cây như: bạch đàn, bạch đàn cao sản, dầu gió, tràm lanh. Diện tích rừng và số lượng trồng cây qua các năm chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả khác như cây khóm (dứa), mít, sầu riêng, thanh long, dừa (dừa xiêm xanh, lùn giống mới).  Năm 2023, toàn tỉnh khai thác được 103.571 Ste củi các loại, giảm 15,6% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác giảm do hộ dân ở các huyện Cái Bè, Tân Phước, Gò Công Đông chuyển đổi cây trồng sang vườn cây ăn trái.  c. Thủy sản:  Tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản các loại trong năm 2023 đạt 15.044 ha, đạt 102% kế hoạch, tăng 1,4% so cùng kỳ; bao gồm: diện tích nuôi tôm đạt 8.400 ha, tăng 2,8%; diện tích nuôi cá đạt 3.585 ha, tương đương so cùng kỳ; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.059 ha, giảm 0,9%.  Sản lượng thủy sản năm 2023 đạt 310.566 tấn, giảm 11% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng từ nuôi 211.489 tấn, tăng 0,2%; sản lượng khai thác 99.077 tấn, giảm 28,1%.  d. Nông thôn mới:  Theo lộ trình, đến cuối năm 2023, tỉnh có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 142/142 xã, đạt 100%; có 11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh là 50/142 xã, đạt 35,2%; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tổng số xã nông thôn mới kiểu mẫu là 4 xã và 2 huyện (Cái Bè, Châu Thành) đạt chuẩn huyện nông thôn mới, nâng tổng số có 6/8 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 03 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.  7. Sản xuất công nghiệp  Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh có nhiều biến động do ảnh hưởng kinh tế thế giới, doanh nghiệp không có đơn hàng hoặc đơn hàng giảm, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động làm cho chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.  Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng 5,12% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,88% (một số ngành có chỉ số tăng mạnh như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 48,41%; Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 42,73%; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 31,57%; Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 20,04%;...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,71%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,45%.  Sản phẩm sản xuất công nghiệp năm 2023: Có 33/53 sản phẩm tăng so cùng kỳ như: Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 106,6%; Tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 23,6%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 21,4%; Ống và ống dẫn bằng đồng tăng 17,5%; Điện thương phẩm tăng 9,5%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 5,2%; Thức ăn cho gia súc tăng 3,4%; Phân vi sinh tăng 1,1%; Bia đóng lon tăng 0,8%;… Có 20/53 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục giảm 66,1%; Túi xách giảm 23,7%; Dây thép không gỉ giảm 16,8%; Bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 11,4%; Thức ăn cho thủy sản giảm 4,1%; Phi lê đông lạnh giảm 3,9%; Bia đóng chai giảm 2,6%;…  * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:  - Chỉ số tiêu thụ tháng 12/2023 so với tháng trước tăng 6,56% và tăng 9,14% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 giảm 5,65% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 9,12%, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản giảm 10,58%; sản xuất đồ uống giảm 3,3%, trong đó sản xuất bia giảm 3,3%; sản xuất trang phục giảm 54,71%; sản xuất da giảm 16,82%, trong đó sản xuất giày dép giảm 13,05%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 0,26%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 46,26%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: dệt tăng 1,58%, trong đó sản xuất sợi tăng 20,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 13,51%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 58,06%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 56,89%; sản xuất kim loại tăng 14,63%;…  - Chỉ số tồn kho tháng 12/2023 so tháng trước tăng 6,91% và so với cùng kỳ tăng 55,96%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,4 lần, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 30,32%; sản xuất da tăng 17,72%, trong đó sản xuất giày dép tăng 20,36%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 47,53%; …Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ: dệt giảm 65,52%; sản xuất trang phục giảm 36,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn giảm 68,65%; sản xuất thiết bị điện giảm 79,79%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 81,11%;…  8. Thương mại, dịch vụ  a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:  Nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển, tập trung xây dựng phát triển hạ tầng thương mại và có những bước tiến đáng kể, đưa Tiền Giang trở thành điểm giao thương năng động, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh hoạt của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.  Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2023 là 82.025 tỷ đồng, đạt 100,0% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 63.329 tỷ đồng, tăng 10,4%; lưu trú, ăn uống 7.283 tỷ đồng, tăng 11,9%; du lịch lữ hành 181 tỷ đồng, tăng 38,3%; dịch vụ tiêu dùng 11.232 tỷ đồng, tăng 11,5% so cùng kỳ.  b. Xuất - Nhập khẩu:  Kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn, do đó đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Ngoài ra xuất khẩu Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hoa Kỳ, khi các thị trường này biến động sẽ làm trì trệ hoạt động xuất khẩu của tỉnh, nhất là các mặt hàng nông sản. Với sự nổ lực của các doanh nghiệp, xuất khẩu năm 2023 của tỉnh tăng khá so cùng kỳ.  * Xuất khẩu:  Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước 5.107 triệu USD, đạt 130,9% kế hoạch, tăng 25% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 28 triệu USD, tăng 142,7%; kinh tế ngoài nhà nước 1.299 triệu USD, tăng 75,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 3.779 triệu USD, tăng 13,4% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu của tỉnh trong năm 2023 như sau:  - Thủy sản: ước năm 2023 xuất 165.090 tấn, tăng 46,2% so cùng kỳ; với giá trị xuất 487 triệu USD, đạt 121,8% kế hoạch, tăng 26,3% so cùng kỳ.  - Gạo: ước năm 2023 xuất 163.521 tấn, tăng 28,1% so cùng kỳ; với giá trị 98 triệu USD, đạt 196% kế hoạch, tăng 53,8% so cùng kỳ.  - Hàng dệt, may: ước năm 2023 xuất 63.040 ngàn sản phẩm, giảm 39,2%; trị giá xuất 820 triệu USD, đạt 132,3% kế hoạch, tăng 26,4% so cùng kỳ.  - Kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng): ước năm 2023 xuất 111.894 tấn, tăng 15,2%; trị giá xuất 1.103 triệu USD, tăng 11,3% so cùng kỳ.  Ngoài ra, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong năm 2023 như: giày dép các loại 829 triệu USD, tăng 2,4%; sắt, thép 272 triệu USD, tăng 295,7%; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 200 triệu USD, giảm 16%... so cùng kỳ.  * Nhập khẩu:  Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2023 ước thực hiện 2.701 triệu USD, đạt 117,4% kế hoạch, tăng 20,7% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 183 triệu USD, tăng 42,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.518 triệu USD, tăng 19,4% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như kim loại thường khác 868 triệu USD, giảm 9,6%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 555 triệu USD, tăng 53,8%; sắt, thép các loại 291 triệu USD, tăng 181%; vải các loại 249 triệu USD, tăng 13,3%... so cùng kỳ.  c. Vận tải:  Năm 2023, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 2.504 tỷ đồng, tăng 12,8% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 649 tỷ đồng, tăng 15,2% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 1.611 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 1.010 tỷ đồng, tăng 12,8%; vận tải đường thủy thực hiện 1.250 tỷ đồng, tăng 13,7%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 244 tỷ đồng, giảm 7,8% so cùng kỳ.  Trong năm, vận chuyển hành khách 16.507 ngàn hành khách, tăng 14,4% và luân chuyển 363.311 ngàn hành khách.km, tăng 10,2% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 5.554 ngàn hành khách, tăng 9,7% và luân chuyển 351.428 ngàn hành khách.km, tăng 9,9% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 10.953 ngàn hành khách, tăng 17% và luân chuyển 11.883 ngàn hành khách.km, tăng 22,5% so cùng kỳ.  Năm 2023, vận tải hàng hóa 15.645 ngàn tấn, tăng 13,3% và luân chuyển 3.046.444 ngàn tấn.km, tăng 12,3% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 2.263 ngàn tấn, tăng 9,8% và luân chuyển được 489.126 ngàn tấn.km, tăng 10,9% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 13.382 ngàn tấn, tăng 13,9% và luân chuyển 2.557.318 ngàn tấn.km, tăng 12,6% so cùng kỳ.  * Phương tiện giao thông: Trong tháng đăng ký mới 3.004 chiếc mô tô xe máy, 355 chiếc ô tô, 02 chiếc xe đạp điện và 01 xe khác. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.484.407 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.431.894 chiếc, 51.305 xe ô tô, 157 xe ba bánh, 471 xe đạp điện và 580 xe khác.   d. Du lịch:  Nhằm phục hồi và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, với nhiều chính sách mở cửa kịp thời thông thoáng, thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả, quá trình phục hồi ngành du lich Tiền Giang có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan.  Năm 2023, lượng khách du lịch đến tỉnh 1.389 ngàn lượt, đạt 111,1% kế hoạch, tăng 67,8% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 420 ngàn lượt, đạt 168,1% kế hoạch, tăng 4,2 lần so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 7.464 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 97,6%, tương đương 7283 tỷ đồng.  e. Bưu chính - Viễn thông:  Doanh thu bưu chính - viễn thông đến cuối tháng 12/2023 đạt 3.683 tỷ đồng, đạt 134,8% kế hoạch và tăng 4,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 384 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 11,3% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông 3.298 tỷ đồng, đạt 140,3% kế hoạch, tăng 4,2% so cùng kỳ.  Tổng số thuê bao điện thoại trên mạng ước đến cuối năm 2023 là 128.581 thuê bao, mật độ bình quân đạt 7,18 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây từ đầu năm 2023 đến nay tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa và giá cước điện thoại ngày càng giảm cho nên khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Tổng số thuê bao internet trên mạng đến cuối năm 2023 là 385.231 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 21,51 thuê bao/100 dân.  II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI  1. Lao động, giải quyết việc làm  a. Tư vấn và giới thiệu việc làm:  Trong năm 2023, tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 28.755 lượt lao động, đạt 144% kế hoạch và tăng 6,1% so cùng kỳ; trong đó: tư vấn nghề cho 1.287 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 3.439 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 23.117 lượt lao động thất nghiệp; tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 912 lượt lao động. Giới thiệu việc làm cho 3.430 lượt lao động, tăng 8,2% so cùng kỳ; trong đó có 1.578 lao động có được việc làm ổn định, tương đương so cùng kỳ.  Trong năm, ghi nhận 23.422 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 14,8% so cùng kỳ. Có 23.476 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 16,1% với tổng số tiền chi trả gần 532,8 tỷ đồng.  Người lao động đi làm việc nước ngoài trong năm 2023 có 508 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài như: Nhật Bản 436 lao động; Đài Loan 54 lao động; Canada 06 lao động; Hàn Quốc 05 lao động…, đạt 169% kế hoạch và tăng 15,7% so cùng kỳ.  Từ đầu năm đến nay, số vụ ngừng việc, đình công tập thể ghi nhận 05 vụ tại 05 doanh nghiệp với sự tham gia của khoảng 990 người lao động trên tổng số 3.083 người lao động đang làm việc, thời gian ngừng việc từ 2,5 giờ - 3 ngày.  b. Một số chỉ tiêu về dân số:  Ước tính năm 2023, dân số trung bình tỉnh Tiền Giang là 1.790.653 người, tăng 0,3% so cùng kỳ năm trước; dân số nam là 881.628 người, tăng 0,3% và chiếm 49,2%; dân số nữ là 909.025 người, tăng 0,3% và chiếm 50,8%.  Dân số thành thị là 273.679 người, tăng 0,6% và chiếm 15,3%; dân số nông thôn là 1.516.974 người, tăng 0,2% và chiếm 84,7%.  c. Tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp:  Theo số liệu tổng hợp sơ bộ điều tra lao động việc làm năm 2023, tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2023 chiếm 6,7%, tăng 1,4 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (từ 5,3% năm 2022 lên 6,7% năm 2023), làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị tăng 2,2 điểm phần trăm (từ 7,6% lên 9,8%) và tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn tăng 0,9 điểm phần trăm (từ 4,4% lên 5,3).  Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh năm 2023 tương đương cùng kỳ là 1,4%, nhưng tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm 0,5 điểm phần trăm (từ 3,1% năm 2022 xuống 2,6% năm 2023) và tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 0,2 điểm phần trăm (từ 0,7% năm 2022 lên 0,9% năm 2023); tỷ trọng thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm 56,7% so với tổng số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh.  Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp của toàn tỉnh không thay đổi so cùng kỳ năm trước. Nhưng tỷ lệ số lao động thiếu việc làm năm 2023 lại tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2023 tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn hàng tiếp tục bị cắt giảm đã dẫn đến nhiều người lao động bị thiếu, mất việc làm, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và đời sống của người lao động.  d. Tình hình thôi việc, mất việc, nghỉ giãn việc:  Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, tình hình thôi việc, mất việc, từ ngày 01/10/2023 đến ngày 15/12/2023 là 4.652 người. Chia theo trình độ: lao động phổ thông là 4.186 người (chiếm 89,98%), lao động có tay nghề là 466 người (chiếm 10,02%). Chia theo ngành: dệt may là 1.808 người (chiếm 38,87%); da giày là 1.854 người (chiếm 39,85%); chế biến thực phẩm là 130 người (chiếm 2,79%); ngành khác là 860 người (chiếm 18,49%).  Về nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp tại địa phương từ ngày 01/10/2023 đến ngày 15/12/2023 là 5.903 người. Chia theo trình độ: lao động phổ thông là 5.550 người (chiếm 94,02%), lao động có tay nghề là 353 người (chiếm 5,98%). Chia theo ngành: dệt may là 120 người (chiếm 2,03%); da giày là 4.230 người (chiếm 71,66%); chế biến thực phẩm là 1.247 người (chiếm 21,12%); ngành khác là 306 người (chiếm 5,18%).  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thôi việc, mất việc, nghỉ giãn việc do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế, khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp và một số doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn như sụt giảm đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm (30% - 50% đơn hàng so với cùng kỳ), tác động mạnh nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực giày da, may mặc, chế biến thực phẩm, điện tử,… một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm giờ làm, giảm quy mô sản xuất.  2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội  Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 ở các huyện, thành, thị. Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Hiện nay, toàn tỉnh còn 4.925 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,97% (giảm 1.508 hộ nghèo) và 8.677 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,71%.  Năm 2023, toàn tỉnh thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng: 339/365 căn, đạt khoảng 93% (xây mới: 77 căn; sửa chữa: 262 căn) với tổng kinh phí là 15,1 tỷ đồng.  Vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa đạt gần 11,6 tỷ đồng (xây dựng nhà tình nghĩa 72 căn, sửa chữa nhà tình nghĩa 97 căn).  Tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023: tặng quà của Chủ tịch nước (nguồn kinh phí Trung ương), số lượng 37.292 người với số tiền 11,3 tỷ đồng; trợ cấp của tỉnh (nguồn kinh phí địa phương) là 27,5 tỷ đồng với số lượng 69.771 người; tổ 15 Đoàn lãnh đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy thăm 80 hộ gia đình chính sách tiêu biểu, 02 hộ gia đình quân nhân đang làm nhiệm vụ và 47 đơn vị tập trung với tổng số tiền là 558 triệu đồng.  3. Hoạt động giáo dục  Trong năm học 2022 – 2023, Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT (diễn ra vào các ngày 24 và 25/02/2023), tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 54 thí sinh và có 18 thí sinh đạt giải, tăng 09 giải so với năm học 2021-2022; Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT năm học 2022-2023 diễn ra ngày (03/3/2023) với 1.277 thí sinh dự thi. giải nhất: 55 thí sinh (4,31%); giải nhì: 137 thí sinh (10,75%); giải ba: 160 thí sinh (12,55%); 271 thí sinh (21,25%); Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THCS (ngày 21/3/2023) có 983 thí sinh dự thi. Đạt 439 giải (44,66%), trong đó có 38 giải nhất, 106 giải nhì, 111 giải ba và 184 giải khuyến khích.   Tổ chức Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023-2024 khóa ngày 05 và 06/6/2023 với 20.441 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 1.141 thí sinh so với tuyển sinh năm học 2022-2023.   Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 28 và 29/6/2023 an toàn, đúng quy chế, hạn chế các sai sót, không có sự cố xảy ra trong tất cả các khâu của kỳ thi. Kết quả điểm trung bình toàn tỉnh: 6,72.   Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp là 15.008/15.057 thí sinh dự thi (tỷ lệ 99,67%). Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp cả 02 đợt là 14.995/15.043 thí sinh dự thi (tỷ lệ 99,68%, không bao gồm thí sinh tự do).   Số trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là 30/38 trường, gồm các trường gồm: Trường THPT Đốc Binh Kiều, THPT Tân Hiệp, THPT Vĩnh Kim, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Chuyên, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Chợ Gạo,…s  4. Hoạt động y tế  Trong năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang có quy mô 1.000 giường bệnh đã đưa vào sử dụng cùng với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện hiệu quả công tác khám chữa bệnh cho người dân.  Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 3.408 trường hợp mắc mới giảm 62,3% so cùng kỳ, tử vong 01 trường hợp. Sốt xuất huyết xảy ra ở 11/11 huyện, thị, thành, tỉ lệ mắc là 187/100.000 dân. Số ca mắc/100.000 dân cao nhất là Cái Bè (353/100.000), Cai Lậy (313/100.000), thị xã Cai Lậy (265/100.000).  Bệnh HIV/AIDS năm 2023, phát hiện 407 trường hợp nhiễm HIV mới, 54 trường hợp tử vong. Đến nay, tổng số nhiễm HIV toàn tỉnh là 6.432 trường hợp, tổng số AIDS là 1.819 trường hợp và tử vong do AIDS là 1.277 trường hợp. Dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã được khống chế theo chỉ số cho phép (< 0,3% dân số), bệnh HIV/AIDS vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Công tác phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên được tuyên truyền, theo dõi, quản lý và tư vấn tốt.  Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 71,28%, trong đó, Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 89,66%; Bệnh viện chuyên khoa đạt 65,96%; Trung tâm y tế đạt 48,25%; Ghi nhận 4.316.979 lượt người bệnh đến khám và 185.499 người điều trị nội trú.  5. Hoạt động văn hóa - thể thao  Hoạt động văn hóa trên địa bàn diễn ra đúng theo kế hoạch năm 2023.  Toàn tỉnh hiện có 460.611/486.271 hộ đạt 3 tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, đạt 94,7%; 1.005/1.005 ấp, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 100%; 172/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới/phường/thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị ( gồm có 142 xã, 21 phường và 8 thị trấn), đạt 100%; 69 chợ văn hóa; 18 công viên văn hóa; 951 con đường văn hóa, 569 cơ sở thờ tự văn hóa.  - Hoạt động bảo tàng: đã đón hơn 148 ngàn lượt khách tham quan, sưu tầm được 223 hình ảnh, tư liệu, hiện vật.  - Hoạt động văn hóa nghệ thuật: tổ chức 06 cuộc hội thi, liên hoan cấp tỉnh; tham gia 06 cuộc Liên hoan Hội thi toàn quốc. Tổ chức công tác tuyên truyền các ngày lễ, sự kiện lớn theo kế hoạch năm 2023.  - Hoạt động thư viện: Thư viện tỉnh, huyện và các phòng đọc cơ sở phục vụ hơn 338 ngàn lượt bạn đọc với hơn 646 ngàn lượt sách báo lưu hành.  - Hoạt động Thể dục - Thể thao: Trong năm 2023, tỉnh đã tổ chức 35 giải thể thao; trong đó có 06 giải quốc gia, 3 giải đồng bằng sông Cửu Long, 01 giải mở rộng ... Đoàn thể thao Tiền Giang tham dự và đạt nhiều huy chương.  6. Trật tự an toàn giao thông (theo báo cáo của ngành Công an)  - Tai nạn giao thông đường bộ: tai nạn giao thông tháng 12/2023 xảy ra 28 vụ, tăng 01 vụ so tháng trước và tăng 11 vụ so cùng kỳ; làm chết 22 người tăng 02 người so tháng trước và tăng 13 người so cùng kỳ; bị thương 09 người giảm 04 người so tháng trước và giảm 01 người so cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến nay, xảy ra 278 vụ, giảm 83 vụ so cùng kỳ; làm chết 206 người, giảm 53 người so cùng kỳ và bị thương 129 người, giảm 46 người so cùng kỳ. Thiệt hại tài sản chung trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát.  - Tai nạn giao thông đường thủy: trong tháng xảy ra 01 vụ tai nạn, tăng 01 vụ so tháng trước và tăng 01 vụ so cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến nay, ghi nhận 04 vụ tai nạn, tăng 01 vụ so cùng kỳ; không ghi nhận số người chết và bị thương.  7. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội (theo báo cáo ngành Công an)  Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 860 vụ, tăng 09 vụ so với năm 2022, làm chết 22 người, bị thương 170 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 19 tỷ đồng. Điều tra khám phá 696 vụ, đạt 80,9%, bắt xử lý 1.303 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 5 tỷ đồng.  Phát hiện, xử lý hình sự 198 vụ, 236 đối tượng phạm tội về ma túy (nhiều hơn 75 vụ và 87 đối tượng so với năm 2022); xử lý vi phạm hành chính 1.313 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.ản p  8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai  Cháy, nổ: ghi nhận 09 vụ, giảm 06 vụ so cùng kỳ; tài sản thiệt hại trị giá khoảng 11 tỷ đồng; nguyên nhân chủ yếu do sự cố về điện, người dân bất cẩn trong sử dụng lửa.  - Lĩnh vực môi trường: xảy ra 02 vụ vi phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh đã được xử lý. Tính từ đầu năm đến nay, ghi nhận 22 vụ vi phạm đã xử lý, giảm 06 vụ so với cùng kỳ.  - Về thiên tai: trên địa bàn tỉnh không có xảy ra. Tính từ đầu năm đến nay, ghi nhận 17 cơn lốc xoáy, làm 05 căn nhà bị sập, 315 căn nhà bị tốc mái, 18.754 cây ăn trái bị ngã đổ, 200 con gà ri bị chết, 35 điểm sạt lở. Tổng giá trị thiệt hại 84,1 tỷ đồng.  III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỤC HỒI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, THỰC HIỆN CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024  Sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh năm 2023, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của lãnh đạo tỉnh và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng 5,72%, đây không phải là mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các chỉ số thống kê cho thấy kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trụ vững với mức tăng ổn định khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và gia tăng xuất khẩu. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, hiệu quả.  Tuy nhiên, bước sang năm 2024 dự báo, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; các biến động về kinh tế, chính trị của thế giới, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu và dịch bệnh khó dự báo. Do đó, các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, tập trung triển khai hiệu quả đồng bộ các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.  Theo kết quả điều tra xu hướng dự báo sản xuất kinh doanh quý I/2024 so với quý IV/2023 như sau:  - Sản xuất kinh doanh: xu hướng sản xuất kinh doanh có 34,38% doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên và 37,5% dự báo giữ ổn định; có 28,13% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn. Doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở mức 100%; Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở mức 67,21%. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở mức 78,78%,  - Khối lượng sản xuất: có 35,42% doanh nghiệp dự báo tăng; có 32,29% doanh nghiệp dự báo giữ ổn định; Có 32,29% doanh nghiệp dự báo giảm. Chia ra: Khu vực doanh nghiệp nhà nước dự báo về khối lượng sản xuất tăng 100%; Tiếp đến là, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự báo về khối lượng sản xuất tăng 39,39% và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước dự báo về khối lượng sản xuất tăng 31,15%.  - Đơn đặt hàng mới: có 34,04% doanh nghiệp dự báo tăng đơn hàng; có 32,98% doanh nghiệp dự báo giữ nguyên đơn hàng và có 32,98% doanh nghiệp dự báo giảm.  Năm 2024 cần thực hiện tốt các giải pháp sau:  - Tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về tình hình hoạt động, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu sản xuất, lao động,... Tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, đặc biệt là các ngành như: dệt may, da giày, chế biến thủy sản, sản xuất kim loại, cơ khí; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ,...  - Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2030 gắn với xây dựng nông thôn mới; đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025; Đề án phát triển cây thanh long tỉnh Tiền Giang đến năm 2025; Đề án phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025;... tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực các hợp tác xã nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ.  - Triển khai thực hiện đồng bộ, chủ động, linh hoạt chính sách về lãi suất, gói hỗ trợ lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân.  - Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ bằng các hình thức phù hợp, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư (PPP), xã hội hóa… ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án quan trọng có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như: giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, đô thị, công nghiệp nông nghiệp, nông thôn... Tiếp tục triển khai các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh đã được phê duyệt đảm bảo tiến độ theo kế hoạch; Đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn đạt tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn 2021-2025.  - Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phòng chống thiên tai, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm.  - Các ngành chức năng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tiếp tục phát triển xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế; chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu, phát triển xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh.  - Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc, kỷ luật phát ngôn, công khai minh bạch tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số.  - Tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. ([1])Theo công văn số 2153/TCTK-TKQG ngày 25/11/2023 của Tổng cục Thống kê([2])Theo công văn số 1570/TCTK-DSLĐ ngày 12/9/2023 của Tổng cục Thống kê