Hội nghị công chức, người lao động Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2025
- 28/02/2025 09:10
Sáng ngày 27/02/2025, tại Hội trường cơ quan, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang long trọng tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2025. Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 và thảo luận các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác Ngành Thống kê Tiền Giang năm 2025. Tham dự Hội nghị gồm có: + Ban Lãnh đạo cùng toàn thể công chức và người lao động cơ quan Cục Thống kê. Ảnh: Toàn cảnh hội nghị Tại Hội nghị, đại biểu đã được nghe Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyên môn năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo công tác quản lý, sử dụng tài chính của cơ quan Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2024; Báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân năm 2024; Báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của Cục trưởng trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2024;… cùng một số ý kiến tham luận của công chức nêu lên các giải pháp công tác và trách nhiệm của mỗi công chức, người lao động trong việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức ngành Thống kê theo Nghị quyết 18-NQ/TW, nhằm nâng cao chất lượng thống kê trong thời gian tới. Ảnh: Đoàn Chủ tịch Cũng tại Hội nghị tiến hành bầu Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2025-2026 Ảnh: Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2025-2026 ra mắt trước Hội nghị Ảnh: Hội nghị chụp ảnh lưu niệm Hội nghị kết thúc trong không khí vui tươi, đoàn kết. Tập thể thống nhất biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị với quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2025./. N.X.Trường
Chi bộ Cục Thống kê tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2025)
- 03/02/2025 14:39
Sáng ngày 03/2/2025 tại Hội trường Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Chi bộ Cục Thống kê tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2025). Buổi sinh hoạt do đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Thống kê chủ trì; tham dự buổi sinh hoạt có các đồng chí trong cấp ủy và toàn bộ đảng viên của Chi bộ.Đảng viên trong Chi bộ tham dự buổi sinh hoạt Tại buổi sinh hoạt đảng viên của Chi bộ được nghe lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những móc son chói lọi của Đảng qua 95 năm thành lập, xây dựng và trưởng thành; khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, uy tín và năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; khẳng định niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và quyết tâm đi theo con đường mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối đã lựa chọn; tập trung nêu bật những thành tựu to lớn, ý nghĩa lịch sử của dân tộc và cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là những thành tựu vĩ đại sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Tại buổi sinh hoạt, Chi bộ đã triển khai Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2025; Nghị quyết lãnh đạo Công đoàn và Đoàn thanh niên thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2025; Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2025 với chủ đề “Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”. Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh, Bí thư Chi bộ phát biểu kết luận buổi sinh hoạt Phát biểu kết luận buổi sinh hoạt, đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh, Bí thư Chi bộ nhấn mạnh, năm 2025 là năm cuối thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, đòi hỏi toàn bộ đảng viên của Chi bộ phải phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra. N V Tròn
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 01 năm 2025
- 03/02/2025 09:28
Ngay từ đầu năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung hoàn thiện, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng địa phương; chủ động phòng chống hạn mặn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển; chủ động nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân; tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; chăm lo đời sống vật chất; tinh thần cho các đối tượng chính sách và nhân dân vui xuân đón Tết, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Kết quả thực hiện ở các lĩnh vực cụ thể như sau:I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN1. Nông nghiệp Cây lương thực có hạt: diện tích gieo trồng cộng dồn là 43.240 ha, giảm 5,2% so cùng kỳ, tương ứng giảm 2.362 ha. - Cây lúa: vụ Đông Xuân 2024 – 2025, diện tích gieo trồng chính thức 42.513 ha, đạt 103,7% kế hoạch (kế hoạch 41.000 ha) và giảm 5,3% so cùng kỳ, tương ứng giảm 2.369 ha do chuyển đổi sang cây lâu năm 2.286 ha, cây hàng năm khác 116 ha, đất phi nông nghiệp là 44 ha, nuôi trồng thủy sản 33 ha, không sản xuất 15 ha và tăng 125 ha từ diện tích cây hằng năm khác. Hiện nay, lúa Đông Xuân 2024-2025 đang ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ và một số diện tích bước vào giai đoạn chín và lúa sinh trưởng bình thường. - Cây ngô: diện tích gieo trồng từ đầu vụ đến ngày 20/01/2025 là 727 ha, tăng 1,0%, tương ứng tăng 6,9 ha. - Cây rau đậu các loại: diện tích gieo trồng từ đầu vụ đến 20/01/2025 là 18.000 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 17.947 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ. Hình 1. Diện tích gieo trồng lúa và hoa màu tính đến 20/01/2025 Chăn nuôi: ước tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh tại thời điểm 31/01/2025 như sau: đàn bò 118,5 ngàn con, giảm 0,4% so cùng kỳ; đàn lợn 306,5 ngàn con, tăng 9,8%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17 triệu con, tăng 7,2%. Đàn lợn phát triển tốt nhờ vào thế mạnh mở rộng đàn và việc kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi hiệu quả. Đàn gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi; chuyển từ nuôi phân tán, nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi trang trại, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao. Đối với chăn nuôi bò, người chăn nuôi đã điều chỉnh giảm số lượng vật nuôi và chuyển đất trồng cỏ sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, giá bò giảm do cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Hình 2. Chăn nuôi tại thời điểm 31/01/2025 Tình hình dịch bệnh (theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang): Bệnh Viêm da nổi cục: trong tháng, ghi nhận 01 con bò bệnh trên tổng đàn 05 con bò bệnh tại huyện Cái Bè. Số bò tiêu hủy là 01 con với khối lượng 215 kg. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: trong tháng, ghi nhận 01 hộ có lợn mắc bệnh với 02 con lợn bệnh trên tổng đàn 02 con tại huyện Châu Thành. Số lợn đã tiêu hủy là 41 con, khối lượng 3.804 kg (bao gồm các ổ dịch trước 15/12/2024). 2. Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện có 1.607,8 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ: 1.321,7 ha (huyện Gò Công Đông: 380,3 ha; huyện Tân Phú Đông: 889,8 ha; huyện Tân Phước: 51,6 ha) và rừng sản xuất: 286,1 ha. Trong tháng, toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 0,6 ngàn cây phân tán các loại, giảm 44,8% so cùng kỳ. Cây phân tán trồng chủ yếu trên những tuyến đường đi tại huyện Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây. 3. Thủy hải sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 11.041 tấn, tăng 0,9% so cùng kỳ, tương ứng tăng 102 tấn, bao gồm: cá đạt 9.184 tấn, tăng 0,5%; tôm đạt 199 tấn, tăng 0,7%; thủy sản khác đạt 1.658 tấn, tăng 3,6%.Sản lượng thủy sản khai thác biển trong tháng ước đạt 6.017 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ, tương ứng tăng 184 tấn, bao gồm: sản lượng cá khai thác đạt 4.406 tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 173 tấn, tăng 27,8%; thủy sản khác đạt 1.438 tấn, tăng 3%.II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆPChỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2025 giảm 8,02% so với tháng 12/2024, (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9%; cung cấp nước, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,16% và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,27%) và tăng 3,33% so cùng kỳ, (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,48%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 15,08%; chỉ riêng ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 2,39%).Chỉ số sản xuất sản phẩm trong tháng so cùng kỳ như sau: Có 29/50 sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ: Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 99,6%; Bánh làm từ bột khác bảo quản được tăng 70,2%; Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 69,6%; Túi xách tăng 35,3%; Thanh nhôm, que nhôm, nhôm ở dạng hình tăng 19%; Dây thép không gỉ tăng 15,8%; Nước uống được tăng 13,8%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại tăng 7,3%; Điện gió tăng 6,2%; Tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 5,7%; Giấy vệ sinh tăng 2,7%;… Có 21/50 sản phẩm có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ: Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 45%; Bia đóng chai giảm 39,1%; Thức ăn cho thủy sản giảm 17,4%; Phi lê đông lạnh giảm 14,7%; Ống và ống dẫn bằng đồng giảm 13,3%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên giảm 12,5%; Bóng thể thao khác giảm 7,1%; Thức ăn cho gia súc giảm 6,7%; Bia đóng lon giảm 6,3%; Điện thương phẩm giảm 4,1%; Cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép giảm 4,1%; Phân vi sinh giảm 1,3%;… Hình 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025* Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: - Chỉ số tiêu thụ tháng 01/2025 so với tháng trước giảm 11,52% và giảm 2,38% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,74%, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản giảm 10,02%; sản xuất đồ uống giảm 1,89%, trong đó sản xuất bia giảm 1,89%; sản xuất trang phục giảm 4,74%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 27,48%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 23,06%; sản xuất kim loại giảm 9,93%; sản xuất thiết bị điện giảm 20,5%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện và điện tử khác giảm 18,02%...Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ: dệt tăng 29,34%; sản xuất da tăng 23,75%, trong đó sản xuất giày dép tăng 15,46%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 13,49%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 2,71%;…- Chỉ số tồn kho tháng 01/2025 so với tháng trước tăng 10% và tăng 1,84% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất trang phục tăng 17,23%; sản xuất da tăng 11,04%, trong đó sản xuất giày dép tăng 12,04%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 5,64%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,93%; sản xuất kim loại tăng 9,06%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn tăng 49,48%…Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,88%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản giảm 24,42%; chế biến, chế tạo khác giảm 33,82%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi giảm 33,82%;… III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện trong tháng 282 tỷ đồng, đạt 4% kế hoạch, tăng 23,11% so cùng kỳ. Trong tháng thực hiện chủ yếu các công trình chuyển tiếp, các công trình mới chưa thực hiện. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 241 tỷ đồng, đạt 4,1% kế hoạch, tăng 25,8% so cùng kỳ, chiếm 85,5% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 85 tỷ đồng, tăng 74,5%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 97,4 tỷ đồng, tăng 14,5% so cùng kỳ... Các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình còn lại thi công đúng theo tiến độ để đưa vào sử dụng phục vụ đi lại vận chuyển hàng hóa dịp tết Nguyên đán. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước thực hiện 36 tỷ đồng, đạt 3,9% kế hoạch, tăng 11,5% so cùng kỳ, chiếm 12,8% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 2,4 tỷ đồng, bằng 20,2% so cùng kỳ... Ban quản lý dự án huyện tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để đưa vào sử dụng phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước thực hiện 5 tỷ đồng, giảm 2,5% so cùng kỳ, Các Ban quản lý công trình xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn phân cấp để thực hiện các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng phục vụ địa phương. Hình 4. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý - tháng 01 năm 2025 IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ 1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện 7.830 tỷ đồng, tăng 2,6% so tháng trước và tăng 8,7% so cùng kỳ, do tháng 01/2025 là tháng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 (tháng 01/2024 là thời điểm chưa Tết) Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 6.053 tỷ đồng, tăng 8,5%; lưu trú 33 tỷ đồng tăng 14,1%; ăn uống 734 tỷ đồng, tăng 11%; du lịch lữ hành 14 tỷ đồng, tăng 6,4%; dịch vụ tiêu dùng khác 996 tỷ đồng, tăng 8,6% so cùng kỳ. Hình 5. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Tháng 01/2025 là thời điểm trước Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 nên tình hình lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi nhộn nhịp hơn. Để góp phần đảm bảo cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu và bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 446/KH-UBND ngày 22/11/2024 về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025; trong đó có 9 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng hóa, có 13 điểm bán hàng. Các doanh nghiệp thực hiện việc dự trữ, cung ứng hàng hóa với tổng trị giá hơn 504 tỷ đồng, trong đó hàng hóa thiết yếu hơn 151 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025. 2. Xuất - Nhập khẩu: (Theo báo cáo Sở Công Thương) a. Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước thực hiện 500 triệu USD, đạt 7,94% kế hoạch và giảm 6,9% so cùng kỳ. Tháng 01 năm 2025 là thời điểm Tết Nguyên đáng doanh nghiệp có nhiều ngày nghĩ nên sản xuất và xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ. b. Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 ước đạt 235 triệu USD, đạt 72,2% so kế hoạch và tăng 0,1% so cùng kỳ; trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 95,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. 3. Chỉ số giá: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 tăng 0,95% so tháng 12/2024 (thành thị tăng 0,89%, nông thôn tăng 0,96%); so cùng kỳ tăng 3,69%. So với tháng 12/2024, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 08 nhóm tăng: thuốc, dịch vụ y tế tăng 10,46%; giao thông tăng 1,58%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,17%; hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,85%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,50%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,46% (trong đó: thực phẩm tăng 0,82%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07%; lương thực giảm 0,42); văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,32% và may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,26%. Có 2 nhóm giảm: bưu chính viễn thông giảm 0,07% và nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,3%. Riêng nhóm giáo dục chỉ số giá ổn định. Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 01/2025 tăng 0,58% so tháng trước. Giá vàng bình quân trong tháng duy trì ở mức 8.520 ngàn đồng/chỉ, tăng 2.190 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ. Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 01/2025 tăng 0,15% so tháng trước, giá bình quân 25.768 đồng/USD, so cùng kỳ tăng 1.226 đồng /USD. * Tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Nhằm ổn định giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 446/KH-UBND ngày 22/11/2024 về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu và bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với các mặt hàng thiết yếu được dự trữ, cung ứng gồm: gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, thịt gia súc, thịt gia cầm,... Các huyện, thành phố, thị xã tuyên truyền tiểu thương niêm yết giá, bán theo giá niêm yết. Nhìn chung thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sôi động. Lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phong phú, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo cung ứng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết. Thời điểm trước tết, nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm bán dịp Tết tăng lên nhưng giá các mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động lớn, thị trường không có hiện tượng khan hàng, sốt giá do nguồn cung dồi dào. Giai đoạn cận Tết phục vụ lễ cúng ông Táo và những ngày sát tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên chủ yếu mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thực phẩm tươi sống, gà, vịt, cá…, giá cả tương đối ổn định, chỉ tăng ở một số mặt hàng như: hoa tươi tăng 30%, trái cây, thịt heo, thịt gà tăng 10 - 15%. Các mặt hàng thiết yếu của các đơn vị tham gia bình ổn giá đảm bảo thấp hơn giá thị trường từ 3% - 5% và những ngày trước tết áp dụng thêm nhiều hình thức khuyến mãi như tặng sản phẩm hoặc giảm giá từ 10% - 15% so với giá đăng ký. 4. Du lịch: Trong tháng là thời điểm cận tết Nguyên đán nên các hoạt động diễn biến nhộn nhịp hơn, hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đều tăng. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng đạt 1.777 tỷ đồng, tăng 9,7% so cùng kỳ. Phân theo nhóm ngành hàng: doanh thu ăn uống 734 tỷ đồng, tăng 11%; doanh thu lưu trú 33 tỷ đồng, tăng 14,1%; doanh thu du lịch lữ hành 14 tỷ đồng, tăng 6,4% và dịch vụ tiêu dùng khác 996 tỷ đồng, tăng 8,6% so tháng trước. Khách du lịch đến trong tháng 01/2025 ước tính 116 ngàn lượt khách, tăng 11,2% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 39 ngàn lượt khách, tăng 2,4% so cùng kỳ. 5. Vận tải:Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng ước thực hiện 252 tỷ đồng, tăng 1,7% so tháng trước và tăng 22,3% so cùng kỳ, do tháng 01/2025 là thời điểm Tết nguyên đán nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa tăng mạnh( tháng 01/2024 là thời điểm chuẩn bị Tết); trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 66,1 tỷ đồng, tăng 22,3%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 163,8 tỷ đồng, tăng 25,5% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 100,6 tỷ đồng, tăng 21,9%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 129,3 tỷ đồng, tăng 26,7%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 22,5 tỷ đồng, tăng 2,9% so cùng kỳ. Vận tải hành khách trong tháng đạt 2.226 ngàn hành khách, tăng 8,8% so tháng trước và tăng 21,1% so cùng kỳ; luân chuyển 101,4 ngàn hành khách.km, tăng 50,2% so tháng trước và tăng 19,2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.105 ngàn hành khách, tăng 19,7% và luân chuyển 100.227 ngàn hành khách.km, tăng 19,2% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 1.121 ngàn hành khách, tăng 22,6% và luân chuyển 1.137 ngàn hành khách.km, tăng 20,3% so cùng kỳ. Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.711 ngàn tấn, tương đương so tháng trước và tăng 23,6% so cùng kỳ; luân chuyển 333.095 ngàn tấn.km, tương đương so tháng trước và tăng 23,6% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 260 ngàn tấn, tăng 20,4% và luân chuyển 56.847 ngàn tấn.km, tăng 19,4% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 1.451 ngàn tấn, tăng 24,2% và luân chuyển 276.249 ngàn tấn.km, tăng 24,4% so cùng kỳ. * Công tác quản lý phương tiện giao thông: Trong tháng đăng ký mới 3.245 chiếc mô tô xe máy, 397 chiếc ô tô, 25 chiếc xe đạp điện và xe khác 01 chiếc. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.566.927 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.504.772 chiếc, 65.613 xe ô tô, 164 xe ba bánh, 571 xe đạp điện, 1.309 xe lam và 1.023 xe khác. 6. Bưu chính viễn thông: Doanh thu trong tháng 01/2025 đạt 325 tỷ đồng, tăng 1,58% so tháng trước và tăng 4,91% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 30,1 tỷ đồng, tăng 7,98% và viễn thông 295 tỷ đồng, tăng 4,61% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì, phát triển ổn định, không ngừng đầu tư nâng cấp phát triển mạng lưới, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để duy trì tốc độ phát triển. Đến cuối tháng 01 năm 2025 tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng là 132.810 thuê bao, thuê bao điện thoại bình quân đạt 7,42 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng là 426.778 thuê bao, mật độ Internet bình quân ước đạt 23,83 thuê bao/100 dân. V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 1. Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng ước thực hiện 3.892 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 2.130 tỷ đồng, đạt 20,1% dự toán, tăng 25,5% so cùng kỳ; thu nội địa 2.100 tỷ đồng, đạt 20,4% dự toán, tăng 20,7% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 440 tỷ đồng, đạt 16,6% dự toán, tăng 0,6% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 588 tỷ đồng, đạt 42,9% dự toán, tăng 33,3% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 501,8 tỷ đồng, đạt 24% dự toán, tăng 23,5% so cùng kỳ...). Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 2.101 tỷ đồng, đạt 12% dự toán, tăng 42,4% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 921 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, tương đương so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 1.160 tỷ đồng, đạt 11,8% dự toán và tăng 1,1 lần so cùng kỳ. 2. Ngân hàng: Ngân hàng nhà nước tỉnh tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lãi suất, phí cho vay nhất là trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực. Lãi suất huy động tại hầu hết các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì ở mức thấp. Hiện lãi suất huy động từ 7%/năm trở xuống đối với tất cả các kỳ hạn, phổ biến từ mức trên 3% đến 4%/năm, thấp nhất là 1,6%/năm đối với tiền gửi online kỳ hạn 1 tháng, cao nhất ở mức 7%/năm đối với tiền gửi tại quầy kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cho vay giảm góp phần duy trì ổn định mặt bằng lãi suất trên địa bàn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp... Đến cuối tháng 12/2024, vốn huy động đạt 107.131 tỷ đồng, tăng 10.219 tỷ, tăng 10,58% so với cuối năm 2023, đạt 102,39% kế hoạch. Ước tính đến cuối tháng 01/2025, nguồn vốn huy động đạt 107.667 tỷ đồng, tăng 536 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cuối năm 2024. Đến cuối tháng 12/2024, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 106.439 tỷ, tăng 9.135 tỷ, tỷ lệ tăng 9,39% so với cuối năm 2023. Ước tính đến cuối tháng 01/2025, tổng dư nợ đạt 106.971 tỷ, tăng 532 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cuối năm 2024. Nợ xấu: cuối tháng 12/2024, nợ xấu 2.208,8 tỷ đồng, tăng 0,46% so với cuối năm 2023. Ước đến cuối tháng 01/2025, nợ xấu là 2.209 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 1,88%, giảm 0,2% so với cuối năm 2024. Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối tháng 12/2024, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.723,9 tỷ đồng, tăng 178 tỷ đồng, tăng 11,52% so với cuối năm 2023. Tổng dư nợ tín dụng đạt 1.1294 tỷ đồng, tăng 148 tỷ đồng tương ứng tăng 12,99%. Tỷ lệ nợ xấu 0,25%, giảm 0,09%. VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Trong tháng, Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh; kiểm tra tiến độ thực hiện 05 nhiệm vụ KH&CN (04 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở); nghiệm thu kết thúc 07 nhiệm vụ KH&CN (03 cấp tỉnh, 04 cấp cơ sở); quyết định công nhận 01 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở; gia hạn thời gian thực hiện 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Lao động việc làm: Trong tháng, tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 939 lượt lao động, giảm 59,8% so cùng kỳ. Giới thiệu việc làm cho 296 lượt lao động, tương đương so cùng kỳ; trong đó có 36 lao động có được việc làm ổn định, tương đương so cùng kỳ. Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong tháng cho 41 lượt lao động; có 01 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và có 24 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài như: Nhật Bản 15 lao động, Đài Loan 05 lao động và Hàn Quốc 04 lao động, giảm 43% so cùng kỳ. Ghi nhận 919 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng, giảm 36,2% so cùng kỳ; có 878 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 10% với tổng số tiền chi trả khoảng 17,2 tỷ đồng, giảm 20,3%. Tình hình tiền lương thực hiện năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch, Âm lịch năm 2025 qua số liệu của 113 doanh nghiệp với 104.641 lao động đang làm việc (doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 84,7%), như sau: - Tiền lương thực trả bình quân (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định pháp luật lao động) của các doanh nghiệp thực hiện năm 2024 khoảng 9,026 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,1% so cùng kỳ. Trong đó mức lương bình quân năm 2024 (không bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) khoảng 6,847 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,3% so cùng kỳ. - Thưởng Tết Dương lịch năm 2025: mức thưởng bình quân của 48 doanh nghiệp (22.401 lao động) khoảng 1,8 triệu đồng/người. - Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: mức thưởng bình quân của 105 doanh nghiệp (102.696 lao động) khoảng 8,2 triệu đồng/người. 2. Chính sách xã hội: Kế hoạch tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Thăm, tặng quà, trợ cấp người có công với cách mạng: trợ cấp của tỉnh cho 70.973 người có công với tổng số tiền trên 28,1 tỷ đồng (kinh phí địa phương) và tặng quà của Chủ tịch nước cho 37.299 người có công với tổng số tiền 11,3 tỷ đồng (kinh phí Trung ương). - Thăm, tặng quà, trợ cấp người cao tuổi, hộ nghèo và thăm các đơn vị tập trung (kinh phí địa phương): + Tặng quà người cao tuổi: 172 người (100 tuổi) với số tiền 357,8 triệu đồng; 1.591 người (90 tuổi) với số tiền 1,9 tỷ đồng. + Trợ cấp hộ nghèo cho 4.035 hộ nghèo với tổng số tiền 2 tỷ đồng. + Thăm hộ gia đình chính sách và đơn vị với tổng số tiền 811,8 triệu đồng. + Riêng 19 suất quà cho gia đình quân nhân đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa, mức 2 triệu đồng/hộ, kèm túi quà 1triệu đồng/phần. + Tổ chức bữa ăn cho trại viên, học viên các đơn vị (Cơ sở Cai nghiện ma túy, Trung tâm Công tác Xã hội, Hội Người mù) cho 2.030 người với tổng số tiền 246 triệu đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2025 về việc triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Tiền Giang có 728 căn nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo cần xóa. Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng đủ điều kiện chậm nhất đến hết tháng 6 năm 2025. 3. Hoạt động y tế: Ban Chỉ đạo về an toàn thực phẩm tỉnh ban hành Kế hoạch số 497/KH-BCĐ ngày 23/12/2024 về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025. Với mục tiêu chung là bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025. Trong tháng, ghi nhận 08/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận, giảm 01 bệnh so tháng trước. So cùng kỳ về số ca mắc ghi nhận 05 tăng (lao phổi, sởi, sốt xuất huyết Dengue, thủy đậu, viêm gan vi rút C); 06 bệnh giảm (bệnh do liên cầu lợn ở người, quai bị, tay – chân – miệng, tiêu chảy, uốn ván khác, viêm gan vi rút B); 33 bệnh tương đương hoặc không xảy ra ca mắc. Các bệnh truyền nhiễm trong tháng ghi nhận: phòng chống bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 229 ca mắc, tăng 51,7% so cùng kỳ; bệnh Tay - chân - miệng 409 ca, giảm 43,1%. Phòng chống HIV/AIDS: hiện nay, toàn tỉnh ghi nhận 7.120 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS 1.381 người. Công tác hoạt động khám chữa bệnh trong tháng: tổng số lần khám bệnh 388.413 lượt người, giảm 0,7%; tổng số người điều trị nội trú 20.693 lượt người, tăng 6,4%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 93,8%. Tình hình khám chữa bệnh Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025, từ ngày 27/01/2025 đến ngày 01/02/2025 đã khám cấp cứu, tai nạn 686 trường hợp, giảm 70 trường hợp (giảm 9,31%) so với cùng kỳ. 4. Hoạt động giáo dục: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Tiền Giang đối với trẻ mầm non, học viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục (theo công văn số 139/UBND-KGVX): bắt đầu từ ngày thứ năm, ngày 23/01/2025 (nhằm ngày 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết chủ nhật, ngày 02/02/2025 (nhằm ngày mùng 05 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với tổng số ngày nghỉ là 11 ngày. Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 diễn ra trong ngày 25 và 26-12-2024. Tiền Giang có 90 thí sinh dự thi với 9 môn thi, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Kết quả, Tiền Giang có 44 thí sinh đoạt giải ở 9 môn thi gồm: Toán (01 giải Khuyến khích), Vật lý (02 giải Ba, 04 giải Khuyến khích), Hóa học (02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích), Sinh học (03 giải Nhì, 02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích), Tin học (01 giải Nhì, 02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích), Ngữ văn (01 giải Ba, 04 giải Khuyến khích), Lịch sử (01 giải Nhì, 02 giải Ba và 03 giải Khuyến khích), Tiếng Anh (01 giải Nhì, 05 giải Khuyến khích), Địa lý (02 giải Ba, 05 giải Khuyến khích). 5. Hoạt động văn hóa - thể thao: - Hoạt động bảo tàng: trưng bày hình ảnh, tư liệu phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); Lễ Kỷ niệm 240 năm Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (20/01/1785 - 20/01/2025). Trong tháng, Bảo tàng và các di tích trực thuộc đón tiếp khoảng 34.494 lượt khách. - Hoạt động văn hóa nghệ thuật: + Tổ chức các sự kiện chính trị, dịp lễ kỷ niệm đã diễn ra như: Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Lễ kỷ niệm 240 năm Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút… Biểu diễn chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại khu công nghiệp Long Giang, khu công nghiệp Tân Hương và Khu công nghiệp Mỹ Tho; Biểu diễn tuyên truyền lưu động và chiếu phim Mừng Đảng Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tại các huyện Châu Thành, Trung tâm Công tác xã hội, Gò Công Tây. Tổ chức Chợ Hoa xuân Ất Tỵ năm 2025 và các hạng mục phục vụ Chợ Hoa xuân tại Quảng trường Hùng Vương. + Toàn tỉnh có 07/11 địa phương tổ chức Hội xuân Ất Tỵ năm 2025; 11/11 huyện, thành phố, thị xã đều tổ chức trang trí đèn nghệ thuật, tiểu cảnh, tuyên truyền cổ động trực quan tạo không khi vui tươi, phấn khởi để Nhân dân vui Xuân, đón Tết. Riêng tại Quảng trường Hùng Vương, tỉnh đã tổ chức khai mạc Đường hoa, Chợ hoa vào ngày 25/01/2025 (ngày 26 tháng Chạp), phục vụ Nhân dân đến hết ngày mùng 5 Tết. + Tổ chức Đường hoa, Chợ hoa Quảng trường Hùng Vương mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến ngày 02/02/2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày Mùng 5 Tết). Từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày mùng 4 Tết, Đường hoa Hùng Vương đã đón hơn 175 ngàn lượt khách, tăng 27% so với cùng kỳ. Dự kiến đến hết ngày mùng 5 Tết, Đường hoa Quảng trường Hùng Vương sẽ đón được hơn 190 ngàn lượt khách, tăng 25% so với cùng kỳ. + Tiền Giang có 8 địa phương tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 với tổng số 660 giàn, gồm: Huyện Cái Bè (60 giàn), thị xã Cai Lậy (90 giàn), thành phố Mỹ Tho (90 giàn), huyện Chợ Gạo (90 giàn), huyện Gò Công Tây (60 giàn), huyện Tân Phú Đông (90 giàn), thành phố Gò Công (90 giàn) và huyện Gò Công Đông (90 giàn). - Hoạt động thư viện: tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Thư viện tỉnh với chủ đề “Mừng Đảng quang vinh - Mừng xuân Ất Tỵ", diễn ra từ 20-1 đến hết ngày 24-1-2025 (7 đến 20 giờ), từ ngày 21 đến hết ngày 25 tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024. Thư viện đã phục vụ được 46.660 lượt bạn đọc với 49.278 lượt sách báo được đưa ra lưu hành với các thể loại: Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật, sách báo thiếu nhi và báo, tạp chí các loại. - Hoạt động thể dục – thể thao: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tỉnh Tiền Giang lần thứ X (2025 - 2026); Tổ chức Lớp tập huấn môn Pickleball tỉnh Tiền Giang năm 2025 theo Kế hoạch số 2891/KH-SVHTTDL ngày 26/12/2024; Tổ chức Giải Việt dã Báo Ấp Bắc lần thứ 40 tỉnh Tiền Giang năm 2025; Tổ chức Giải thi đấu Quyền thuật trong Võ Cổ truyền tỉnh Tiền Giang năm 2025 trong dịp Lễ kỷ niệm 240 năm Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút (20/01/1785- 20/01/2025). 6. Tình hình an ninh trất tự và an toàn xã hội (theo báo cáo của ngành Công an): Tình hình an ninh trật tự trong tháng trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 84 vụ, giảm 04 vụ so với cùng kỳ, chết 01 người, bị thương 23 người, tài sản thiệt hại khoảng 5,5 tỷ đồng; khám phá 64 vụ (đạt 76,2%), bắt xử lý 163 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 727 triệu đồng. Phát hiện, xử lý 20 vụ, 32 đối tượng phạm tội ma túy, xử lý vi phạm hành chính 346 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Tình hình trật tự xã hội Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến Mùng 4 Tết): Tội phạm trật tự xã hội ghi nhận 05 vụ, tăng 02 vụ so với cùng kỳ năm 2024; khám phá 05/05 vụ, bắt xử lý 05 đối tượng. Phát hiện, xử lý 01 vụ, 11 đối tượng tàng trữ, tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma túy; 07 vụ, xử lý 106 đối tượng có hành vi cờ bạc; 03 vụ, 08 đối tượng tàng trữ cát trái phép; 01 vụ, 01 đối tượng mua bán khoáng sản (cát) không hóa đơn chứng từ; 01 vụ, 01 đối tượng vận chuyển hàng cấm (thuốc lá điếu nhập lậu); bắt 03 đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 7. Trật tự an toàn giao thông: (theo báo cáo ngành công an tỉnh, số liệu tính từ ngày 15/12/2024 đến 14/01/2025) Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 33 vụ, giảm 04 vụ so tháng trước và tăng 09 vụ so cùng kỳ; làm chết 28 người, tăng 09 người so tháng trước và tăng 09 người so cùng kỳ; bị thương 10 người, giảm 20 người so tháng trước và tăng 04 người so cùng kỳ. Giao thông đường thủy: trong tháng không xảy ra tai nạn. Tết Dương lịch năm 2025 (từ ngày 31/12/2024 đến ngày 01/01/2025): xảy ra 03 vụ tai nạn giao thông đường bộ, tăng 03 vụ so cùng kỳ; làm chết 03 người, tăng 03 người so cùng kỳ; không có người bị thương. Tai nạn giao thông Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 (từ ngày 25/01/2025 đến ngày 02/02/2025, nhằm ngày 26 tháng chạp đến ngày mùng 05 tháng Giêng năm Ất Tỵ): Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 15 vụ, tăng 1 vụ so cùng kỳ; chết 08 người, giảm 01 người so cùng kỳ và bị thương 10 người, tăng 4 người so cùng kỳ. Trong đó, tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 ghi nhận 05 vụ (tăng 01 vụ so với cùng kỳ), chết 02 người, bị thương 05 người (tăng 03 người bị thương). 8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai: Trong tháng, ghi nhận 01 vụ cháy phương tiện giao thông, tương đương so cùng kỳ và tài sản thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiên tai và vụ vi phạm môi trường nào.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025
- 16/01/2025 10:48
MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025(Được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa X, kỳ họp lần thứ 15 thông quangày 09 tháng 12 năm 2024) 1. Các chỉ tiêu kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2024; - GRDP bình quân đầu người đạt 85,0 - 85,5 triệu đồng/người/năm; - Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,3 tỷ USD; - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 55.600 – 56.700 tỷ đồng; - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10.590 tỷ đồng; - Tổng chi ngân sách địa phương 16.534 tỷ đồng; - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 910 doanh nghiệp. 2. Các chỉ tiêu xã hội: - Giải quyết việc làm cho 20.000 lao động; - Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn dưới 4%; - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57%; - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,05 điểm % so năm 2024; - Phấn đấu có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và các huyện, thành, thị đã được công nhận hoàn thành nông thôn mới đảm bảo đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025; có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 01 huyện được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao; tỉnh Tiền Giang được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; - Phấn đấu tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt 33%; - Số bác sĩ/vạn dân đạt 8 bác sĩ; - Số giường bệnh/vạn dân đạt 25 giường; - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 12,1% trở xuống; - Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 9,10/00; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 10,60/00; - Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi: Nhà trẻ 19,2%, mẫu giáo 88%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,1%, trung học phổ thông và tương đương 85%; - Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia: Mẫu giáo đạt 70%, tiểu học đạt 85%, trung học cơ sở đạt 70% và trung học phổ thông đạt 75%. 3. Các chỉ tiêu môi trường: - Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 97,1%; - Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 99,8%; - Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý đạt trên 99%; - Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trên 97%. N.V.Tròn
Họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2024
- 03/01/2025 20:40
Sáng ngày 03/01, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2024 do đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang chủ trì. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương. Tại buổi họp báo, đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh thông báo một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2024. Tình hình kinh tế - chính trị thế giới năm 2024 còn diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn. Bên cạnh đó chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước ảnh hưởng rõ nét đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Trong nước ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, bão lũ,… diễn biến phức tạp của cả nước nói chung và của Tiền Giang nói riêng. Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, dưới sự chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy, sự điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đồng bộ các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ngay từ đầu năm, cùng với sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng rõ nét hơn qua từng quý, quý sau cao hơn quý trước và đạt được kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực. Hình 1. Quang cảnh buổi họp báo Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 ước đạt 70.946 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 7,02% so với năm 2023. Phân theo khu vực kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4% (cùng kỳ tăng 4,44%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37% (cùng kỳ tăng 6,87%) và khu vực dịch vụ tăng 7,28% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm). Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 7,58% (cùng kỳ tăng 6,76%) và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,67% (cùng kỳ tăng 2,28%). So với cùng kỳ năm 2023 tốc độ tăng trưởng năm 2024 tăng cao hơn 1,32%. Hình 2. Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang phát biểu tại buổi họp báo Cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 37,1% (cùng kỳ 37,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 27,7% (cùng kỳ 27,5%); khu vực dịch vụ chiếm 29,8%, tương đương so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,4% (cùng kỳ chiếm 5,5%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2024 so cùng kỳ năm trước tăng 4,03% (khu vực thành thị tăng 3,75% và khu vực nông thôn tăng 4,10%). Bên cạnh đó, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2024 ước thực hiện 51.100 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 10,9% so cùng kỳ. Phân theo thành phần: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 31.141 tỷ đồng, chiếm 60,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng 19,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.820 tỷ đồng, chiếm 9,4% và giảm 15,4%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 15.139 tỷ đồng, chiếm 29,7% và tăng 6% so cùng kỳ. Tại buổi họp báo, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang làm rõ thêm các yếu tố giúp tăng trưởng GRDP, thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động từ thực tế; các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025,… mong muốn thời gian tới nhận được sự quan tâm, hợp tác nhiều hơn nữa từ các sở, ban, ngành nhằm kịp thời thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh kịp thời, chính xác.N.T.Thịnh
Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thống kê năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
- 03/01/2025 16:18
Chiều ngày 03/01/2025, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thống kê năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị do đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang chủ trì. Tham dự Hội nghị gồm có: Lãnh đạo Cục; lãnh đạo các Phòng thuộc cơ quan Cục; lãnh đạo Chi cục Thống kê các huyện, thị xã, thành phố và công chức được khen thưởng.Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Cục trưởng Cục Thống kê phát biểu khai mạc Hội nghị Tại Hội nghị dưới sự chủ trì của ban Lãnh đạo Cục, đồng chí Lê Văn Niệm - Phó Cục trưởng trình bày báo cáo Tổng kết công tác thống kê năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Báo cáo đã nêu lên những kết quả đạt được trong năm 2024 như: - Chất lượng sản xuất, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê được nâng lên, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước và nhu cầu của người dùng tin. Trong năm đã biên soạn một số ấn phấm như: biên soạn tờ gấp kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024, Niên giám thống kê năm 2023, Thông báo tình hình kinh tế-xã hội năm 2024 … tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và cả năm 2024. - Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thống kê; - Ổn định tổ chức, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn đội ngũ lãnh đạo các cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả; - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thống kê; - Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường kết nối, khai thác dữ liệu hành chính phục vụ cho hoạt động thống kê; - Tổ chức thực hiện thành công Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ; các cuộc điều tra theo kế hoạch của Tổng cục Thống kê...Đồng chí Lê Văn Niệm, Phó Cục trưởng Cục Thống kê thông qua báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng năm 2025 Đồng thời báo cáo cũng đã nêu ra những hạn chế, công tác phân tích và dự báo trên nhiều lĩnh vực vẫn chưa chuyên sâu; số lượng, chất lượng thông tin thống kê một số lĩnh vực chưa đáp ứng đầy đủ, toàn diện yêu cầu của người sử dụng thông tin. Báo cáo cũng đưa ra đề xuất, kiến nghị, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, trong đó nêu rõ mục tiêu của năm 2025 và giải pháp chủ yếu để thực hiện. Tại Hội nghị, Lãnh đạo các phòng, Chi cục Thống kê cấp huyện đã có nhiều bài phát biểu tham luận, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc, khó khăn cần khắc phục; chia sẻ bài học kinh nghiệm; phân tích bối cảnh tình hình, đề xuất giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực Thống kê gồm: Công tác chỉ đạo, xây dựng phương án điều tra thống kê; phương pháp tính chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm theo phương pháp mới cho huyện; Giải quyết những bất cập trong việc sử dụng và cung cấp số liệu kinh tế - xã hội phục vụ Lãnh đạo địa phương; sự kết hợp chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê giữa các phòng thuộc Cục và Chi cục Thống kê cấp huyện, năng lực của cán bộ Thống kê cấp xã,.. Chia sẻ tại Hội nghị, đồng chí Cục trưởng nhận định, ngành thống kê Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực trong tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Xã hội ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của thông tin, số liệu thống kê trong kỷ nguyên số. Bên cạnh thành tích, kết quả đạt được, đồng chí Cục trưởng cũng đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, như: công tác tổ chức, thu thập xử lý thông tin các cuộc điều tra thống kê vẫn còn nhiều bất cập, việc chia sẻ dữ liệu hành chính giữa các Sở, ban, ngành chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; việc phân tích và dự báo thông qua số liệu, thông tin thống kê vẫn còn trong tình trạng mô tả, chưa sử dụng nhiều công cụ, mô hình dự báo cáo phân tích,… Năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XI. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh ta còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Do đó để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra, đồng thời trước yêu cầu và xu hướng phát triển ngày càng cao của xã hội, trước tình hình sắp xếp, tinh giản bộ máy Nhà nước theo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, đồng chí Cục trưởng đề nghị toàn Ngành Thống kê Tiền Giang nỗ lực và quyết tâm cao hơn nữa; Mạnh dạn đổi mới, thay đổi cách nghĩ, cách làm, cần phải "nghĩ nhanh, làm nhanh" và "làm sáng tạo", nâng cao chất lượng số liệu báo cáo kinh tế- xã hội phục vụ lãnh đạo các cấp, các ngành và người sử dụng thông tin thống kê. Đồng chí Cục trưởng yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành Thống kê Tiền Giang cần tiếp tục chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những hành vi phạm theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực Thống kê. Dịp này, Cục thống kê tỉnh phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025; trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 03 cá nhân; bằng khen của Bộ KH&ĐT cho 02 tập thể và 06 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2022-2023. Cục trưởng Cục Thống kê trao bằng khen Thủ tướng Chính phủ cho 03 cá nhânLãnh đạo Cục Thống kê trao bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các cá nhânSau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương, và nghiêm túc, Hội nghị Tổng kết công tác thống kê năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang đã thành công tốt đẹp./. N.V.Tròn
Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2024
- 03/01/2025 15:22
Tình hình kinh tế - chính trị thế giới năm 2024 còn diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn. Bên cạnh đó chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước ảnh hưởng rõ nét đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Trong nước ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, bão lũ,… diễn biến phức tạp của cả nước nói chung và của Tiền Giang nói riêng. Nhưng với sự chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy, sự điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đồng bộ các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ngay từ đầu năm, cùng với sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng rõ nét hơn qua từng quý, quý sau cao hơn quý trước và đạt được kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực. I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ 1. Tăng trưởng kinh tế Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 ước đạt 70.946 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 7,02% so với năm 2023; tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước: quý I tăng 4,75%, quý II tăng 6,50%, quý III tăng 7,41% và quý IV tăng 9,12%, xếp hạng thứ 9/13 tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và hạng 43 cả nước. Phân theo khu vực kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4% (cùng kỳ tăng 4,44%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37% (cùng kỳ tăng 6,87%) và khu vực dịch vụ tăng 7,28% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm). Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 7,58% (cùng kỳ tăng 6,76%) và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,67% (cùng kỳ tăng 2,28%). So với cùng kỳ năm 2023 tốc độ tăng trưởng năm 2024 tăng cao hơn 1,32%. GRDP tính theo giá hiện hành đạt 137.272 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ, tương đương tăng 14.326 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,7% và xếp thứ 3/13 trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. GRDP bình quân đầu người đạt 76,4 triệu đồng/người/năm, tăng 7,8 triệu đồng/người/năm so năm 2023, xếp thứ 8/13 trong tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tính theo tỷ giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt 3.041 USD/người/năm, tăng 6,3%, tương đương tăng 181 USD so năm 2023 (năm 2023 đạt 2.860 USD/người/năm). Trong 7,02% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,42%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,01%, khu vực dịch vụ đóng góp 2,27% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,32%. a. Phân theo từng khu vực: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: (Kế hoạch đề ra năm 2024 tăng 3,5 – 3,8%); Ước tính năm 2024 tăng 4% (quý I tăng 2,37%, quý II tăng 4,66%, quý III tăng 3,85%, quý IV tăng 5,18%); tăng thấp hơn 0,44% so với năm 2023; trong đó: Ngành nông nghiệp tăng 4,31% (năm 2023 tăng 5,46%). Tình hình xâm nhập mặn năm 2024 đến sớm và xâm nhập sâu hơn cùng kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã rất quan tâm có chỉ đạo công tác phòng chống từ rất sớm; khuyến cáo nông dân tuân thủ theo lịch thời vụ, nên hầu hết diện tích gieo trồng đã được thu hoạch, tránh được tác động của hạn mặn. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nông dân đã ứng dụng vào trong sản xuất lúa, tiết kiệm được chi phí, năng suất lúa bình quân cả năm 2024 đạt 62,05 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ 0,92 tạ/ha (năm 2023 tạ 61,13 tạ/ha). Nhưng diện lúa gieo sạ năm nay chỉ đạt 120.330 ha, bằng 93% so cùng kỳ (tương đương giảm 9.059 ha)[1], làm cho sản lượng lúa cả năm giảm 5,6% so với năm 2023 (sản lượng cả năm đạt 746.880 tấn). Trong những năm qua nông dân tập trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm. Xu hướng chuyển dịch diện tích trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm, chủ yếu chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhiều loại trái cây của tỉnh đã được xây dựng thương hiệu, xuất khẩu đi các nước như: sầu riêng, thanh long, vú sữa, xoài cát Hòa Lộc… Tổng diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh ước tính đến cuối năm 2024 đạt 113.235 ha, tăng 5,3% so với năm 2023, (tương ứng tăng 5.671 ha). Giá bán các sản phẩm trồng trọt trong năm tăng khá tốt, thu nhập người dân tăng đã kích thích nông dân tập trung đầu tư cho sản xuất, nên ngành nông nghiệp có tốc độ tăng khá so cùng kỳ. Tình hình chăn nuôi gia súc-gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phát triển ổn định và có xu hướng tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm; khu vực trang trại-doanh nghiệp phát triển tốt. Các hộ chăn nuôi đang tích cực tái đàn nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Mặc dù dịch bệnh được kiểm soát, chỉ phát sinh một số ổ dịch nhỏ lẻ, tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là thách thức lớn nhất của ngành chăn nuôi, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh cúm gia cầm… làm ảnh hưởng đến tổng đàn nếu không được kiểm soát tốt. Ước tính đến cuối năm 2024 đàn bò đạt 120 ngàn con, giảm 1,6% so cùng kỳ; đàn lợn 312 ngàn con, tăng 4,0%; đàn gia cầm 16,8 triệu con, tăng 6,2% so cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản tăng 2,53% (năm 2023 giảm 0,43%), sản lượng thủy sản năm 2024 ước đạt 318.107 tấn, tăng 3,4% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt 214.335 tấn, tăng 0,5% so cùng kỳ, sản lượng thủy sản khai thác đạt 103.772 tấn, tăng 10,2% so cùng kỳ. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường trong nước và phục vụ cho xuất khẩu tăng, giá cả ổn định, nên ngư dân đã tập trung đầu tư cho nuôi trồng và khai thác. Mặt khác, tại xã Kiểng Phước, Tân Điền và Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông diện tích mặt nước nuôi hàu khoảng 598 ha, của 73 hộ nuôi cho thu hoạch, đã góp phần làm cho ngành thủy sản tăng. Khu vực công nghiệp - xây dựng: (Kế hoạch tăng từ 11,0-11,7%) tăng 10,37% so với năm 2023 (quý I tăng 5,99%, quý II tăng 9,01%, quý III tăng 11,59%, quý IV tăng 14,23); tăng cao hơn năm 2023 là 3,5%. Tốc độ tăng trưởng các ngành trong khu vực này như sau: Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng 10,01% (cùng kỳ tăng 5,51%); đạt được kết quả trên đó là sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các ngành các cấp thường xuyên tổ chức các Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp, nắm bắt tâm nguyện vọng, những khó khăn của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp công nghiệp của tỉnh nhà tăng cao. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước (quý I tăng 4,99%, quý II tăng 8,57%, quý III tăng 11,73% và quý IV tăng 14,51%), đóng góp 2,36% trong 7,02% tăng trưởng của tỉnh. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 14,32% (chiếm tỷ trọng 24,8% trong tổng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp); Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,30% (chiếm 21%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 20,72% (chiếm 9,3%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 12,89% (chiếm 4,8%)...Tuy nhiên cũng có một số ngành do khó khăn về thị trường tiêu thụ nên sản xuất trong năm giảm so với cùng kỳ như: sản xuất trang phục giảm 16,91% (chiếm 5,7%); ngành dệt giảm 6,54% (chiếm 1,7%); sản xuất đồ uống giảm 7,63% (chiếm 1%); sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 17,21% (chiếm 1,4%)... Ngành xây dựng tăng 11,97%, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2024 (chiếm tỷ trọng 4,9% trong GRDP), là ngành trong 03 năm liên tiếp tăng trưởng trên 10% (năm 2022 tăng 10,25%, năm 2023 tăng 13,23%). Đạt được kết quả trên là do lãnh đạo tỉnh chú trọng giao vốn sớm cho các chủ đầu tư ngay từ tháng 12 năm 2023 và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện của các dự án, nhất là các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm của địa phương và trung ương đang được triển khai thi công, cộng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công đã góp phần làm cho hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khá so cùng kỳ.Khu vực dịch vụ: (Kế hoạch tăng từ 7,0-7,5%) tăng 7,28% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 7,58%. Kinh tế của tỉnh dần hồi phục sau dịch Covid -19, công nhân có việc làm ổn định, cộng với việc nâng lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, thu nhập của người lao động tăng làm cho hoạt động thương mại và dịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tất cả các ngành trong khu vực này đều tăng so với cùng kỳ, giá cả hàng hóa trong năm được kiểm soát tốt, không xảy ra tình trạng nâng giá bất hợp lý, hàng hóa dồi dào, đáp nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Một số ngành tăng khá như: bán buôn và bán lẽ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 9,03%; Vận tải kho bãi tăng 15,99%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,17%; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 12,43%... thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,67% so cùng kỳ.b. Cơ cấu kinh tế:Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 37,1% (cùng kỳ 37,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 27,7% (cùng kỳ 27,5%); khu vực dịch vụ chiếm 29,8%, tương đương so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,4% (cùng kỳ chiếm 5,5%). 2. Tài chính - Ngân hàng a. Tài chính: Từ cuối năm trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn thách thức như: thiên tai; biến đổi khí hậu; các yếu tố chi phí đầu vào tăng... tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân; Dự báo được tình hình khó khăn, ngay từ đầu năm 2024 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 22/01/2024 về việc tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước năm 2024 và được sự chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và Nhân dân, một số khoản thu ngân sách đạt được kết quả tăng hơn so cùng kỳ. - Thu ngân sách nhà nước: năm 2024 ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 11.785 tỷ đồng, đạt 133,9% dự toán và tăng 15,2% so cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 11.400 tỷ đồng, đạt 133,6% dự toán, tăng 14,7% so cùng kỳ. Có 10/11 huyện, thành thị có tỷ lệ thu cả năm vượt dự toán, các đơn vị có tỷ lệ thu đạt cao hơn so cùng kỳ [2] . Một số khoản thu đạt và vượt so với dự toán năm như: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3.322 tỷ đồng, đạt 159,7% dự toán năm, tăng 9,5% so với cùng kỳ; thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh là 1.988 tỷ đồng, đạt 64,3% so với dự toán và tăng 46,4% so cùng kỳ; thu xổ số kiến thiết là 2.004 tỷ đồng, đạt 109,5% dự toán, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước… - Chi ngân sách nhà nước: năm 2024 ước chi 21.990 tỷ đồng, đạt 152,1% dự toán, tăng 28,1% so cùng kỳ. Một số khoản chi cụ thể như: chi đầu tư phát triển là 5.666 tỷ đồng, đạt 116% dự toán năm, giảm 7,8% so cùng kỳ; chi thường xuyên là 9.432 tỷ đồng, đạt 103,1% so với dự toán, tăng 11,6% so với cùng kỳ [3]. b. Ngân hàng: Ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho các (TCTD) tiếp cận nguồn vốn góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Kết quả một số chỉ tiêu tính đến 31/12/2024 như: - Về huy động vốn: Ước đến 31/12/2024 đạt 104.759 tỷ đồng, tăng 7.877 tỷ, tỷ lệ tăng 8,13% so với cuối năm 2023, đạt 100,12% kế hoạch. - Về dư nợ: Ước đến cuối năm 2024 toàn tỉnh thực hiện 105.847 tỷ đồng, tăng 8.543 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,78% so với cuối năm 2023, đạt 87,72% kế hoạch năm 2024. - Nợ xấu: đến cuối tháng 10/2024, nợ xấu là 2.212,4 tỷ đồng, tỷ lệ là 2,16% trên tổng dư nợ, tăng 0,55% so cuối năm 2023. Nợ xấu đang diễn biến theo chiều hướng tăng nhưng nằm trong sự kiểm soát, nguyên nhân chủ yếu do khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. - Quỹ tín dụng nhân dân: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 10/2024 là 1.716,1 tỷ đồng, tăng 11,01% so với cuối năm 2023; đáp ứng nhu cầu cho 9.101 lượt thành viên vay vốn với tổng dư nợ đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cuối năm 2023; chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,29%, giảm 0,05% so với cuối năm trước. 3. Giá cả, lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2024 so cùng kỳ năm trước tăng 4,03% (khu vực thành thị tăng 3,75% và khu vực nông thôn tăng 4,10%); một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng trong năm 2024 so cùng kỳ như: nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,42%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,91% (trong đó, dịch vụ khám sức khỏe tăng 6,85%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,62% (trong đó, tăng cao nhất là nhóm hàng lương thực tăng 16,19%; kế đến là ăn uống ngoài gia đình tăng 6,04% và nhóm thực phẩm tăng 3,21%); Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,39%.... Có hai nhóm giảm: nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,61% và nhóm giao thông giảm 0,51% so cùng kỳ đã kiềm hãm tốc độ tăng. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ: - Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 12/2024 giảm 1,69% so tháng trước, giá bình quân tháng 12/2024 là 8.471 ngàn đồng/chỉ, tăng 2.293 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ. - Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 12/2024 giảm 0,01% so tháng trước, giá bình quân 25.730 đồng/USD, so cùng kỳ tăng 1.304 đồng /USD. 4. Đầu tư và Xây dựng Trong năm tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các công trình chuyển tiếp, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ, đấu thầu đưa vào chuẩn bị khởi động xây dựng các công trình mới, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công kịp thời, đây là nguồn lực quan trọng để khôi phục kinh tế xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2024. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2024 ước thực hiện 51.100 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 10,9% so cùng kỳ. Phân theo thành phần: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 31.141 tỷ đồng, tăng 19,4%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.820 tỷ đồng, giảm 15,4%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 15.139 tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ. Phân theo nguồn vốn: vốn nhà nước trên địa bàn 15.139 tỷ đồng, chiếm 39,6% và tăng 6% so cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước đạt 35.961 tỷ đồng, chiếm 70,4% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý năm 2024 là 6.546 tỷ đồng, đạt 96,3% kế hoạch, giảm 4,6% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 5.558 tỷ đồng, giảm 5,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 832 tỷ đồng, tăng 51%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 156 tỷ đồng,bằng 37,5% so cùng kỳ. - Tình hình thu hút đầu tư: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Tiền Giang năm 2023 đạt được 66,8 điểm, xếp hạng 29 tăng 21 bậc so với năm 2022. Chỉ số đã cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh so với trước đây. - Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp: Năm 2024 tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu - cụm công nghiệp đạt kế hoạch đề ra. Các doanh nghiệp trong khu - cụm công nghiệp duy trì hoạt động và ổn định sản xuất; một số doanh nghiệp bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh mục tiêu hoạt động, tiến độ thực hiện dự án để phù hợp với tình hình phát triển sản xuất. + Khu công nghiệp: Trong năm 2024, các KCN thu hút 03 dự án doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), 01 dự án doanh nghiệp đầu tư trong nước tương đương so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư đăng ký là 24 triệu USD và 40 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 01 dự án. Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Phước 1 với tổng vốn đầu tư 5.936,5 tỷ đồng. Ngoài ra điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự án, tăng 39,3% so với cùng kỳ; trong đó, có 08 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 280,58 triệu USD tăng 1,5 lần so với cùng kỳ. Đến nay các KCN thu hút được 111 dự án (trong đó có 83 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư trên 2,8 tỷ USD và 4.527 tỷ đồng; diện tích cho thuê 551,93/1.116,03 ha, chiếm 49,5%.+ Về cụm công nghiệp: Trong năm không thu hút dự án đầu tư mới, tổng số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp hiện nay là 68 dự án (trong đó: có 6 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 0,2 tỷ USD và 998,2 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 45,7/77,6 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 58,9%.5. Tình hình phát triển của doanh nghiệpTheo báo cáo Sở kế hoạch - Đầu tư, đến hết tháng 11 toàn tỉnh có 849 doanh nghiệp mới thành lập mới, tăng 3,8%, với tổng vốn đăng ký 4.812 tỷ đồng, đạt 95,4% kế hoạch; giảm 2,6% so cùng kỳ; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là 5,7 tỷ đồng/doanh nghiệp. Có 803 đơn vị trực thuộc thành lập mới, tăng 2,9% so cùng kỳ và 166 doanh nghiệp hoạt động trở lại; ngoài ra còn có 247 doanh nghiệp tăng vốn điều lệ, vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 8.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó có 146 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, tăng 7,3% so cùng kỳ; 119 doanh nghiệp hoàn tất giải thể, tương đương cùng kỳ; 148 đơn vị trực thuộc chấm dứt hoạt động, giảm 40,6% so cùng kỳ. Lũy kế đến cuối tháng 11/2024, toàn tỉnh có 6.246 doanh nghiệp và 5.636 đơn vị trực thuộc doanh nghiệp đang hoạt động. Ước thực hiện năm 2024, có 913 doanh nghiệp mới thành lập mới, đạt 102,6% kế hoạch, tăng 4,3% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký 5.056,9 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là 5,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Chia theo ngành kinh tế: bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác là 470 doanh nghiệp, chiếm 51,5% tổng số doanh nghiệp đăng ký; kế đến công nghiệp chế biến chế tạo 119 doanh nghiệp, chiếm 13%.... Bên cạnh đó có 154 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 125 doanh nghiệp giải thể. Ước tính đến cuối năm 2024, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khoảng 6.400 doanh nghiệp.6. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và Thủy sảna. Nông nghiệp:Năm 2024 xâm nhập mặn đến sớm và xâm nhập sâu hơn cùng kỳ, nhưng chủ động từ sớm, từ xa trong công tác phòng, chống mặn và khuyến cáo nông dân tuân thủ theo lịch thời vụ, nên hầu hết diện tích gieo trồng đã được thu hoạch, tránh được tác động của hạn mặn. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản được kiểm soát thường xuyên và hiệu quả. Một số kết quả đạt được sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản như sau:* Trồng trọt: Cây lương thực có hạt: gieo trồng 122.609 ha, đạt 107,6% kế hoạch; sản lượng thu hoạch 755.544 tấn, đạt 107,7% kế hoạch và giảm 5,5% so cùng kỳ. Cụ thể:- Cây lúa: gieo sạ 120.330 ha, đạt 107,8% kế hoạch và giảm 7% so cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 62,1 tạ/ha, tăng 1,5%; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 746.880 tấn, giảm 5,6% do diện tích gieo sạ giảm 7%; bao gồm các vụ:+ Vụ Đông Xuân 2023 - 2024: chính thức gieo trồng được 44.883 ha, đạt 100,4% kế hoạch, giảm 6,9%, tương đương giảm 3.319 ha so cùng kỳ; năng suất thu hoạch bình quân đạt 70,2 tạ/ha, tăng 0,6% (tăng 0,4 tạ/ha) so cùng kỳ; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 315.030 tấn, giảm 6,3% (giảm 21.287 tấn) do diện tích gieo trồng giảm 6,9% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi 2.577,2 ha đất trồng lúa sang đất cây lâu năm, 659,3 ha trồng cây hàng năm khác, 57,9 ha đất phi nông nghiệp (xây dựng, cơ sở hạ tầng,..), 23,8 ha không sản xuất và một ha đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích gieo trồng giảm hầu hết ở các huyện + Vụ Hè Thu 2024 (Xuân Hè và Hè Thu): diện tích gieo trồng chính thức 62.885 ha (bao gồm: vụ Xuân Hè 19.980 ha và Hè Thu 42.905 ha), đạt 96,5% kế hoạch, giảm 7,9% so cùng kỳ, tương ứng giảm 5.423 ha; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 361.553 tấn, giảm 5,7% so cùng kỳ; năng suất thu hoạch bình quân đạt 57,5 tạ/ha, tăng 2,5% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm là 5.133 ha, cây hàng năm khác là 362 ha, nuôi trồng thủy sản là 8 ha và đất phi nông nghiệp là 4,5 ha. Diện tích gieo trồng giảm hầu hết ở các huyện + Vụ Thu Đông 2024: chính thức gieo trồng 12.562 ha, giảm 2,5% so cùng kỳ [6]; thu hoạch 100% diện tích với năng suất thu hoạch bình quân 56,0 tạ/ha, tăng 1,0% so cùng kỳ, tương đương tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng 70.297 tấn, giảm 1,5% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm 2,5%. - Cây ngô: diện tích gieo trồng đạt 2.270 ha, tăng 0,6% so cùng kỳ; thu hoạch 100% diện tích; năng suất bình quân đạt 38,1 tạ/ha, tăng 2,5%; sản lượng đạt 8.640 tấn, tăng 3,1%. Cây rau đậu các loại: gieo trồng được 41.887 ha, giảm 7,7% so cùng kỳ, tương ứng giảm 3.477 ha; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 1.002.091 tấn, giảm 3,5% so cùng kỳ. Trong đó: rau các loại 41.634 ha, giảm 7,7%; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 1.001.310 tấn, giảm 3,5%. Cây lâu năm: diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có là 113.235 ha, đạt 106,2% KH (KH 106.595 ha), tăng 5,3% so cùng kỳ, tương ứng tăng 5.671 ha. Trong đó: diện tích cây ăn quả là 88.375 ha, chiếm 78% trong tổng diện tích cây lâu năm, đạt 103,9% KH (KH 85.030 ha), tăng 5% so cùng kỳ, tương ứng tăng 4.182,8 ha, diện tích cây ăn quả tăng chủ yếu ở các loại cây: đu đủ tăng 18 ha, dứa/khóm tăng 125 ha, sầu riêng tăng 2.795 ha, mít tăng 1.017 ha và cây ổi tăng 269 ha,… Tổng sản lượng thu hoạch cây lâu năm đạt 2.291.247 tấn, đạt 112,5% KH (2.036.960 tấn), tăng 8,9% so cùng kỳ, tương ứng tăng 188.114 tấn. Trong đó sản lượng thu hoạch cây ăn quả đạt 1.895.152 tấn, tăng 7,5% so cùng kỳ, tương ứng tăng 131.459 tấn. * Chăn nuôi: tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có xu hướng tăng, ước thời điểm 01/12/2024: đàn bò 120 ngàn con, giảm 1,6%; đàn lợn 312 ngàn con, tăng 4,0%; đàn gia cầm 16,8 triệu con, tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước. b. Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện có 1.606 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ 1.317 ha trồng ở huyện Gò Công Đông 381 ha; huyện Tân Phú Đông 884 ha và huyện Tân Phước 52 ha và rừng sản xuất là 289 ha. Trong năm, thực hiện trồng mới được 486 ngàn cây phân tán, giảm 13,8% so cùng kỳ. Cây trồng chủ yếu cây bạch đàn, tràm bông vàng trên các tuyến đường đi lấy bóng mát, xung quanh các tuyến đê bao, trồng cặp ven bờ sông chống sạt lở đất ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phú Đông. Sản lượng khai thác gỗ đạt 30.726 m3, giảm 6,3% so cùng kỳ. Các loại gỗ được khai thác chủ yếu từ các loại cây như: bạch đàn cao sản, dầu gió, tràm bông vàng (tràm lanh). Nguyên nhân giảm là do người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn như sầu riêng, mít, chanh, thanh long, dừa, khóm (dứa). Sản lượng khai thác củi được 97.597 Ste củi các loại, giảm 5,8% so cùng kỳ. c. Thủy sản: Tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản các loại trong năm 2024 đạt 16.739 ha, đạt 113,9% kế hoạch, tăng 11,3% so cùng kỳ; bao gồm: diện tích nuôi tôm đạt 8.963 ha, tăng 6,7%; diện tích nuôi cá đạt 4.540 ha, tăng 26,6%; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.236 ha, tăng 5,8%. Ngoài ra, diện tích Hàu được nuôi hiện nay ở vùng ven biển huyện Gò Công Đông gồm có 3 xã: Kiểng Phước, Tân Điền và Tân Thành với 4.202 dây hàu nuôi tự phát trên tổng diện tích mặt nước nuôi 598 ha của 73 hộ; số lao động thường xuyên 182 người và 86 phương tiện (ghe....); tổng sản lượng hàu thu hoạch đến cuối năm 2024 ước tính 878 tấn hàu/172 ha mặt nước với giá bình quân 27,8 nghìn đồng/kg. Năm 2024, tổng sản lượng thủy sản đạt 318.107 tấn, tăng 3,4% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng từ nuôi 214.335 tấn, tăng 0,5%; sản lượng khai thác 103.772 tấn, tăng 10,2%. d. Nông thôn mới: (Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 135/135 (100%) xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, lũy kế đạt 66/135 xã (48,9%); 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, lũy kế đạt 12 xã (8,9%); 02 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, lũy kế đạt 8/8 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới; 02 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao. 7. Sản xuất công nghiệp Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng hơn so cùng kỳ, Các mặt hàng chủ lực của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng cao, do đơn đặt hàng tăng. Một số ngành công nghiệp có tỷ trọng nhỏ sản xuất ổn định và tăng góp phần vào tăng trưởng chung của toàn ngành. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng 12,44% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,55% (một số ngành có chỉ số tăng mạnh như: sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 58,76%; sản xuất thiết bị điện tăng 37,14%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 36,66%;...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,48%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,33% so cùng kỳ. Sản phẩm sản xuất công nghiệp năm 2024: có 38/54 sản phẩm tăng so cùng kỳ như: dịch vụ sản xuất thiết bị điện chiếu sáng tăng 80,4%; dây thép không gỉ tăng 70,1%; thanh, que bằng thép hợp kim rỗng tăng 57,7%; lốp hơi mới bằng cao su, loại dùng cho xe buýt, xe tải hoặc máy bay tăng 52,4%; phi lê đông lạnh tăng 47,9%; điện thương phẩm tăng 10,4%;... Tuy nhiên vẫn còn một số ngành gặp khó khăn như: sản xuất đồ uống, ngành dệt... do đơn hàng xuất khẩu giảm. Có 16/54 sản phẩm giảm so cùng kỳ: màn bằng vải khác giảm 70,5%; thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên giảm 36,7%; bia đóng chai giảm 19,1%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo giảm 7,8%; giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 7,6%; Thức ăn cho thủy sản giảm 5,6%; các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác giảm 3,6%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép giảm 2,4%; phân vi sinh giảm 1,7%;… * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: - Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 12 năm 2024 tăng 14,76%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 23,73%, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 3,29%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 20,64%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 47,41%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 21,59%; sản xuất kim loại tăng 6,92%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 49,59%; sản xuất thiết bị điện tăng 43,92%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện và điện tử khác tăng 59,53%;…Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: sản xuất đồ uống giảm 4,88%, trong đó sản xuất bia giảm 4,88%; dệt giảm 6,49%; sản xuất trang phục giảm 10,32%; sản xuất da giảm 0,82%, trong đó sản xuất giày dép giảm 2,83%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 3,93%;... - Chỉ số tồn kho tháng 12/2024 so tháng trước tăng 23,61% và tăng 17,03% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ: sản xuất trang phục tăng 47,66%; sản xuất da tăng 23,52%, trong đó sản xuất giày dép tăng 25,38%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 0,36%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,71%; sản xuất kim loại tăng 62,48%; chế biến, chế tạo khác tăng 17,47%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 17,47%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 6,27%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản giảm 38,84%; dệt giảm 6,87%; sản xuất thiết bị điện giảm 68,68%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 71,67%;… 8. Thương mại, dịch vụ a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: Hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định và tăng hơn so cùng kỳ, lượng hàng hóa dồi dào, các đơn vị kinh doanh chủ động dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong các dịp lễ, Tết. Giá cả hàng hóa ổn định đã đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2024 là 89.250 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 8,8% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 68.375 tỷ đồng, tăng 8%; lưu trú, ăn uống 8.936 tỷ đồng, tăng 22,7%; du lịch lữ hành 215 tỷ đồng, tăng 18,9%; dịch vụ tiêu dùng 11.723 tỷ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ. b. Xuất - Nhập khẩu (Theo báo cáo Sở Công Thương) Nhờ thực hiện tích cực các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất trong nước, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu được triển khai mạnh mẽ, xuất khẩu năm 2024 đạt kết quả rất khả quan. * Xuất khẩu: Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 ước đạt 6 tỷ USD, đạt 120% kế hoạch, tăng 10% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, chiếm 21,7%; tiếp đến là thị trường Ấn Độ chiếm 11,8%; Nga chiếm 7,5%; Trung Quốc chiếm 5,9%; Hàn Quốc chiếm 4,7%; Đức chiếm 3,6%; Singapore chiếm 3,1%; Anh chiếm 3%; Nhật Bản chiếm 2,7%;,… tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. * Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2024 ước đạt hơn 3 tỷ USD, đạt 120% kế hoạch, tăng 11,7% so với cùng kỳ. c. Vận tải: Tiếp tục duy trì hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám sát các bến xe, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải. Kết quả đạt được trong năm 2024 như sau: Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 3.005 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 775 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 1.951 tỷ đồng, tăng 21% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 672 tỷ đồng, tăng 19,3%; vận tải đường thủy thực hiện 102 tỷ đồng, tăng 21,9%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 278 tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng kỳ. Vận chuyển hành khách 20.751 ngàn hành khách, tăng 20,6% và luân chuyển 649.062 ngàn hành khách.km, tăng 22,1% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 8.651 ngàn hành khách, tăng 19,2% và luân chuyển 635.105 ngàn hành khách.km, tăng 22,1% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 12.100 ngàn hành khách, tăng 21,6% và luân chuyển 13.957 ngàn hành khách.km, tăng 21,1% so cùng kỳ. Vận tải hàng hóa 19.196 ngàn tấn, tăng 21,2% và luân chuyển 3.743.716 ngàn tấn.km, tăng 20,2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 2.688 ngàn tấn, tăng 20,9% và luân chuyển được 636.188 ngàn tấn.km, tăng 16,4% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 16.508 ngàn tấn, tăng 21,3% và luân chuyển 3.107.528 ngàn tấn.km, tăng 20,9% so cùng kỳ. d. Du lịch: Nhằm phục hồi và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh ngành Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Tiền Giang tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch điểm đến an toàn. Ngoài ra tỉnh có nhiều chính sách mở cửa kịp thời thông thoáng, thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả, quá trình phục hồi ngành du lịch Tiền Giang có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2024, lượng khách du lịch đến tỉnh 1.640 ngàn lượt, đạt 99,4% kế hoạch, tăng 18,1% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 504 ngàn lượt, đạt 91,6% kế hoạch, tăng 19,8% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 9.151 tỷ đồng, tăng 22,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 97,6%, tương đương 8.936 tỷ đồng. e. Bưu chính - Viễn thông: Doanh thu bưu chính - viễn thông đến cuối tháng 12/2024 đạt 3.766 tỷ đồng, đạt 122,2% kế hoạch và tăng 5,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 332 tỷ đồng, đạt 103,8% kế hoạch, tăng 3,7% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông 3.434 tỷ đồng, đạt 146% kế hoạch, tăng 5,24% so cùng kỳ. Tổng số thuê bao điện thoại trên mạng ước đến cuối năm 2024 là 132.606 thuê bao, mật độ bình quân đạt 7,41 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Tổng số thuê bao internet trên mạng đến cuối năm 2024 là 419.385 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 23,42 thuê bao/100 dân. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Lao động, giải quyết việc làm a. Một số chỉ tiêu về dân số: Ước tính năm 2024, dân số trung bình tỉnh Tiền Giang là 1.796.065 người, tăng 0,3% so cùng kỳ năm trước; dân số nam là 884.385 người, tăng 0,3% và chiếm 49,2%; dân số nữ là 911.680 người, tăng 0,3% và chiếm 50,8%. Dân số thành thị là 302.556 người, tăng 10,6% và chiếm 16,8%; dân số nông thôn là 1.493.509 người, giảm 1,5% và chiếm 83,2%. b. Tư vấn và giới thiệu việc làm: Trong năm, thực hiện tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 20.661 lượt lao động, giảm 28,2% so cùng kỳ, đạt 103,3% kế hoạch. Trong đó: tư vấn nghề cho 731 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 2.899 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 16.513 lượt lao động thất nghiệp; tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 518 lượt lao động. Giới thiệu việc làm cho 3.253 lượt lao động, giảm 5,2% so cùng kỳ, đạt 108,4% kế hoạch, trong đó có 1.463 lao động có được việc làm ổn định, giảm 7,3% so cùng kỳ. Trong năm, ghi nhận 18.426 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 21,3% so cùng kỳ; có 17.971 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 23,5% so cùng kỳ với tổng số tiền chi trả khoảng 391,2 tỷ đồng, giảm 26,6% so cùng kỳ. Người lao động đi làm việc nước ngoài trong năm, tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 908 lượt lao động; có 502 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài qua các thị trường như: Nhật Bản 388 lao động; Đài Loan 68 lao động; Canada 14 lao động; Hàn Quốc 09 lao động và Mỹ 09 lao động… giảm 1,2% so cùng kỳ, đạt 125,5% kế hoạch năm. Trong năm, số vụ ngừng việc, đình công tập thể ghi nhận 06 vụ, tại 05 doanh nghiệp, tăng 20% so cùng kỳ. Các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức cuộc đối thoại với người lao động nên các vụ ngừng việc đã được giải quyết ổn thỏa. c. Tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp: Năm 2024, tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 7,13%, tăng 0,32 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (từ 6,81% năm 2023 lên 7,13% năm 2024). Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 8,60%, giảm 0,77 điểm phần trăm (từ 9,37% năm 2023 xuống 8,60% năm 2024) và tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 6,45%, tăng 0,75 điểm phần trăm (từ 5,70% năm 2023 lên 6,45% năm 2024). Năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh là 1,18%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với cùng kỳ (từ 1,27% năm 2023 xuống 1,18% năm 2024). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 1,85%, giảm 0,50 điểm phần trăm (từ 2,35% năm 2023 xuống 1,85% năm 2024) và tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 0,88%, tăng 0,09 điểm phần trăm (từ 0,79% năm 2023 lên 0,88% năm 2024). Tỷ trọng thất nghiệp khu vực thành thị năm 2024 chiếm 49,33% so với tổng số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh. 2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội: a. Đời sống dân cư: Tình hình sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn các mặt hàng nông sản luôn biến động, một số sản phẩm chăn nuôi có giá bán không ổn định. Tình hình xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024 trên địa bàn tỉnh xuất hiện sớm, duy trì cao và liên tục tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân. Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh cùng với đoàn thể các cấp đã kịp thời có những chính sách hỗ trợ như tổ chức dạy nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm giúp người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN là 88.664 lao động (1.056 lao động nước ngoài), tăng 4,7% so với cùng kỳ. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp tuyển trên 14.275 lao động để đáp ứng các đơn hàng năm 2025.Việc làm và thu nhập của người làm công ăn lương, người nghỉ hưu ổn định, có tăng hơn so cùng kỳ. Chính phủ ban hành các Nghị định về tiền lương, tiền công được áp dụng từ ngày 01/7/024 gồm: 73/2024/NĐ-CP tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, tương ứng tăng 30% đối cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; 74/2024/NĐ-CP tăng lương tối thiểu vùng khoảng 6% đối với người lao động; 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng tăng thêm 15%.Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trong đó, quy định điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng/tháng tăng lên mức 500.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2024.Nhìn chung, mức điều chỉnh lương đã có sự chia sẻ, kết hợp hài hòa được lợi ích của người lao động và doanh nghiệp và giúp cho những người được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đảm bảo được điều kiện cuộc sống, yên tâm công tác, làm việc. Việc cải cách tiền lương kể từ 01/7/2024, vừa cải thiện đời sống cho người lao động, vừa bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. An sinh xã hội:Công tác an sinh xã hội được quan tâm, chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn,… được thực hiện lồng ghép, triển khai đồng bộ, kịp thời. Trong năm, giải quyết việc làm cho 19.000 lao động, đạt 105% kế hoạch. Theo Quyết định số 3451/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025) của UBND tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh còn 4.035 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,79% và 7.592 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,49%. Vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa trên 13 tỷ đồng (xây dựng nhà tình nghĩa 53 căn, sửa chữa nhà tình nghĩa 121 căn). Tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024: tặng quà của Chủ tịch nước (nguồn kinh phí Trung ương), số lượng 35.866 người với số tiền 10,9 tỷ đồng; trợ cấp của tỉnh (nguồn kinh phí địa phương) là 26,7 tỷ đồng với số lượng 67.696 người; tổ chức 18 Đoàn lãnh đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy thăm 85 hộ gia đình chính sách tiêu biểu và 48 đơn vị tập trung, kết hợp với tham người cao tuổi và trao quà cho hộ nghèo, tổng số tiền là 814,7 triệu đồng. Tổ chức tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/2024: tặng quà của Chủ tịch nước (nguồn kinh phí Trung ương) số lượng 35.999 người, số tiền 10,9 tỷ đồng; trợ cấp của tỉnh (nguồn kinh phí địa phương) là 14,3 tỷ đồng với số lượng 50.178 người; tổ chức 18 đoàn lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ với số lượng 100 người, số tiền 2 triệu đồng/hộ. 3. Hoạt động giáo dục Trong năm, hoạt động ngành giáo dục thực hiện theo kế hoạch và đạt được nhiều điểm nổi bật như: - Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Tiền Giang, tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp là 15.795/15.844 thí sinh dự thi (bao gồm thí sinh tự do), tỉ lệ 99,7% (năm 2023 tỉ lệ 99,65%). - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025, kỳ thi tổ chức vào các ngày 05, 06/6/2024 có 21.079 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 636 thí sinh so với tuyển sinh lớp 10 năm học trước. Kết quả trúng tuyển là 19.305 thí sinh. - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2023–2024; thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT năm học 2023 – 2024; thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THCS và cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2023 - 2024 của tỉnh Tiền Giang 4. Hoạt động y tế Trong năm, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân luôn được chú trọng. Các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thực hiện đầy đủ quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo được quyền lợi cho nhân dân khi đến các cơ sở khám chữa bệnh. Tình hình khám chữa bệnh ghi nhận 4.687.896 lượt người bệnh đến khám, tăng 1,7% và 236.323 người điều trị nội trú, tăng 16,3%. Các bệnh truyền nhiễm ghi nhận trong năm, bệnh Sốt - xuất - huyết 1.930 ca, giảm 44,2% so cùng kỳ; bệnh Tay - chân - miệng 5.507 ca, giảm 29,2%. Bệnh HIV/AIDS năm 2024, phát hiện 304 trường hợp nhiễm HIV mới, 52 trường hợp tử vong. Đến nay, tổng số nhiễm HIV toàn tỉnh là 7.087 trường hợp, tổng số AIDS là 1.819 trường hợp và tử vong do AIDS là 1.380 trường hợp. 5. Hoạt động văn hóa - thể thao Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 diễn ra đúng theo kế hoạch: thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân nhất là trong dịp lễ, tết. Toàn tỉnh hiện có 462.854/486.976 hộ đạt 03 tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, đạt 95%; 1.004/1.005 ấp (khu phố) văn hóa, đạt tỷ lệ 99,9%; 11/164 xã, phường, thị trấn tiêu biểu, đạt tỷ lệ 6,71%; 20/29 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt tỷ lệ 68,97%; 71 chợ văn hóa; 18 công viên văn hóa; 967 con đường văn hóa, 576 cơ sở thờ tự văn hóa. Hoạt động bảo tàng; đón tiếp 126.171 lượt khách tham quan, học tập kinh nghiệm và nghiên cứu. Hoạt động văn hóa nghệ thuật; trên địa bàn tỉnh tổ chức Lễ hội như: xuân Giáp Thìn năm 2024; kỷ niệm 160 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết và đón nhận Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt; kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024); .... Hoạt động thư viện; tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn năm 2024 với hơn 51.100 lượt sách báo lưu hành, phục vụ khoảng 22.250 lượt bạn đọc tại Thư viện tỉnh. Tổ chức mô hình cà phê sách trong khuôn viên Thư viện thu hút được hơn 480 lượt bạn đọc với 1.440 lượt sách báo lưu hành. Trong năm, Thư viện tỉnh đã phục vụ 395.584 lượt bạn đọc tăng 188% so cùng kỳ năm trước, với 439.526 lượt sách báo lưu hành tăng 94% so cùng kỳ năm trước. Hoạt động Thể dục - Thể thao; Trong năm, Đoàn thể thao Tiền Giang tham dự 85 giải quốc tế, quốc gia và khu vực, kết quả đạt 316 huy chương các loại, trong đó có 59 Huy chương Vàng, 106 Huy chương Bạc và 151 Huy chương Đồng. 6. Trật tự an toàn giao thông (theo báo cáo ngành công an tỉnh từ 15/12/2023 đến 14/12/2024) a. Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 338 vụ, tăng 23 so cùng kỳ; làm 219 người chết, giảm 12 người so cùng kỳ và bị thương 202 người, tăng 54 người so cùng kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát… b. Tai nạn giao thông đường thủy: ghi nhận 02 vụ tai nạn, giảm 02 vụ so cùng kỳ; làm 01 người chết, tăng 01 người; không ghi nhận số người bị thương. 7. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội (theo báo cáo ngành Công an) Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Trong năm 2024, ghi nhận 895 vụ, giảm 87 vụ so với năm 2023, làm chết 21 người, bị thương 168 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 76,4 tỷ đồng. Điều tra khám phá 722 vụ, đạt 80,7%, bắt xử lý 1.267 đối tượng. 8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai năm 2024 a. Về cháy, nổ: ghi nhận 16 vụ, tăng 07 vụ so cùng kỳ; tài sản thiệt hại trị giá trên 16 tỷ đồng. b. Về môi trường: xảy ra 17 vụ vi phạm, giảm 05 vụ so với cùng kỳ; số tiền xử phạt 640,7 triệu. c. Về thiên tai: đã xảy ra 107 vụ thiên tai (01 vụ xâm nhập mặn, 18 vụ lốc xoáy và 88 vụ sạt lở đê): 18 vụ lốc xoáy, tăng 01 vụ và 88 vụ sạt lở đê, tăng 53 vụ; tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 271 tỷ đồng (không tính xâm nhập mặn), trong đó: 18 vụ lốc xoáy, làm 01 người nam bị thương nhẹ, làm 14 căn nhà sập, 187 căn nhà tốc mái; 88 vụ sạt lở đê với tổng chiều dài là 9.035 mét…. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỤC HỒI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, THỰC HIỆN CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới vẫn còn biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của lãnh đạo tỉnh và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh năm 2024 tăng hơn so cùng kỳ, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 7,02%, đây là mức tăng trưởng tốt kể từ dịch Covid-19 đến nay trong bối cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, các chỉ số thống kê cho thấy kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá…. Tuy nhiên, bước sang năm 2025 dự báo, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; các biến động về kinh tế, chính trị của thế giới, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu và dịch bệnh khó dự báo. Do đó, các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, tập trung triển khai hiệu quả đồng bộ các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện đạt kế hoạch năm 2025 cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương sắp xếp tinh gọn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong kỷ nguyên vươn mình theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc, kỷ luật phát ngôn, công khai minh bạch tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số. - Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 29/5/2024 về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Giang giai đoạn 2024-2025; Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 27/8/2021 triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 26/7/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về tình hình hoạt động, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu sản xuất, lao động,... Tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, đặc biệt là các ngành như: dệt may, da giày, chế biến thủy sản, sản xuất kim loại, cơ khí; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ,... Theo dõi diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, xâm nhập mặn; tình hình vận hành các công trình phục vụ sản xuất và mực nước nội đồng các vùng dự án. Duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch trên địa bàn; tập trung công tác nạo vét các công trình thủy lợi, chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân vào mùa khô. Thường xuyên theo dõi, thông tin kịp thời về tình hình khí tượng, thủy văn, chủ động các biện pháp phòng, tránh hạn chế thiệt hại khi thiên tai xảy ra. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nguyên liệu phục vụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi, cơ khí, điện tử... Thường xuyên rà soát kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cần có giải pháp hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và một số ngành, lĩnh vực bị tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường suy giảm như: da giày, dệt may, sản xuất và chế biến gỗ... - Triển khai thực hiện đồng bộ, chủ động, linh hoạt chính sách về lãi suất, gói hỗ trợ lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân. - Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ bằng các hình thức phù hợp, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư (PPP), xã hội hóa… ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án quan trọng có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như: giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, đô thị, công nghiệp nông nghiệp, nông thôn... Tiếp tục triển khai các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh đã được phê duyệt đảm bảo tiến độ theo kế hoạch; Đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn đạt tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn 2021-2025. - Các ngành chức năng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tiếp tục phát triển xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế; chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu, phát triển xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh. - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ về tình hình và chính sách của Đảng, Nhà nước; từ đó tạo sự đồng thuận, chung sức chung lòng thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đề ra. - Tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 Tiền Giang đạt 7,02%
- 03/01/2025 15:00
Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang ở Ukraina, Trung Đông và căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên; các chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ làm giá xăng dầu, hàng hóa thiết yếu, cước vận tải biến động mạnh; kinh tế, thương mại phục hồi chậm, thiếu vững chắc; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường; thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng diễn biến phức tạp… Trên địa bàn tỉnh, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tăng trưởng kinh tế quí sau cao hơn quí trước, quí I tăng 4,75%, quí II tăng 6,50%, quí III tăng 7,41% và quí IV tăng 9,12%, cả năm tăng 7,02%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 ước đạt 70.946 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 7,02% so với năm 2024; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37% và khu vực dịch vụ tăng 7,28 % (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 7,58% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,67% so cùng kỳ. Với mức tăng 7,02%, tốc độ tăng trưởng năm 2024 tăng cao hơn năm 2023 là 1,32%. Xét về tốc độ tăng trưởng, năm 2024 tỉnh Tiền Giang xếp thứ 43 cả nước và xếp thứ 9 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. GRDP năm 2024 tính theo giá hiện hành đạt: 137.272 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ (tương đương tăng 14.326 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt 76,4 triệu đồng/người/năm, tăng 7,8 triệu đồng/người/năm so năm 2023 (năm 2023 đạt 68,7 triệu đồng/người/năm). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt 3.041 USD/người/năm, tăng 6,3%, tương đương tăng 181 USD so năm 2023 (năm 2023 đạt 2.860 USD/người/năm). Nếu so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, GRDP bình quân đầu người năm 2024 của Tiền Giang thấp hơn bình chung của vùng 3.906 ngàn đồng/người/ năm; đứng thứ 08/13 trong khu vực. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng suất lao động của tỉnh tăng dần qua các năm, năm 2024 năm suất lao động đạt 120,8 triệu người, tăng 10,1% so với năm 2023. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Kế hoạch đề ra năm 2024 tăng 3,5 – 3,8%; ước tính năm 2024 tăng 4% (quí I tăng 2,37%, quí II tăng 4,66%, quí III tăng 3,85%, quí IV tăng 5,18) ; tăng thấp hơn 0,44% so với năm 2023. Ngành nông nghiệp tăng 4,31% (năm 2023 tăng 5,46%). Tình hình xâm nhập mặn năm 2024 đến sớm và xâm nhập sâu hơn cùng kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã rất quan tâm có chỉ đạo công tác phòng chống từ rất sớm; khuyến cáo nông dân tuân thủ theo lịch thời vụ, nên hầu hết diện tích gieo trồng đã được thu hoạch, tránh được tác động của hạn mặn. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nông dân đã ứng dụng vào trong sản xuất lúa, tiết kiệm được chi phí, năng suất lúa bình quân cả năm 2024 đạt 62,05 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ 0,92 tạ/ha (năm 2023 tạ 61,13 tạ/ha). Nhưng diện lúa gieo sạ năm nay chỉ đạt 120.330 ha, bằng 93% so cùng kỳ (tương đương giảm 9.059 ha), làm cho sản lượng lúa cả năm giảm 5,6% so với năm 2023 (sản lượng cả năm đạt 746.880 tấn). Trong những năm qua nông dân tập trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm. Xu hướng chuyển dịch diện tích trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm, chủ yếu chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhiều loại trái cây của tỉnh đã được xây dựng thương hiệu, xuất khẩu đi các nước như: sầu riêng, thanh long, vú sữa, xoài cát Hòa Lộc… Tổng diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh ước tính đến cuối năm 2024 đạt 113.235 ha, tăng 5,3% so với năm 2023, (tương ứng tăng 5.671 ha). Giá bán các sản phẩm trồng trọt trong năm tăng khá tốt, thu nhập người dân tăng đã kích thích nông dân tập trung đầu tư cho sản xuất, nên ngành nông nghiệp có tốc độ tăng khá so cùng kỳ. Tình hình chăn nuôi gia súc-gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phát triển ổn định và có xu hướng tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm; khu vực trang trại-doanh nghiệp phát triển tốt. Các hộ chăn nuôi đang tích cực tái đàn nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Mặc dù dịch bệnh được kiểm soát, chỉ phát sinh một số ổ dịch nhỏ lẻ, tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là thách thức lớn nhất của ngành chăn nuôi, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh cúm gia cầm… làm ảnh hưởng đến tổng đàn nếu không được kiểm soát tốt. Ước tính đến cuối năm 2024 đàn bò đạt 120 ngàn con, giảm 1,6% so cùng kỳ; đàn lợn 312 ngàn con, tăng 4,0%; đàn gia cầm 16,8 triệu con, tăng 6,2% so cùng kỳ. Ngành thủy sản tăng 2,53% (năm 2023 giảm 0,43%), sản lượng thủy sản năm 2024 ước đạt 318.107 tấn, tăng 3,4% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt 214.335 tấn, tăng 0,5% so cùng kỳ, sản lượng thủy sản khai thác đạt 103.772 tấn, tăng 10,2% so cùng kỳ. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường trong nước và phục vụ cho xuất khẩu tăng, giá cả ổn định, nên ngư dân đã tập trung đầu tư cho nuôi trồng và khai thác. Mặt khác, tại xã Kiểng Phước, Tân Điền và Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông diện tích mặt nước nuôi hàu khoảng 598 ha, của 73 hộ nuôi cho thu hoạch, đã góp phần làm cho ngành thủy sản tăng. Khu vực công nghiệp - xây dựng Tăng 10,37% so với năm 2023 (quí I tăng 5,99%, quí II tăng 9,01%, quí III tăng 11,59%, quí IV tăng 14,23); Tăng cao hơn năm 2023 là 3,5% (Kế hoạch tăng từ 11,0-11,7%). Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng 10,01% (cùng kỳ tăng 5,51%); đạt được kết quả trên đó là sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các ngành các cấp thường xuyên tổ chức các Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những khó khăn của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp công nghiệp của tỉnh nhà tăng cao. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước (quí I tăng 4,99%, quí II tăng 8,57%, quí III tăng 11,73% và quí IV tăng 14,51%), đóng góp 2,36% trong 7,02% tăng trưởng của tỉnh. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 14,32% (chiếm tỷ trọng 24,8% trong tổng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp); Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,30% (chiếm 21%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 20,72% (chiếm 9,3%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 12,89% (chiếm 4,8%)...Tuy nhiên cũng có một số ngành do khó khăn về thị trường tiêu thụ nên sản xuất trong năm giảm so với cùng kỳ như: sản xuất trang phục giảm 16,91% (chiếm 5,7%); ngành dệt giảm 6,54% (chiếm 1,7%); sản xuất đồ uống giảm 7,63% (chiếm 1%); sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 17,21% (chiếm 1,4%)... Ngành xây dựng tăng 11,97%, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2024 (chiếm tỷ trọng 4,9% trong GRDP), là ngành trong 03 năm liên tiếp tăng trưởng trên 10% (năm 2022 tăng 10,25%, năm 2023 tăng 13,23%). Đạt được kết quả trên là do lãnh đạo tỉnh chú trọng giao vốn sớm cho các chủ đầu tư ngay từ tháng 12 năm 2023 và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện của các dự án, nhất là các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm của địa phương và trung ương đang được triển khai thi công, cộng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công đã góp phần làm cho hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khá so cùng kỳ. Khu vực dịch vụ: Tăng 7,28 % (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 7,58 % (quí I tăng 6,23%, quí II tăng 6,9%, quí III tăng 7,67% và quí IV tăng 9,18%). Kinh tế của tỉnh dần hồi phục sau dịch Covid -19, công nhân có việc làm ổn định, cộng với việc nâng lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, thu nhập của người lao động tăng làm cho hoạt động thương mại và dịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tất cả các ngành trong khu vực này đều tăng so với cùng kỳ, giá cả trong năm được kiểm soát tốt, không xảy ra tình trạng nâng giá bất hợp lý, hàng hóa dồi dào, đáp nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Một số ngành tăng khá như: bán buôn và bán lẽ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 9,03%; Vận tải kho bãi tăng 15,99%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,17%; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 12,43 ... thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,67% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025 của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Năm 2024 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 37,1%, giảm 0,1% so năm 2023 (cùng kỳ 37,2%); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 27,7 %, tăng 0,2% so năm 2023 (cùng kỳ 27,5%); khu vực dịch vụ chiếm 29,8%, tương đương so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,4%, giảm 0,1 so cùng kỳ (cùng kỳ 5,5%). Năm 2024 cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm so với kế hoạch là do khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng trưởng tốt (tăng vượt kế hoạch).Với điều kiện tự nhiên của tỉnh thích hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua nông dân chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất các loại cây con có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, trong năm các sản phẩm nông nghiệp như sầu riêng, mít, lúa … giá bán khá cao so cùng kỳ, nên ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GRDP của tỉnh. N.V.Tròn