Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2024
- 28/06/2024 09:56
(ABO) Ngày 28-6, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang Trần Thị Mỹ Hạnh chủ trì buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự buổi họp báo có đại diện các sở, ban, ngành tỉnh.Quang cảnh họp báoTrong 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 32.976 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) tăng 5,56% so với 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, quý I tăng 4,47%, quý II tăng 6,63%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,32%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,07% và khu vực dịch vụ tăng 6,59%. Trong 5,56% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,19%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,04%, khu vực dịch vụ đóng góp 1,99% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,34%. Tính theo giá hiện hành GRDP đạt 63.784 tỷ đồng.Thu ngân sách nhà nước ước được 13.428 tỷ đồng. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 6.078 tỷ đồng, đạt 69,1% dự toán và tăng 23,1% so cùng kỳ; thu nội địa 5.943 tỷ đồng, đạt 69,7% dự toán, tăng 24,4% so cùng kỳ. Chi ngân sách nhà nước ước chi 9.553 tỷ đồng, đạt 64,6% kế hoạch và tăng 25,3% so cùng kỳ.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6-2024 tăng 0,21% so tháng 5-2024 và so cùng kỳ tăng 5,14%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024 so cùng kỳ năm trước tăng 4,52%.Bên cạnh đó, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 đạt 20.683 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch, tăng 11,7% so cùng kỳ. Số doanh nghiệp thành lập mới là 424 doanh nghiệp, đạt 47,6% kế hoạch và tăng 4,2% so cùng kỳ. Ngoài ra, hoạt động tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 11.323 lượt lao động, đạt 56,6% kế hoạch và giảm 13,5% so cùng kỳ.Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang đề xuất giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2024, cần thường xuyên rà soát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cần có giải pháp hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và một số ngành, lĩnh vực bị tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường suy giảm như da giày, dệt may, sản xuất và chế biến gỗ...Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chính sách về lãi suất, gói hỗ trợ lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân.LÊ MINHNguồn: https://baoapbac.vn/kinh-te/202406/cuc-thong-ke-tinh-tien-giang-hop-bao-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-tinh-6-thang-dau-nam-2024-1014258/index.htm
"Làm sao để người từ chưa biết đến biết, từ biết đến yêu thích con số và người làm Thống kê"
- 20/06/2024 08:48
Trong thời gian tới, Tổng cục tập trung truyền tải thông tin thống kê đến đối tượng dùng tin và nhân dân; lan tỏa thông tin, hình ảnh để các cấp lãnh đạo và xã hội hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, khó khăn của hoạt động Thống kê và ngành Thống kê.Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương đã chia sẻ điều này tại buổi gặp mặt báo chí nhân Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 18/6/2024.Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục tập trung truyền tải thông tin thống kê đến đối tượng dùng tin và nhân dân; lan tỏa thông tin, hình ảnh để các cấp lãnh đạo và xã hội hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, khó khăn của hoạt động Thống kê và ngành Thống kê.Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương thay mặt Ban Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành gửi lời chúc mừng tới các cơ quan Báo chí, Truyền thông, các phóng viên, biên tập viên nhân Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; Đồng thời, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp, phối hợp, đồng hành của các cơ quan Báo chí, Truyền thông, các phóng viên, biên tập viên vào mọi hoạt động của Ngành.Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương một lần nữa khẳng định, sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí là một phần công việc có tính kết nối hết sức quan trọng trong việc đưa sản phẩm của Ngành tới mọi đối tượng dùng tin.Bà Hương cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục tập trung truyền tải thông tin thống kê đến đối tượng dùng tin và nhân dân; lan tỏa thông tin, hình ảnh để các cấp lãnh đạo và xã hội hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, khó khăn của hoạt động Thống kê và ngành Thống kê. "Nhằm mục đích làm sao những người từ chưa biết đến biết, từ biết đến yêu thích con số và người làm Thống kê", người đứng đầu Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.Nêu những nhiệm vụ lớn của ngành thống kê trong thời gian tới, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục tăng cường kết nối và đồng hành trong tuyên truyền các hoạt động sắp tới của Ngành để công tác thống kê tiếp tục phát huy đạt hiệu quả cao nhất."Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin cũng như giải đáp thỏa đáng những vấn đề liên quan đến số liệu thống kê của các đơn vị báo chí và luôn trân trọng sự hợp tác, phối hợp này”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương khẳng định.Chánh Văn phòng Tổng cục Thống kê, ông Nguyễn Bình thông tin khái quát về công tác truyền thống của Tổng cụcTrao đổi nâng cao hiệu quả, tăng tính chuyên nghiệp cho hoạt động truyền thông của ngành Thống kêChánh Văn phòng Tổng cục Thống kê, ông Nguyễn Bình thông tin khái quát về công tác truyền thống của Tổng cục. Cụ thể, theo Quyết định số 84/QĐ-TCTK ngày 25/01/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Tổng cục Thống kê; trong đó có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền: chủ trì, quản lý, điều phối các hoạt động truyền thông của Tổng cục Thống kê; thực hiện chức năng quan hệ công chúng, làm đầu mối phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng...Đây là bước tiến quan trọng về hoàn thiện tổ chức nhằm đưa công tác truyền thông của Ngành chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.Cũng theo ông Nguyễn Bình, trong thời gian gần 3 tháng sau khi nhận chuyển giao, phòng Truyền thông - Thư viện đã kiện toàn, vừa triển khai ổn định tổ chức, vừa tiến hành các nhiệm vụ được giao. Đến nay đã hình thành mạng lưới về công tác tuyên truyền tới các Cục Thống kê và các đơn vị để triển khai thực hiện tổ chức tuyên truyền cho 02 cuộc Điều ra lớn trong năm, là Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 và Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Hàng ngày, phòng Truyền thông – Thư viện của Văn phòng đã phối hợp với phòng Truyền thông của Bộ chuẩn hóa điểm tin có liên quan đến Ngành để gửi tới các đơn vị để nắm bắt thông tin. Công tác tuyên truyền trong nội bộ Ngành được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, huy động sức mạnh của công chức, viên chức và người lao động trong Ngành, có sức lan tỏa tới các Chi cục.Ngoài ra, hàng tháng, Văn phòng đề xuất các chương trình đối với VTV, VOV để tuyên truyền về số liệu thống kê và các hoạt động của ngành Thống kê, cụ thể: Phóng sự về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2024 và Tọa đàm sự kiện bình luận về Kiềm chế lạm phát.Trong không khí chân tình, cởi mở và xây dựng, các phóng viên, nhà báo theo dõi ngành Thống kê cũng đã có những trao đổi thảo luận với đại diện các đơn vị của Tổng cục Thống kê về nhiều thông tin liên quan đến hoạt động của Ngành, cũng như đề xuất những cách thức truyền thông hiệu quả để con người, công việc và kết quả của Ngành thông kê dễ dàng đến được với người dùng tin.Các phóng viên, nhà báo cũng đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác tích cực và tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm của các đơn vị nghiệp vụ của ngành Thống kê trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo tác nghiệp. Đồng thời, sự hợp tác hiệu quả của ngành Thống kê đã giúp các nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời góp phần đưa các sản phẩm của Ngành đến với độc giả nhanh chóng, kịp thời...Các phóng viên, nhà báo chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Tổng cục Thống kêTừ ngày 1/8/2024, thay đổi lịch công bố một số thông tin thống kê quan trọngPhó Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ và quản lý chất lượng thống kê Dương Thị Kim Nhung trình bày Nghị định 62/2024/NĐ - CP ngày 7/6/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 7/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chi tiết thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị định 62/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.Theo đó, Chính phủ quy định thay đổi lịch phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng của cơ quan thống kê Trung ương như sau: Số liệu chính thức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phổ biến vào ngày 06 của tháng kế tiếp sau tháng báo cáo (quy định hiện hành là ngày 29 hàng tháng. Riêng tháng 02 là ngày cuối tháng); số liệu ước tính tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ phổ biến vào ngày 06 của tháng kế tiếp sau quý báo cáo; số liệu sơ bộ tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ phổ biến vào ngày 06 của tháng đầu tiên của quý thứ hai sau quý báo cáo; số liệu ước tính tỷ lệ thất nghiệp phổ biến vào ngày 06 của tháng kế tiếp sau quý báo cáo; số liệu sơ bộ tỷ lệ thất nghiệp phổ biến vào ngày 06 của tháng đầu tiên của quý thứ hai sau quý báo cáo; báo cáo kinh tế - xã hội tháng, quý I, quý II và 6 tháng, quý III và 9 tháng, quý IV và cả năm phổ biến vào ngày 06 của tháng kế tiếp sau kỳ báo cáo.Cũng theo Nghị định 62/2024/NĐ-CP, số liệu GDP được công bố như sau:Số liệu ước tính quý I; sơ bộ quý IV năm trước năm báo cáo: Ngày 06 tháng 4 năm báo cáo;Số liệu ước tính quý II, 6 tháng và ước tính cả năm lần 1; sơ bộ quý I: Ngày 06 tháng 7 năm báo cáo;Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 06 tháng 10 năm báo cáo;Số liệu ước tính quý IV và ước tính cả năm lần 2; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 06 tháng 01 năm kế tiếp sau năm báo cáo;Số liệu sơ bộ cả năm: Ngày 06 tháng 10 năm kế tiếp sau năm báo cáo;Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 06 tháng 10 năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.Nghị định 62/2024/NĐ-CP còn quy định số liệu GRDP được công bố như sau:Số liệu ước tính quý I; sơ bộ quý IV năm trước năm báo cáo: Ngày 01 tháng 4 năm báo cáo;Số liệu ước tính quý II, 6 tháng và ước tính cả năm lần 1; sơ bộ quý I: Ngày 01 tháng 7 năm báo cáo;Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 01 tháng 10 năm báo cáo;Số liệu ước tính quý IV và ước tính cả năm lần 2; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 01 tháng 12 năm báo cáo;Số liệu sơ bộ cả năm: Ngày 01 tháng 10 năm kế tiếp sau năm báo cáo;Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 01 tháng 10 năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo./.An NhiNguồn: https://kinhtevadubao.vn/lam-sao-de-nguoi-tu-chua-biet-den-biet-tu-biet-den-yeu-thich-con-so-va-nguoi-lam-thong-ke-29005.html
CĐCS Cục Thống kê với hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động vì Trẻ em năm 2024
- 09/06/2024 15:17
Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024, được sự nhất trí của Chi ủy, Ban Lãnh đạo, Công đoàn cơ sở phối hợp với Chi đoàn thanh niên Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang tổ chức chuyến Về nguồn và Tham quan du lịch tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận và Di tích Lịch sử - văn hóa Trường Dục Thanh, tỉnh Bình Thuận trong 02 ngày 08 - 09/6/2024. Tham gia Đoàn tham quan có đại diện Lãnh đạo, Công đoàn và Chi đoàn cùng con cán bộ, công chức và người lao động cơ quan. Tại đây, Đoàn đã được tham quan Bào tàng Hồ Chí Minh để hiều thêm về thân thế, sự nghiệp và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử, truyền thống, chiến công, công lao của quân và dân ta trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, truyền thống tự lực, tự cường, chiến đấu oanh liệt, thắng lợi vẻ vang của quân và dân tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Đoàn chụp hình lưu niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Sau khi tham quan Bào tàng Hồ Chí Minh, Đoàn tiếp tục di chuyển đến Trường Dục Thanh - Nơi giáo dục tư tưởng, ý thức của thế hệ trẻ noi theo tấm gương của Bác. Nơi đây không chỉ trở thành điểm du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là nơi du khách đến để được tận mắt nhìn thấy một quãng thời gian Bác đã dạy học tại đây, được chiêm ngưỡng những kỷ vật về Bác. Ảnh: Đoàn tham quan tại Trường Dục Thanh Kết thúc chuyến đi, Đoàn tham quan, tắm biển và ngắm cảnh đẹp biển Mũi Né. Ảnh: Đoàn chụp ảnh tại Bàu Trắng và Bikini Beach Thông qua chuyến về nguồn, tham quan đã giúp cho con cán bộ công chức, người lao động cũng như các đoàn viên Chi đoàn - thế hệ trẻ hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc; góp phần tuyên truyền, đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây cũng là dịp để tất cả thành viên đoàn giao lưu, chia sẻ và thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực cho mỗi cán bộ công chức, người lao động luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./. N.X.Trường
Lễ tuyên dương, khen thưởng các cháu học sinh giỏi nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 năm 2024
- 31/05/2024 08:18
Chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, CĐCS Cục Thống kê Tiền Giang tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng các cháu là con CBCC đạt thành tích xuất sắc, học sinh giỏi, bé khỏe bé ngoan năm học 2023 - 2024. Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và Hòa chung trong không khí phấn khởi của thiếu nhi cả nước vui mừng chào đón ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, sáng ngày 31 tháng 5 năm 2024, CĐCS Cục Thống kê tổ chức buổi họp mặt tuyên dương, khen thưởng các cháu đạt thành tích cao trong năm học 2023-2024. Đến tham dự buổi lễ còn có sự góp mặt của các đại biểu:Đồng chí Lê Văn Niệm, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Cục trưởng, Chủ tịch CĐCS Cục Thống kê;Đồng chí Nguyễn Văn Tròn, Chi ủy viên, Trưởng Phòng TK Tổng hợp, Cục Thống kê;Ban lãnh đạo và Lãnh đạo các phòng cơ quan Cục Thống kê; Cùng công chức và các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của CBCC Cục Thống kê.Ảnh 1: Đồng chí Lê Văn Niệm, Phó Cục trưởng, đại diện Lãnh đạo Cục Thống kê, Chủ tịch CĐCS kê trao quà và chúc mừng thành tích các cháu. Nhằm động viên, khích lệ các cháu tiếp tục ra sức thi đua học tập, rèn luyện, đạt kết quả cao hơn trong năm học mới, CĐCS Cục Thống kê tặng thưởng cho 23 cháu đạt danh hiệu bé khỏe, bé ngoan, học sinh xuất sắc và giỏi ở các cấp học và trao các phần quà bánh cho các cháu từ 18 tuổi trở xuống.Ảnh 2: Đồng chí Nguyễn Văn Tròn, Chi ủy viên, Trưởng Phòng TK Tổng hợp, Cục Thống kê trao quà và chúc mừng thành tích các cháu Cũng tại buổi sinh hoạt, các em được tham gia rất nhiều trò chơi vui nhộn; được biểu diễn các tiết mục văn nghệ thật hay và hấp dẫn. Đây là hoạt động thường niên rất ý nghĩa nhằm tiếp tục phát động toàn xã hội chung tay bảo vệ trẻ em, nâng cao nhận thức của tổ chức, gia đình và cá nhân trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em; tạo môi trường giao lưu, vui chơi lành mạnh cho các cháu. Với tất cả tình yêu thương và sự quan tâm của Chi ủy, Ban Lãnh đạo, BCH CĐCS đã đem đến cho các cháu buổi sinh hoạt thật vui tươi và ý nghĩa. Thương chúc các cháu có một mùa hè thật vui và hạnh phúc./.Một số hình ảnh tại buổi lễẢnh: Các bé biểu diễn văn nghệ.Ảnh: Các bé tham gia trò chơi và nhận thưởng. N.T.Thịnh
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 5 và 5 tháng năm 2024
- 29/05/2024 14:57
Với sự lãnh đạo quyết liệt của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và các ngành các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; tập trung cao cho công tác phòng, chống hạn mặn, đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân; kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực như sau: I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1. Nông nghiệp * Trồng trọt: Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 13.208 ha, trong đó cây lúa chiếm 99,3%; với sản lượng thu hoạch 22.658 tấn. Tính đến giữa tháng Năm, gieo trồng được 79.265 ha, đạt 69,6% kế hoạch, giảm 7,3% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 343.215 tấn, giảm 5,1% so cùng kỳ; trong đó: cây lúa gieo sạ 77.983 ha, giảm 7,4%, thu hoạch 48.483 ha, giảm 6,2%, sản lượng 339.344 tấn, giảm 5,2% so cùng kỳ.Hình 1. Cây lương thực có hạt tính đến 15/5/2024 - Cây lúa: + Vụ Đông Xuân 2023 – 2024: chính thức gieo trồng được 44.883 ha, đạt 100,4% kế hoạch, giảm 6,9% (giảm 3.319 ha) so cùng kỳ; năng suất thu hoạch bình quân đạt 70,6 tạ/ha, tăng 1,2% (tăng 0,8 tạ/ha) so cùng kỳ, vùng lúa phía đông năng suất bình quân đạt 67,2 tạ/ha, phía tây là 73,6 tạ/ha; thu hoạch 100% diện tích với sản lượng 317.024 tấn, giảm 5,7% (giảm 19.293 tấn) do diện tích gieo trồng giảm 6,9% so cùng kỳ. + Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo sạ 33.100 ha, đạt 50,8% kế hoạch, chủ yếu ở các huyện phía tây như: thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước và huyện Châu Thành. - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 88 ha, thu hoạch 88 ha với sản lượng 338 tấn. Tính đến giữa tháng Năm, gieo trồng được 1.282 ha, đạt 54,9% kế hoạch, giảm 3% (giảm 40 ha) so cùng kỳ; thu hoạch 1.066 ha, giảm 0,1% (giảm 1 ha); năng suất bình quân đạt 36,3 tạ/ha, tăng 0,3% (tăng 0,1 tạ/ha) với sản lượng 3.871 tấn, đạt 45,6% kế hoạch, tăng 0,2% (tăng 10 tấn) so cùng kỳ. Cây rau đậu các loại: trong tháng, gieo trồng 2.291 ha, thu hoạch 2.175 ha với sản lượng 42.432 tấn. Đến nay, gieo trồng được 30.754 ha, tương đương so cùng kỳ, thu hoạch 28.029 ha, tăng 0,4% với sản lượng 598.020 tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 30.602 ha, tương đương so cùng kỳ; thu hoạch 27.931 ha, tăng 0,4% với sản lượng 597.723 tấn, tăng 2,5%. Chăn nuôi: ước thời điểm 01/5/2024 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 118 ngàn con, giảm 4,9% so cùng kỳ; đàn lợn 282 ngàn con, giảm 3,6%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 16,4 triệu con, giảm 3,8%. Chăn nuôi gia súc và gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao, hiệu quả chăn nuôi thấp, người chăn nuôi chậm tái đàn. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu, nhập lậu; sức tiêu dùng, tiêu thụ thực phẩm giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, cắt giảm lao động ở các khu công nghiệp.Hình 2. Chăn nuôi tại thời điểm 01/5/2024 * Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang; trong tháng không ghi nhận trường hợp nào. Bệnh cúm gia cầm: Từ ngày 01/01/2024 đến nay, có 02 đàn gia cầm tại xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây và xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành đã xác định dương tính với vi rút cúm A/H5N1, toàn đàn bị đốt hủy với số lượng 2.121 con. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Từ ngày 14/12/2023 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 51 hộ có lợn mắc bệnh với tổng số lợn bệnh là 774 trên tổng đàn 2.234 con tại 21 xã/08 huyện (Cái Bè: 05 xã; Chợ Gạo: 04 xã; Châu Thành: 04 xã; thị xã Cai Lậy: 02 xã; Gò Công Tây: 02 xã, Tân Phước: 01 xã; Cai Lậy: 02 xã, Tân Phú Đông: 01 xã). Số lợn được tiêu hủy là 1.623 con, trọng lượng 74.745 kg (trong đó hộ cũ hủy 60 con, khối lượng 4.956 kg). Bệnh viêm da nổi cục: Từ ngày 14/12/2023 đến nay, ghi nhận bò bệnh viêm da nổi cục tại 03 huyện/04 xã/04 ấp/05 hộ với 05 con bò bệnh/tổng đàn 23 con. 2. Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 1.648,8 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), cụ thể: 1.321,7 ha rừng phòng hộ và 327,1 ha rừng sản xuất. Trong tháng không trồng mới do nắng nóng, thiếu nước. Ước đến cuối 05/2024 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 1 ngàn cây. Nâng tổng số cây trồng được 2,8 ngàn cây, tăng 37,6%. Các loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn, sao, giáng hương, tràm trồng trên các tuyến đường đi, bờ kênh ven sông của các hộ dân ở huyện Cai Lậy, Tx Cai Lậy, Chợ Gạo. 3. Thủy hải sản: Diện tích nuôi thủy sản trong tháng đạt 654 ha. Tính chung 5 tháng, diện tích nuôi đạt 11.212 ha, đạt 76,3% kế hoạch, tăng 0,1% (tăng 9 ha) so cùng kỳ; trong đó: diện tích nuôi cá đạt 3.258 ha, giảm 1,3% (giảm 43 ha); diện tích nuôi tôm đạt 4.934 ha, tăng 1,1% (tăng 52 ha); diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.020 ha, tương đương so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng đạt 28.478 tấn. Tính chung 5 tháng, sản lượng đạt 107.155 tấn, tăng 1,1% (tăng 1.162 tấn) so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 70.139 tấn, tăng 1,2% (tăng 813 tấn); sản lượng khai thác 37.016 tấn, tăng 1% ( tăng 349 tấn). II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 tăng 0,35% so với tháng trước, do một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh như: Sản xuất chế biến thực phẩm; Dệt; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan... tăng so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,26%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,06% và cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,41%) và tăng 11,47% so cùng kỳ, do các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sản xuất tăng như: sản xuất thiết bị điện tăng 70,08%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 53,43%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 24,89%; sản xuất kim loại tăng 20,41%;... (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,65%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 25% và ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 6,3%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2024 tăng 8,15% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,72%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 25,71%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,87%.Hình 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất sản phẩm trong 5 tháng so cùng kỳ như sau: - Có 31/51 sản phẩm tăng so cùng kỳ: dây thép không gỉ tăng 84,8%; quả và hạt ướp lạnh tăng 53,5%; phi lê đông lạnh tăng 45%; bánh làm từ bột khác bảo quản được tăng 44,6%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 41,1%; thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng tăng 32,3%; giấy vệ sinh tăng 25,2%; thanh, que bằng thép hợp kim rỗng tăng 16,7%; bia đóng lon tăng 16,3%; điện thương phẩm tăng 13,6%; nước uống được tăng 10,8%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 7,5%; giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 5,3%; thức ăn cho gia súc tăng 4%; thức ăn cho thủy sản tăng 3,8%;… - Có 20/51 sản phẩm giảm so cùng kỳ: màn bằng vải khác giảm 77%; các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 41,4%; áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 36,6%; đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 25,4%; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 24,9%; các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác giảm 24,3%; bia đóng chai giảm 21,7%; phân vi sinh giảm 16,9%; thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên giảm 13,2%; túi xách giảm 9,3%; dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 6,2%; bóng thể thao khác giảm 4,8%; cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục giảm 4,8%; giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 1,5%; ống và ống dẫn bằng đồng giảm 0,2%; * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: - Chỉ số tiêu thụ tháng 5/2024 so với tháng trước tăng 0,63% và tăng 17,12% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 5/2024 tăng 6,86%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 22,52%, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 5,39%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 27,39%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 87,03%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 37,53%;…Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: sản xuất đồ uống giảm 0,41%, trong đó sản xuất bia giảm 0,41%; dệt giảm 17,44%; sản xuất trang phục giảm 25,52%; sản xuất da giảm 6,84%, trong đó sản xuất giày dép giảm 5,17%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 24,69%; sản xuất kim loại giảm 0,07%;... - Chỉ số tồn kho tháng 5/2024 tăng 3,67% so với tháng trước và tăng 8,95% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 55,96%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản tăng 47,25%; sản xuất da tăng 6,96%, trong đó sản xuất giày dép tăng 10,92%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 35,08%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 28,01%;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: dệt giảm 69,61%, trong đó sản xuất sợi giảm 56,49%; sản xuất trang phục giảm 38,44%; sản xuất kim loại giảm 5,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn giảm 74,39%; sản xuất thiết bị điện giảm 76,14%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 76,88%; chế biến, chế tạo khác giảm 34,68%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi giảm 34,68%;… III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 659 tỷ đồng, tăng 0,3% so cùng kỳ. Năm tháng đầu năm 2024 thực hiện 2.117 tỷ đồng, đạt 42,7% kế hoạch, tăng 12,8% so cùng kỳ. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.822 tỷ đồng, đạt 46,9% kế hoạch, tăng 19,2% so cùng kỳ, chiếm 86,1% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 426 tỷ đồng,giảm 23,9%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 928 tỷ đồng, tăng 57,8% so cùng kỳ,... Các ngành các cấp yêu cầu các ban quản lý chủ đầu tư tập trung với cường độ cao hơn trong tổ chức thực hiện, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, kể cả tiến độ giải ngân. Ngoài ra thời tiết thuận lợi, nguyên vật liệu trong xây dựng biến động không nhiều, nên khối lượng thực hiện tăng hơn so cùng kỳ, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình còn lại thi công đúng theo tiến độ đề ra... Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 253 tỷ đồng, đạt 27,5% kế hoạch, giảm 2,4% so cùng kỳ, chiếm 12% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 85,6 tỷ đồng, giảm 20,4% so cùng kỳ... Các ban quản lý dự án huyện hoàn thành hồ sơ, khẩn trương triển khai thi công các công trình xây dựng cơ bản năm 2024; ngoài ra đẩy nhanh tiến độ thi công, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các công trình hạ tầng giao thông phục vụ ra mắt huyện nông thôn mới, các công trình cầu yếu trên các tuyền đường tỉnh huyện, an toàn giao thông, sửa chữa các công trình giao thông. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 42 tỷ đồng, đạt 27% kế hoạch, giảm 53% so cùng kỳ, chiếm 1,9% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 14 tỷ đồng, giảm 72,3% so cùng kỳ... Ngay từ đầu năm các địa phương có ghép vận động, huy động nguồn vốn đóng góp để tiến hành thi công các danh mục công trình đăng ký thuộc nguồn vốn phân cấp xã, phường. Đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao nhằm phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Trong đó, ưu tiên bố trí các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực giao thông, phòng chống thiên tai, xử lý sạt lở, biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế, …Hình 4. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý - 5 tháng đầu năm 2024 IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ 1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 7.382 tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 9,7% so cùng kỳ. Năm tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 36.834 tỷ đồng, đạt 41,4% kế hoạch, tăng 10% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 28.380 tỷ đồng, tăng 8,9%; lưu trú 149 tỷ đồng, tăng 20,9%; ăn uống 3.548 tỷ đồng, tăng 30,1%; du lịch lữ hành 96 tỷ đồng, tăng 39,8%; dịch vụ tiêu dùng khác 4.662 tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ.Hình 5. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh trong tháng như: Tiếp tục thực hiện các nội dung liên quan đến việc tổ chức Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024. Trình và được UBND tỉnh đã chấp thuận Kế hoạch tổ chức Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024. Chủ trương tham gia Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 năm 2024 (HCMC FOODEX 2024). Tham gia gian hàng tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo 2024) tại Hà Nội, Hội chợ Công Thương vùng Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 tại tỉnh Điện Biên. Thông tin đến doanh nghiệp xuất khẩu về chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch và sự kiện “Ngày Thành phố Hồ Chí Minh tại Osaka, Nhật Bản”. 2. Xuất - Nhập khẩu: (Theo báo cáo Sở Công Thương) a. Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước thực hiện 530 triệu USD, tăng 1% so tháng trước. Năm tháng ước xuất khẩu 2,43 tỷ USD, đạt 48,6% kế hoạch, tăng 13,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 88,6%. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau: - Thủy sản: ước tính tháng 5/2024 xuất 10.475 tấn, giảm 4.7%; giá trị xuất 26 triệu USD, giảm 4% so cùng kỳ. Năm tháng xuất 58.016 tấn, tăng 51%; giá trị xuất 138,5 triệu USD, đạt 28,3% kế hoạch, tăng 34,3% so cùng kỳ. - Gạo: ước tính tháng 5/2024 xuất 11.817 tấn, giảm 11,7%; trị giá 7,5 triệu USD, lượng và giảm 7,5% so cùng kỳ. Năm tháng xuất 59.947 tấn, giảm 33,6%; trị giá xuất 38,7 triệu USD, đạt 40,7% kế hoạch, giảm 28,1% so cùng kỳ. - Hàng rau quả: ước tính tháng 5/2024 đạt 2.671 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,5 triệu USD. Năm tháng xuất 14.856 tấn, với giá trị xuất đạt 30,3 triệu USD. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh còn có các sản phẩm công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 như: kim loại thường khác và sản phẩm (kể cả ống đồng) 603,8 triệu USD, tăng 19,5%; giày dép các loại 375,5 triệu USD, tăng 24,3%; sắt thép và sản phẩm từ sắt thép 204,5 triệu USD, tăng 14,75%; xơ, sợi dệt các loại 44,59 triệu USD, giảm 3,87%... so cùng kỳ. b. Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2024 ước đạt 300 triệu USD, tăng 18,7% so cùng kỳ năm trước. Năm tháng, kim ngạch nhập khẩu 1.360 triệu USD, đạt 54,6% kế hoạch, tăng 15,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 4,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 95,5% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Các nguyên liệu nhập khẩu 5 tháng chủ yếu như: kim loại thường khác chiếm 34,7% (kể cả nguyên liệu đồng); sắt thép các loại chiếm 13,2%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày, túi xách chiếm 12,7%, vải nguyên liệu chiếm 7%, … 3. Chỉ số giá: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,23% (thành thị tăng 0,24%, nông thôn tăng 0,23%) so tháng 4/2024, tăng 5,23% so tháng 5/2023. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 4,39% so cùng kỳ năm trước. So với tháng 4/2024, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 09 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,57% (trong đó: lương thực tăng 0,22%, thực phẩm tăng 0,69% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,48%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,04%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,07%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,01%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,17% và hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,05%. Có 01 nhóm giảm: nhóm giao thông giảm 2,08%. Riêng nhóm giáo dục có chỉ số giá ổn định Nguyên nhân một số mặt hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước: - Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,57%, do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024 kéo dài vừa qua, mặt khác thời gian qua nắng nóng gay gắt kéo dài, làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch cây trồng, vật nuôi... dẫn đến nguồn cung giảm, chi phí sản xuất đầu vào tăng, giá bán lẻ tại các chợ tăng lên, cụ thể như: thịt gia súc tăng 1,64%; thịt gia cầm tăng 0,84%; thịt chế biến tăng 0,45%; trứng các loại tăng 3,31%; rau tươi, khô và chế biến tăng 2,19%;... - Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,16% so với tháng trước; tăng chủ yếu một số mặt hàng như: giá vải các loại tăng 0,21%; quần, áo may sẵn tăng 0,09%; mũ, nón tăng 0,09%; giá giầy dép tăng 0,33%.... do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng. - Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,07% so tháng trước, do thời tiết nóng gay gắt kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát của người dân tăng lên, tác động đến giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân trong tháng tăng 3,03%; hiện nay đang mùa nắng thuận lợi cho xây dựng và sửa chữa nhà nên giá một số vật liệu xây dựng tăng cụ thể như: xi măng PC40 Hà Tiên tăng 0,28%, giá sắt phi 6 Miền Nam tăng 0,3%, sắt vằn phi 10 Miền Nam tăng 0,4%, giá cát đen xây dựng tăng 0,43%, giá cát đen san lấp nền tăng 0,09%, tấm tôn mát 3 lớp tăng 0,29%.... - Giá thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05% so với tháng trước, do thời tiết giao mùa, các loại vi rút gây bệnh sinh sôi tăng lên, dẫn đến giá bán lẻ tăng. Cụ thể: giá thuốc giảm đau hạ sốt tăng 0,12%; giá thuốc điều trị đường hô hấp tăng 1,32%; thuốc điều trị đường tiêu hoá tăng 0,16% và các loại vitamin, khoáng chất tăng 0,33%. Riêng giá dịch vụ y tế được giữ ổn định. Mặt hàng có chỉ số giá giảm duy nhất so với tháng trước: Nhóm giao thông giảm 2,08% so tháng trước, do mặt hàng xăng dầu giảm, cụ thể như: giá xăng dầu bình quân trong tháng 5/2024 giảm 4,47%, trong đó: xăng A5-III giảm 4,69%, tương ứng giảm bình quân 1.169 đồng/lít; xăng sinh học E5 giảm 4,81%, giảm 1.151 đồng/lít; dầu Diezen 0,05S-II giảm 5,07%, giảm 1.073 đồng/lít, giá xăng dầu điều chỉnh vào các ngày 02/5/2024, 09/5/2024, 16/5/2024 và ngày 23/5/2024. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng năm 2024 so cùng kỳ tăng 4,39%; một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhiều trong 5 tháng năm 2024 so cùng kỳ như: nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,46%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,98%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,8%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,48%;... Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 5/2024 tăng 3,76% so tháng trước, giá vàng bình quân 7.586 ngàn đồng/chỉ, tăng 1.881 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ. Giá vàng tăng cao do hiện nay các nhà đầu tư có xu hướng chuyển phần vốn sản xuất của mình vào đầu tư vàng; tình hình chính trị hiện nay tại một số quốc gia bất ổn nên các nhà đầu tư chọn mua vàng để dự trữ. Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 5/2024 tăng 1,31% so tháng trước, giá bình quân 25.466 đồng/USD, tăng 1.830 đồng/USD so cùng kỳ; giá đô la Mỹ tăng do, thị trường hiện nay đang kỳ vọng FED sẽ trì hoãn hạ lãi suất điều hành, điều này làm cho đồng USD của thế giới tăng lên; nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp lớn, để phục vụ nhập khẩu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất... 4. Du lịch: Khách du lịch đến trong tháng 5/2024 được 143 ngàn lượt khách, tăng 4% so tháng trước và tăng 17,4% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 43 ngàn lượt khách, tăng 34,6% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 5 đạt 1.661 tỷ đồng, tăng 0,5% so tháng trước và tăng 14,6% so cùng kỳ. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 633 ngàn lượt khách, đạt 38,3% kế hoạch và tăng 13,7% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 213 ngàn lượt khách, đạt 38,7% kế hoạch, tăng 27,6% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch, dịch vụ tiêu dùng khác đạt 8.455 tỷ đồng, tăng 13,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 43,7%, ước đạt 3.696 tỷ đồng, tăng 29,7%, lưu trú đạt 149 tỷ đồng, tăng 20,9% so cùng kỳ... Dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5, người lao động được nghỉ dài ngày nên lượng khách du lịch đến Tiền Giang tăng mạnh. Tính trong 03 ngày nghỉ lễ, tỉnh Tiền Giang đón 14.495 lượt khách du lịch, trong đó có 1.873 lượt khách quốc tế. 5. Vận tải: Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 249 tỷ đồng, tăng 3,4% so tháng trước và tăng 19,4% so cùng kỳ. Năm tháng thực hiện 1.166 tỷ đồng, tăng 18,7% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 317 tỷ đồng, tăng 22,2%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 736 tỷ đồng, tăng 18,8% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 483 tỷ đồng, tăng 20%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 571 tỷ đồng, tăng 19,5%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 112 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Vận tải hành khách trong tháng đạt 1.700 ngàn hành khách, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 4,5% so cùng kỳ; luân chuyển 53.223 ngàn hành khách.km, tăng 7,2% so tháng trước và tăng 33,8% so cùng kỳ. Năm tháng, vận chuyển 7.725 ngàn hành khách, tăng 12,6% so cùng kỳ; luân chuyển 209.626 ngàn hành khách.km, tăng 21,9% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 3.092 ngàn hành khách, tăng 24,9% và luân chuyển 204.346 ngàn hành khách.km, tăng 22,4% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 4.633 ngàn hành khách, tăng 5,7% và luân chuyển 5.280 ngàn hành khách.km, tăng 7,4% so cùng kỳ. Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.587 ngàn tấn, tăng 6,2% so tháng trước và tăng 23,4% so cùng kỳ; luân chuyển 320.038 ngàn tấn.km, tăng 5,8% so tháng trước và tăng 21,5% so cùng kỳ. Năm tháng, vận tải 7.219 ngàn tấn hàng hóa, tăng 21% so cùng kỳ; luân chuyển 1.344.927 ngàn tấn.km, tăng 18,2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.001 ngàn tấn, tăng 12% và luân chuyển 211.538 ngàn tấn.km, tăng 14,5% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 6.218 ngàn tấn, tăng 22,6% và luân chuyển 1.133.389 ngàn tấn.km, tăng 18,9% so cùng kỳ. * Công tác quản lý phương tiện giao thông: Trong tháng đăng ký mới 3.497 chiếc mô tô xe máy, 379 chiếc ô tô, 02 chiếc xe đạp điện và 02 xe khác. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.514.956 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.454.117 chiếc, 57.918 xe ô tô, 162 xe ba bánh, 492 xe đạp điện, 953 xe khác và 1.309 xe lam. 6. Bưu chính viễn thông: Doanh thu trong tháng 5/2024 đạt 315 tỷ đồng, tăng 0,54% so tháng trước; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 28 tỷ đồng, tăng 0,7% và viễn thông 287 tỷ đồng, tăng 0,53% so tháng trước. Năm tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 4,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 137 tỷ đồng, tăng 5,3% và viễn thông 1.422 tỷ đồng, tăng 4,5% so cùng kỳ. Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 5/2024 là 132.085 thuê bao, mật độ bình quân đạt 7,38 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 5/2024 là 394.200 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 22,01 thuê bao/100 dân. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì trên đà phát triển ổn định, không ngừng đầu tư nâng cấp phát triển mạng lưới, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để duy trì tốc độ phát triển. Thuê bao Internet tháng 5 năm 2024 tăng, chủ yếu tăng thuê bao internet FTTH. Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 5 năm 2024 là 1.559.630 thuê bao. V. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 1. Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 3.059 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 710 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 195 tỷ đồng. Năm tháng, thu 14.917 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 5.071 tỷ đồng, đạt 57,6% dự toán và tăng 21,1% so cùng kỳ; thu nội địa 4.945 tỷ đồng, đạt 57,9% dự toán, tăng 22,2% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.394 tỷ đồng, đạt 67% dự toán, tăng 18,4% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 985 tỷ đồng, đạt 81,4% dự toán, tăng 88,7% so cùng kỳ...). Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.280 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 450 tỷ đồng. Năm tháng, chi 7.039 tỷ đồng, đạt 48,7% dự toán, tăng 5,5% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 2.651 tỷ đồng, đạt 54,2% dự toán, tăng 6,8% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 2.956 tỷ đồng, đạt 35,4% dự toán và tăng 16,2% so cùng kỳ. 2. Ngân hàng: Đến cuối tháng 4/2024, vốn huy động đạt 98.277 tỷ đồng, tăng 1.395 tỷ, tăng 1,44% so cuối năm 2023. Tổng dư nợ cho vay đạt 99.046 tỷ, tăng 1.742 tăng tỷ, lệ tăng 1,79% so với cuối năm 2023. Ước đến cuối tháng 5/2024, vốn huy động đạt 99.077 tỷ đồng, tăng 2.195 tỷ, tăng 3,46%; tổng dư nợ đạt 99.785 tỷ, tăng 2.481 tỷ đồng, tăng trưởng tương đương 4,82% so với cuối năm 2023 Nợ xấu: cuối tháng 4/2024, nợ xấu nội bản là 2.003 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,02%, tăng 0,41% so cuối năm 2023. Cơ cấu các nhóm nợ như sau: Nhóm 3: 392 tỷ, chiếm 19,59% trên tổng dư nợ; Nhóm 4: 451 tỷ, chiếm 22,51%; Nhóm 5: 1.155 tỷ, chiếm 57,67% tổng dư nợ. Ước đến cuối tháng 5/2024, nợ xấu là 2.027 tỷ đồng, tỷ lệ 2,03%, tăng 0,23% so với cuối năm 2023. Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối tháng 4/2024, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 86,78 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,61% so tháng 12/2023, trong đó vốn huy động đạt 1.444 tỷ đồng, tăng 8,52%, chiếm tỷ trọng 88% trong tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu dư nợ: Dư nợ ngắn hạn: đạt 521 tỷ đồng, chiếm 45% tổng dư nợ, tăng 1,03%. Dư nợ trung, dài hạn: đạt 636 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ, tăng 1,03% so với cuối năm 2023. Nợ xấu: số dư 4,73 tỷ đồng, chiếm 0,41%/ tổng dư nợ, tăng 0,07% so tháng 12/2023. VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Trong tháng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh triển khai năm 2024 - 2025 (Tờ trình số 740/TTr-SKH&CN, ngày 07/5/2024). Thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai năm 2024 - 2025 theo lĩnh vực (Kỹ thuật và công nghệ, Nông nghiệp, Khoa học xã hội; Thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; Thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030). Các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện và nhân rộng, ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu để nhân rộng, ứng dụng vào thực tế. Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện 02 nhiệm vụ KH&CN (01 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở); nghiệm thu kết thúc 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; quyết định công nhận 01 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; gia hạn 03 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Đến hết tháng 5/2024, triển khai 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; quyết định công nhận 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; tổ chức họp Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện 07 nhiệm vụ KH&CN (05 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở); nghiệm thu kết thúc 03 nhiệm vụ KH&CN (02 cấp tỉnh, 01 cấp cơ sở); kiểm tra tiến độ thực hiện 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; nghiệm thu giai đoạn 09 nhiệm vụ KH&CN (07 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở); gia hạn 06 nhiệm vụ KH&CN (04 cấp tỉnh, 02 cấp cơ sở). VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Lao động việc làm: Kết quả thực hiện được trong tháng 5/2024 như sau: Tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 2.318 lượt lao động, giảm 24,2% so cùng kỳ, đạt 11,6% kế hoạch. Trong đó: tư vấn nghề cho 50 lao động; tư vấn việc làm 246 lao động; tư vấn việc làm cho lao động thất nghiệp cho 1.966 lao động; tư vấn Pháp luật lao động và tư vấn khác cho 56 lao động. Giới thiệu việc làm cho 228 lượt lao động, tăng 2,2% so cùng kỳ, trong đó có 49 lao động có được việc làm ổn định, giảm 45%. Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 67 lượt lao động, giảm 13% so cùng kỳ; có 32 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài qua các thị trường: Nhật Bản 26 lao động, Đài Loan: 04 lao động, Ả rập Saudi 01 lao động và Romania 01 lao động, giảm 36% so cùng kỳ, đạt 6,4% kế hoạch năm. Ghi nhận 2.670 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 14,9% so cùng kỳ; có 2.261 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 16,3%, với số tiền chi trả khoảng 50 tỷ đồng. 2. Chính sách xã hội: Trong tháng, các chính sách cho người có công trên địa bàn tỉnh được tiếp tục duy trì và đảm bảo thực hiện như: lập quyết định trợ cấp 1 lần cho thân nhân thờ cúng liệt sĩ và chuyển thờ cúng 78 hồ sơ; người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg: 01 trường hợp; trợ cấp mai táng phí: 52 trường hợp; trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ tàn tật: 04 trường hợp. 3. Hoạt động y tế: Trong tháng, có 07/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. Tính chung 5 tháng, có 06 bệnh tăng so cùng kỳ (Bệnh do liên cầu lợn ở người, Lao phổi, Quai bị, Tay – chân – miệng, Uốn ván khác, Viêm gan vi rút B); 07 bệnh giảm so cùng kỳ (Sởi, Sốt xuất huyết Dengue, Thủy đậu); 31 bệnh tương đương hoặc không xảy ra ca mắc. Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: ghi nhận 102 ca, cộng dồn 670 ca, giảm 58,1% so với cùng kỳ. Phòng chống HIV/AIDS: toàn tỉnh hiện có 6.921 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; 1.341 người tử vong do AIDS. Hoạt động khám chữa bệnh: Trong tháng số lần khám bệnh 373.883 lượt người, tăng 2,1% so cùng kỳ; tổng số người điều trị nội trú 18.808 lượt người, tăng 14,4%; công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 83,2%. 4. Hoạt động giáo dục: Trong những tuần cuối tháng 5, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang nổ lực hoàn thành chương trình học, thời gian dự kiến kết thúc năm học 2023 -2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trước ngày 31 tháng 5 năm 2024. Tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến ngày 10/5/2024 (thí sinh đang học: trực tuyến; thí sinh tự do: trực tiếp). Tình hình đăng ký dự thi tính đến thời điểm hiện tại có 15.425 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 82 thí sinh tự do (năm 2023: tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 15.449). Tổ chức Hội nghị tuyển sinh năm học 2024 - 2025 vào ngày 02/5/2024 tại Hội trường Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu gồm 250 người trong đó có lãnh đạo Sở GDĐT, lãnh đạo các phòng thuộc Sở GDĐT, lãnh đạo các phòng GDĐT, các trường THPT, THCS, Trung cấp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh, để hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức kỳ thi tuyển sinh năm học 2024 - 2025, rút kinh nghiệm tổ chức Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024, giới thiệu cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 để giáo viên, học sinh định hướng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Giới thiệu về các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề tại hội nghị nhằm định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực học sinh, thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS. Tổ chức kiểm tra các Hội đồng coi thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 (dự kiến 34 Hội đồng coi thi, tăng thêm 01 Hội đồng coi thi THCS và THPT Giồng Dứa). Tổ chức luyện thi thử trực tuyến tốt nghiệp THPT năm 2024 (Đợt 1 từ ngày 26/4/2024 đến ngày 09/5/2024, đợt 2 từ ngày 10/5/2024 đến ngày 20/5/2024); Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024 vào các ngày 23, 24/5/2024. 5. Hoạt động văn hóa - thể thao: Hoạt động bảo tàng: Bảo tàng Tiền Giang trưng bày các chuyên đề Mỹ Tho, Gò Công xưa và nay; Văn hóa trầu cau; Kỷ vật kháng chiến; Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử;....nhân dịp Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương; Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024). Trong tháng 5 năm 2024, Bảo tàng và các di tích trực thuộc đón tiếp 14.787 lượt khách tham quan. Hoạt động văn hóa nghệ thuật: + Tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công. + Nhằm quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các loại trái cây đặc sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang, các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và cả nước. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội trái cây - Tiền Giang năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra trong 03 ngày 10/6/2024 đến 12/6/2024 tại Quảng trường Hùng Vương, ấp Long Hòa B, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; + Trung tâm Văn hóa tỉnh Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Tiền Giang chủ đề “Khúc hát Điện Biên”. Tuyên truyền lưu động kết hợp chiếu phim tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Ngày Quốc tế lao động 01/5 kết hợp chào mừng lễ ra mắt thành phố Gò Công. Khoảng 1.450 lượt người xem. Hoạt động thư viện: trong tháng, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh các huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Gò Công Đông tổ chức 03 cuộc Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc”, có 1.409 học sinh tham gia với hơn 4.973 lượt sách, báo lưu hành và 140 phần quà được trao cho các học sinh đạt giải. Thư viện tỉnh phục vụ được 53.025 lượt bạn đọc, với 77.070 lượt sách báo được đưa ra lưu hành với các thể loại: Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật, sách báo thiếu nhi và báo, tạp chí các loại. Hoạt động thể dục - thể thao trong tháng trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì và đạt được nhiều thành tích nổi bật như: tham gia thi đấu đạt 16 huy chương các loại (01 huy chương Vàng, 02 huy chương Bạc và 13 huy chương Đồng) tại các giải thể thao quốc gia như: giải Vô địch Boxing các đội mạnh toàn quốc; giải Vô địch Các đội mạnh Vovinam toàn quốc lần thứ 15; giải Petanque Vô địch quốc gia; giải Vô địch Roller Sports Cup quốc gia. Đặc biệt, vận động viên tỉnh Tiền Giang đạt 01 huy chương Đồng hạng cân 48kg tại giải Vô địch Boxing U22 và trẻ Châu Á tại Kazakhstan. 6. Trật tự an toàn giao thông (theo báo cáo ngành công an tỉnh, số liệu tính từ ngày 15/3/2024 đến 14/4/2024): Tại nạn giao thông đường bộ: trong tháng xảy ra 29 vụ, tăng 09 vụ so tháng trước và tăng 09 vụ so cùng kỳ; làm chết 19 người tăng 05 người so tháng trước và tăng 07 người so cùng kỳ; bị thương 18 người, tăng 04 người so tháng trước và tăng 03 người so cùng kỳ. Cộng dồn đến tháng báo cáo, xảy ra 112 vụ, tăng 29 vụ so cùng kỳ; làm 77 người chết và 58 người bị thương. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vược ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát… Tai nạn giao thông đường thủy: trong tháng không xảy ra vụ tai nạn. Cộng dồn đến tháng báo cáo, xảy ra 01 vụ, tăng 01 vụ so cùng kỳ; 01 người chết, tăng 01 người chết và không có người bị thương tương đương so cùng kỳ. * Tai nạn giao thông trong 05 ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024 (tính từ ngày 27/4/2024 đến ngày 01/5/2024): tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 03 vụ, làm 01 người chết và 03 người bị thương. So cùng kỳ: giảm 05 vụ tai nạn, giảm 04 người chết và giảm 01 người bị thương. 7. Trật tự an toàn giao thông (theo báo cáo ngành Công an): Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong tháng được đảm bảo. Ghi nhận 73 vụ, giảm 03 vụ so với tháng 4/2024, giảm 13 vụ so với tháng 5/2023, chết 02 người, bị thương 19 người, tài sản thiệt hại khoảng 1,8 tỷ đồng, ghi nhận chủ yếu là hành vi cố ý gây thương tích, xâm hại tình dục và chiếm đoạt tài sản…. Điều tra khám phá 58 vụ (đạt 79,5%), bắt xử lý 80 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 53 triệu đồng. Phát hiện, xử lý 14 vụ, 19 đối tượng phạm tội về ma túy, tang vật thu giữ 1,34kg ma túy tổng hợp; xử lý vi phạm hành chính 118 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. 8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai: Cháy, nổ: ghi nhận 02 vụ cháy cơ sở sản xuất, tài sản thiệt hại khoảng 39 triệu đồng; nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện 01 vụ, do tác động của các hiện tượng thiên nhiên 01 vụ. Từ đầu năm đến nay, xảy ra 19 vụ cháy, tăng 13 vụ so cùng kỳ, thiệt hại tài sản trên 2,8 tỷ đồng. Lĩnh vực môi trường: trong tháng, ghi nhận 2 vụ vi phạm môi trường. Từ đầu năm đến nay, ghi nhận 06 vụ vi phạm với số tiền phạt khoảng 158,7 triệu đồng. Tình hình thiên tai: trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 điểm sạt lở với chiều dài 1.653 mét xảy ra trên địa bàn Thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo. Ước tính tổng giá trị thiệt hại khoảng 60 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 01 vụ xâm nhập mặn; 01 cơn lốc xoáy làm tốc mái 09 căn nhà, làm đổ ngã 261 cây ăn trái, làm rụng hư 142 tấn trái cây và 12 điểm sạt lở. Giá trị thiệt hại chung khoảng 63 tỷ đồng.
CĐCS Cục Thống kê với hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm thành lập ngành Thống kê Tiền Giang và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024
- 24/05/2024 20:47
CĐCS Cục Thống kê với hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm thành lập ngành Thống kê Tiền Giang và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024 Thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm thành lập ngành Thống kê Việt Nam (06/5/1946 - 06/5/2024) và 48 năm thành lập ngành Thống kê Tiền Giang (28/5/1976 - 28/5/2024), hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Ngày 24/5/2024 CĐCS Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Chi đoàn Thanh niên, CĐCS Chi cục Thống kê cấp huyện tổ chức Về nguồn viếng thăm Di tích Lăng mộ Trương Định tại TP Gò Công và dâng hương Đền thờ Trương Định tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông.Ảnh 1: Đoàn dâng hương tại Lăng mộ Trương Định, TP Gò Công Tại đây cán bộ, đoàn viên và người lao động ngành Thống kê Tiền Giang đã dâng hương tưởng niệm, tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia và được nghe hướng dẫn viên giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của vị anh hùng dân tộc Trương Định.Ảnh 2. Đoàn viếng và dâng hương tại Đền thờ Trương Định tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông Rời TP Gò Công, Đoàn di chuyển đến xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Tại đây, Đoàn viếng và dâng hương Đền thờ Trương Định; tham quan nhà trưng bày hiện vật.Ảnh 3: Đoàn tham quan tại nhà trưng bày hiện vật Di tích Lăng mộ và Đền thờ Trương Định là một trong những địa điểm lưu giữ nét đẹp văn hóa và lịch sử, đồng thời là nơi để thế hệ tiếp bước thể hiện lòng tri ân trước những chiến công, đóng góp to lớn, tinh thần đấu tranh bất khuất của các bậc cha ông cho nền hòa bình, độc lập dân tộc; qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần trách nhiệm góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ hôm nay. Chuyến về nguồn cũng tạo môi trường sinh hoạt vui tươi, thân thiện, góp phần xây dựng tình đoàn kết, sự chia sẻ trong tập thể công chức và người lao động toàn Ngành Thống kê Tiền Giang./.N.T.Phượng
Đại hội Chi đoàn Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2027
- 16/05/2024 10:24
Sáng ngày 15/5/2024, Chi đoàn cơ sở Cục Thống kê tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội Chi đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2027. Đại biểu khách mời tham dự gồm: + Đồng chí Võ Nguyễn Nam Anh - Uỷ viên Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn khối; Đại biểu Cục Thống kê tham dự gồm: + Đồng chí Lê Văn Niệm - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Cục trưởng Cục Thống kê; + Đồng chí Hồ Văn Niềm - Phó Cục trưởng Cục Thống kê; + Đồng chí Nguyễn Thị Phượng - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng, phòng Thu thập thông tin Thống kê. + Đồng chí Phạm Văn Quốc - Nguyên Phó Bí thư Chi đoàn nhiệm kỳ 2019 - 2022. + Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Ngoan - Nguyên Đoàn viên Chi đoàn nhiệm kỳ 2022 - 2024. Cùng toàn thể Đoàn viên Chi đoàn cơ sở Cục Thống kê.Ảnh: Toàn cảnh Đại hộiẢnh: Đoàn Chủ tịch Đại hội Tại Đại hội Chi đoàn đã thực hiện đủ, đúng những nội dung như: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua; xây dựng phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; bầu Bí thư là đồng chí đoàn viên thanh niên có đủ trí tuệ, năng lực, phẩm chất lãnh đạo Chi đoàn.Ảnh: Đồng chí Nguyễn Tiến Thịnh - Bí thư Chi đoàn Cục Thống kê nhiệm kỳ 2024 - 2027 Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Lê Văn Niệm, Phó Bí thư Chi bộ Cục Thống kê, Phó Cục trưởng Cục Thống kê và đồng chí Võ Nguyễn Nam Anh, Uỷ viên Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang ghi nhận và biểu dương những kết quả Chi đoàn cơ sở Cục Thống kê đã đạt được trong nhiệm kỳ qua; đồng thời định hướng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để Chi đoàn triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 2024 - 2027.Ảnh: Đồng chí Bí thư Chi đoàn nhiệm kỳ 2024 - 2027 tặng hoa và quà chia tay Ban Chấp hành cũ không tái cử Phát huy những kết quả đạt được ở nhiệm kỳ 2022 - 2024, tại Đại hội Đoàn viên Chi đoàn sôi nổi tham luận, bàn bạc đưa ra phương hướng nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tích cực đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, phấn đấu trong nhiệm kỳ đảm nhận ít nhất 4 công trình thanh niên; phấn đấu 100% đoàn viên, thanh niên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, 100% đoàn viên thanh niên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; giới thiệu 01- 02 đoàn viên ưu tú cho Đảng.Ảnh: Đoàn viên phát biểu tham luận tại Đại hội Với tinh thần tập trung dân chủ, trách nhiệm cao, phát huy tinh thần “Tuổi trẻ cơ quan Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang Đoàn kết - Tiên phong - Bản lĩnh - Sáng tạo - Nâng cao chất lượng thông tin thống kê”, Đại hội Chi đoàn cơ sở Cục Thống kê lần V, nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp./.N.X.Trường