0273.3 872582 | tiengiang@gso.gov.vn
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 5 năm 2021
  •   18/06/2024 16:18

Tháng 5/2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp, tại Tiền Giang được kiểm soát tốt và không có ca mắc nào trong cộng đồng, trong tháng qua các ngành các cấp tập trung quyết liệt thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trước trong thời gian báo cáo. Đồng thời để đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển các Sở ban ngành chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực đạt được như sau:  I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN  1. Nông nghiệp  Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 10.842 ha, thu hoạch 2.300 ha với sản lượng 11.774 tấn; ước tính đến cuối tháng 5/2021, gieo trồng được 86.603 ha, đạt 64,7% kế hoạch, giảm 5,6% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 382.885 tấn; trong đó: cây lúa gieo sạ 85.140 ha, thu hoạch 53.761 ha, sản lượng 378.300 tấn.  - Cây lúa:  + Vụ Đông Xuân 2020-2021: chính thức xuống giống 51.647 ha, đạt 100% kế hoạch gieo trồng của vụ, giảm 10,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do chuyển từ diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, mít, thanh long,… Mặt khác, do hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía Đông chưa xả sổ kịp độ mặn nên một số diện chuyển sang trồng rau, màu các loại.  + Vụ Hè Thu: Diện tích gieo trồng trong tháng đạt 10.673 ha lũy kế diện tích gieo trồng là 33.493 ha, đạt 43,7% kế hoạch gieo trồng, chủ yếu là lúa Xuân hè ở các huyện phía Tây, trà lúa đang giai đoạn đứng cái, làm đồng và trổ chín.  - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 169 ha, thu hoạch 186 ha với sản lượng 663 tấn. Đến nay gieo trồng được 1.463 ha, đạt 41,8% kế hoạch, bằng 61,3% so cùng kỳ, thu hoạch 1.286 ha, năng suất quy thóc 35,7 tạ/ha với sản lượng quy thóc 4.585 tấn, đạt 36,1% kế hoạch, bằng 66,4% so cùng kỳ do chịu ảnh hưởng một phần hạn mặn kéo dài và do những xã hệ Bảo định chuyển đổi sang trồng cây thanh long và một số cây ăn quả khác.  Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 3.316 ha, thu hoạch 2.469 ha với sản lượng 31.638 tấn. Đến nay gieo trồng được 35.437 ha, đạt 56,8% kế hoạch, tăng 7,7% so cùng kỳ, thu hoạch 30.695 ha với sản lượng 603.141 tấn, đạt 49,9% kế hoạch, tăng 6,5% so cùng kỳ (trong đó: rau các loại 35.259 ha, thu hoạch 30.575 ha với sản lượng 602.779 tấn).  Chăn nuôi: ước thời điểm 01/05/2021 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 121,3 ngàn con, tăng 2,7%; đàn lợn 271,2 ngàn con, giảm 16%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,5 triệu con, tăng 9,8% so cùng kỳ.  2. Lâm nghiệp:  Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 1.941,1 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), cụ thể: 1.337,4 ha rừng phòng hộ và 603,8 ha rừng sản xuất.  Ước đến hết tháng 5/2021 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 7 ngàn cây nâng tổng số cây trồng 14,15 ngàn cây, so với cùng kỳ giảm 27,99 %. Hiện nay đang vào mùa mưa thuận lợi cho trồng cây phân tán, trồng mới tập trung các xã chuẩn bị cho việc ra mắt nông thôn mới của huyện. Các loại cây được trồng xung quanh trên các bờ kênh, bờ ao, trên những tuyến đê.  3. Thủy hải sản:  Diện tích nuôi thủy sản các loại trong tháng 344 ha tương đương so cùng kỳ; ước đến tháng 5/2021 toàn tỉnh thả nuôi được 12.197 ha, đạt 80,3% kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, trong đó:  + Nuôi thủy sản nước ngọt: Trong năm tháng đầu năm tỉnh thả nuôi được 3.408 ha, so cùng kỳ tăng 4,9%. Nguyên nhân nuôi trồng thủy sản nước ngọt tăng là do ít bị ảnh hưởng hạn mặn kết hợp với mực nước nội đồng đủ nước nên các hộ tiến hành thả nuôi. Ngoài việc nuôi theo truyền thống ở hộ gia đình thì phong trào nuôi cá da trơn dọc bờ sông Tiền với hình thức nuôi công nghiệp cũng duy trì.  + Nuôi thủy sản mặn, lợ: Ước tính đến tháng 5 toàn tỉnh nuôi được 8.789 ha, tăng 0,2% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu là nuôi tôm sú nuôi quảng canh và nuôi tôm thẻ chân trắng, do độ mặn và thời tiết thích hợp, các hộ nuôi tôm thâm canh và quảng canh cải tiến rất thận trọng trong việc chọn mua giống. Tình hình nuôi nghêu ổn định, các sân nuôi tiếp tục thu hoạch và thả nuôi nghêu trở lại, ngành chức năng tăng cường thực hiện quan trắc môi trường tại vùng nuôi nghêu tập trung.  Sản lượng thủy sản trong tháng ước tính thu hoạch 42.742 tấn, tăng 3,9% so cùng kỳ. Năm tháng đầu năm thu hoạch 130.305 tấn, đạt 44,4% kế hoạch, tăng 2,9% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 70.728 tấn, đạt 43,5% kế hoạch, tăng 5,3% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 59.577 tấn, đạt 45,6% kế hoạch, tăng 0,1% so cùng kỳ chủ yếu là khai thác biển được đầu tư đóng mới, nâng cấp năng lực khai thác biển. Tỉnh tiếp tục theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp và vi phạm lãnh hải, theo quy định không báo cáo đồng thời thiết thực triển khai công điện 732 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, chấm dứt tình trạng ngư dân, tàu cá Việt Nam đánh bắt trên lãnh hải nước bạn.  II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2021 giảm 1,5% so với tháng trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh như: sản xuất thực phẩm, đồ uống, dệt, sản xuất da, sản xuất sản phẩm từ cao su plastic, sản xuất kim loại... giảm so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,98%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 8,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,5%) và tăng 5,4% so cùng kỳ do các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sản xuất tăng, trong đó: sản xuất trang phục tăng 28,8%; đồ uống tăng 18,1%, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 43,1%… (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,9%; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 6,4%).  Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2021 tăng 2,4% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,2%.  Chỉ số sản xuất sản phẩm trong 5 tháng so cùng kỳ như sau:  - Có 17/38 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 55,4%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 37%; Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục tăng 32,7%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 26%; Tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 25,8%; Túi xách tăng 22%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 21,7%;…  - Có 21/38 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 57,8%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 35,1%; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 34,6%; Các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 27%; Phi lê đông lạnh giảm 21,2%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 16,9%; Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 15,3%; …  Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 5/2021 so với tháng trước tăng 1,1%, trong đó doanh nghiệp nhà nước bằng 100%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,6%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 5/2021 so với cùng kỳ giảm 7,1%, trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 1,1%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 8,5%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 5 năm 2021 giảm 9,7%, trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 1,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 7,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 10,6%. Chia theo ngành công nghiệp: Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 5 năm 2021 giảm 9,7%, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 9,9%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0,1%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 3,9%.   * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:  - Chỉ số tiêu thụ tháng 5/2021 so với tháng trước tăng 0,03% và tăng 1,2% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 5/2021 giảm 6,6%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất đồ uống tăng 6,8%, trong đó sản xuất bia tăng 6,8%; Dệt tăng 6,4%, trong đó sản xuất hàng may sẳn tăng 46,2%; Sản xuất trang phục tăng 25,2%; Sản xuất da tăng 16,2%, trong đó sản xuất giày dép tăng 6,7%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 16,5%; Sản xuất thiết bị điện tăng 30,6%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện tăng 23%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 17%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 32,8%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 11,63%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 6,64%; Sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 13,15%; Sản xuất kim loại giảm 12,58%;…  - Chỉ số tồn kho tháng 5/2021 so với tháng trước tăng 2,7% và so với cùng kỳ giảm 12,7%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 43,2%, trong đó sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 62,7%; Sản xuất đồ uống tăng 3,4%, Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 36,7%;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: Dệt giảm 10,1%, trong đó sản xuất sợi giảm 56,6%; Sản xuất trang phục giảm 5,9%; Sản xuất da giảm 20,9%, trong đó sản xuất giày dép giảm 17,5%; Sản xuất kim loại giảm 79,9%; Sản xuất thiết bị điện giảm 10,8%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 12,3%; …  * Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu - cụm công nghiệp:  - Khu công nghiệp: đến nay tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.083,5 ha; trong đó có 4 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Trong tháng, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Nhà máy công nghiệp đồng Jinhong Việt Nam (Khu công nghiệp Long Giang) về tiến độ góp vốn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Năm tháng, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 08 lượt dự án, trong đó có 03 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng là 173,1 triệu USD.  Đến cuối tháng 5/2021, tổng số dự án đầu tư tại các khu công nghiệp là 107 dự án (trong đó có 78 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng vốn đầu tư là 4.576 tỷ đồng và 2.534 triệu USD. Diện tích cho thuê của các doanh nghiệp đạt 570,3 ha/769,3 ha, chiếm tỷ lệ 74,1% diện tích các khu công nghiệp.   - Cụm công nghiệp: trên địa bàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch; trong đó có 4 cụm công nghiệp đang hoạt động. Trong tháng không thu hút dự án đầu tư mới. Tổng số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp hiện nay là 79 dự án (trong đó: có 6 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2.306,2 tỷ đồng và 150,3 triệu USD, diện tích thuê đất là 89,8/120,6 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 74,5%.  III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG  Trong tháng tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tăng do, các Ban quả lý dự án, Chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các công trình chuyển tiếp để bàn giao và đưa vào sử dụng. Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 428 tỷ đồng, tăng 17,5% so cùng kỳ. Năm tháng đầu năm 2021 thực hiện 1.297 tỷ đồng, đạt 35,4% kế hoạch, tăng 19,5% so cùng kỳ. Các ngành các cấp yêu cầu Ban quản lý dự án, chủ đầu tư tập điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, ngoài ra lãnh đạo các cấp thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác thi công, phối hợp với các chủ đầu tư khắc phục khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình nên khối lượng thực hiện tăng hơn so cùng kỳ, nhiều công trình hiện đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình còn lại thực hiện đúng tiến độ đề ra.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 986 tỷ đồng, đạt 33,2% kế hoạch, tăng 17,6% so cùng kỳ, chiếm 75,9% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 173 tỷ đồng, tăng 22,8%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 466 tỷ đồng, tăng 13,3% so cùng kỳ... Các ngành các cấp yêu cầu các ban quản lý chủ đầu tư tập trung với cường độ cao hơn trong tổ chức thực hiện, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, kể cả tiến độ giải ngân nhằm phát triển kinh tế xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 245 tỷ đồng, đạt 62,6% kế hoạch, tăng 26,8% so cùng kỳ, chiếm 18,9% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 115 tỷ đồng, tăng 18,5% so cùng kỳ... Các ban quản lý dự án huyện hoàn thành hồ sơ, khẩn trương thi công các công trình xây dựng cơ bản năm 2021, dự án giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nên khối lượng thực hiện tăng hơn so cùng kỳ.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 67 tỷ đồng, đạt 21,9% kế hoạch, tăng 23,1% so cùng kỳ, chiếm 5,2% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 42 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ... Các xã tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới năm 2021 nhằm phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân đồng thời phục vụ ra mắt xã nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên bố trí các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực giao thông, phòng chống thiên tai, xử lý sạt lở, biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế, …  IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ  1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:  Tháng 5/2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 lại diễn biến phức tạp trong nước. Tại Tiền Giang, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh các Sở ngành liên quan triển khai kiểm tra tình hình phòng, chống dịch tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Hầu hết các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, một số nhóm hàng hóa đồ dùng, giáo dục, xăng dầu do nhu cầu và giá tăng trở lại. Hiện tại, hàng hóa tại siêu thị cung ứng đầy đủ và dồi dào nên tâm lý người dân đến mua sắm cũng an tâm, không có tâm lý mua hàng hóa để dự trữ mà chỉ mua dùng hằng ngày. Các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống tại siêu thị khá dồi dào, hàng được nhập về liên tục để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tại các chợ truyền thống trên các loại rau, củ, quả, thịt, hải sản… rất phong phú.   Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 5.456 tỷ đồng, giảm 2,1% so tháng trước và tăng 15% so cùng kỳ. Năm tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 28.410 tỷ đồng, đạt 40,4% kế hoạch, tăng 18,7% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 22.631 tỷ đồng, tăng 15,2%; lưu trú 16 tỷ đồng, giảm 39,3%; ăn uống 2.732 tỷ đồng, tăng 35%; du lịch lữ hành 6 tỷ đồng, giảm 64,8%; dịch vụ tiêu dùng khác 3.024 tỷ đồng, tăng 36,2% so cùng kỳ.  2. Xuất - Nhập khẩu:  a. Xuất khẩu:  Hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng rất lớn từ dịch Covid - 19 như: việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, vấn đề thiếu container rỗng; nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều; chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; các thị trường xuất khẩu nông, thủy sản liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm… Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong những tháng đầu năm đạt ở mức cao so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 thực hiện 287 triệu USD; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 42 triệu USD, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 245 triệu USD. Năm tháng xuất khẩu 1.364 triệu USD, đạt 42% kế hoạch, tăng 30,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 4 triệu USD, giảm 65,6%; kinh tế ngoài nhà nước 200 triệu USD, giảm 15,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.160 triệu USD, tăng 45,8% so cùng kỳ. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao so cùng kỳ như: Hàng rau quả tăng 25,2%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 35,1%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng gấp 3 lần; hàng hóa khác gấp 2,9 lần…  Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:  - Thủy sản: ước tính tháng 5/2021 xuất 10.532 tấn, về trị giá đạt 23 triệu USD. Năm tháng xuất 43.335 tấn, tăng 8,1%; về trị giá đạt 94,5 triệu USD, giảm 3,9% so cùng kỳ. Hiên nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở các nước ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực có xu hướng giảm nhưng đây cũng là cơ hội cho các dòng sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá cả phải chăng, phù hợp với xu hướng thu nhập giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Do vậy, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp... có chiều hướng gia tăng, góp phần đưa xuất khẩu thủy sản lạc quan hơn.  - Gạo: ước tính tháng 5/2021 xuất 10.696 tấn, về giá trị đạt 6 triệu USD. Năm tháng xuất 47,8 tấn, giảm 53,8%, về trị giá đạt 26,7 triệu USD, giảm 48,3% so cùng kỳ.  Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 và thời tiết, biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường; dự báo ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước; một số quốc gia đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực… Để đảm bảo an ninh lương quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh Covid-19 còn ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, sở dĩ giá trị xuất khẩu giảm do gần đây do gạo Việt luôn được chào bán ở mức cao, thậm chí có thời điểm lên tới 522 USD/tấn. Thêm vào đó, từ đầu năm tới nay việc tìm được container đóng hàng đi châu Âu rất khó khăn. Khi có container thì giá lại rất cao nên dẫn tới số lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh bởi đối tác tìm đến các nhà xuất khẩu có vị trí vận chuyển thuận lợi hơn (Ấn Độ) nhằm tránh việc giao hàng với thời gian quá dài. Gần đây nhiều hãng tàu thông báo cắt dịch vụ trên một số chặng và chưa có kế hoạch cho năm nay, càng làm gia tăng áp lực, gây hoang mang trong ngành vận tải biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại trên toàn thế giới.  - May mặc: ước tính tháng 5/2021 xuất 13.783 ngàn sản phẩm, về giá trị xuất đạt 40 triệu USD. Năm tháng xuất 64.803 ngàn sản phẩm, giảm 23,4%, về giá trị đạt 197 triệu USD, tăng 9,3% so cùng kỳ.  Các doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực dệt, may chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, nguồn cung sợi trong nước còn rất hạn chế, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường trên thế giới, Hiệp hội Dệt may Việt Nam - VITAS đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng các gói hỗ trợ để doanh nghiệp và người lao động có điều kiện dễ tiếp cận hơn và kéo dài thời hạn hỗ trợ ít nhất đến hết năm 2021. Cụ thể, tiếp tục giảm tiền thuê đất, tiền điện, nước, giãn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ, kéo dài thời gian dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho các doanh nghiệp khó khăn đến hết năm 2021…  Ngoài các mặt hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng kim ngạch tăng đáng kể góp phần làm tăng kim ngạch trong tháng như: hàng rau quả xuất 11,2 triệu USD, tăng 25,2%; sắt thép 23 triệu USD, gấp 2,9 lần; xơ, sợi dệt các loại 32,8 triệu USD, tăng 11,2%... so cùng kỳ.  b. Nhập khẩu:  Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2021 đạt 156 triệu USD. Năm tháng, kim ngạch nhập khẩu 888.8 triệu USD, đạt 49,4% kế hoạch, tăng 44,7% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 45 triệu USD, tăng 7,6%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 844 triệu USD, tăng 47,4% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 5 tháng chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 83,4 triệu USD, tăng 10,1%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 156,3 triệu USD, tăng 78,3%; kim loại thường khác 395,1 triệu USD, tăng 44,3%... so cùng kỳ.  3. Chỉ số giá:  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,53% so tháng 4/2021 (thành thị tăng 0,66%, nông thôn tăng 0,49%); so cùng kỳ tăng 3,71%.  So với tháng 4/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 8 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,57%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,22%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,1%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; Giao thông tăng 1,07%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01% và Hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,01%. Có 1 nhóm giảm: Bưu chính viễn thông giảm 0,02%. Riêng nhóm Thuốc và dịch vụ y tế; nhóm Giáo dục chỉ số giá ổn định.  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng so tháng 4/2021 do:  Tháng 05/2021 do trùng vào những ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5 nên nhu cầu tiêu dùng một số loại thực phẩm tươi sống tăng, dẫn đến sức mua tăng giá tăng lên: thịt bò tăng 0,14%, thuỷ hải sản tăng 0,15%, rau tươi khô chế biến tăng 6,28%... tác động đến nhóm hàng thực phẩm tăng 0,9%, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,19%.   - Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và xu hướng tăng bảo hộ thương mại của các nước lớn ở Châu âu, đặc biệt Trung Quốc là nước lớn sản xuất thép đang cắt giảm sản lượng thép thành phẩm...dẫn đến nguồn cung sắt thép trên thị trường bị hạn chế, tác động giá bán lẻ tăng bình quân từ 10% - 18% so tháng trước; Mặc khác, do thời tiết đang vào mùa khô thuận lợi cho ngành xây dựng hoạt động và giá xăng dầu đang đứng ở mức cao kéo dài, dẫn đến giá cát vàng, cát đen, đá xây dựng...tăng lên. Tác động nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 4,98%, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,19%.  - Hiện nay đang vào mùa hè, thời tiết nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát của người dân tăng, tác động đến giá điện sinh hoạt bình quân trong tháng tăng 3,41%, nước sinh hoạt tăng 0,09%. Cùng với đó, giá dịch vụ sửa chữa thiết bị gia đình cũng tăng như: sửa máy điều hoà nhiệt độ tăng 1,67%, sửa thiết bị có động cơ tăng 2,16%.  - Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5/2021 tăng 1,07% so với tháng trước làm CPI chung tăng khoảng 0,1%, chủ yếu do: Giá xăng tăng 2,13%, dầu diezel tăng 2,05% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá vào ngày 27/4/2021, 12/5/2021. Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,38%, trong đó, giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0,64%. Riêng giá vé xe buýt, taxi ổn định.  Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá tăng nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:  Giá thịt lợn giảm 0,15% so tháng trước là do dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát tốt, việc tái đàn diễn ra thuận lợi; mặc khác nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn, cạnh tranh trực tiếp với nguồn thịt lợn chăn nuôi trong nước dẫn đến giá giảm nhẹ. Cùng với đó, giá trứng gia cầm các loại giảm 0,04% do nguồn cung dồi dào, mức tiêu thụ trong nước có giới hạn.  - Ngày 01/5/2021 giá gas trong nước giảm 19.000 đồng/bình 12 kg, giảm 5,77%, tác động nhóm gas và các loại chất đốt khác giảm 5,33%, góp phần kềm chế CPI chung của tháng 5/2021 giảm ở mức 0,07%.  Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng năm 2021 so cùng kỳ tăng 2,34%; một số nhóm hàng có giá tăng nhiều trong 5 tháng năm 2021 so cùng kỳ như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,52%; nhóm giáo dục tăng 4,7%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,65%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,31%;  Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 5/2021 tăng 0,23% so tháng trước. Hiện nay giá vàng bình quân duy trì ở mức 5.279.000 đồng/chỉ  Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 5/2021 giảm 0,08% so tháng trước. Hiện nay giá bình quân Đô la Mỹ duy trì ở mức 23.149 đồng/USD.     Ước chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2021 tăng từ 0,1% đến 0,25% so tháng 5/2021 do tình hình xuất khẩu đang thuận lợi; Giá rau xanh sẽ còn đứng ở mức cao như: hành lá, cà chua, đỗ quả tươi, dưa leo, rau cải xanh... do nắng nóng kéo dài, diện tích gieo trồng hoa màu bị thu hẹp lại; Giá thủy hải sản tươi sống sẽ tăng, do chi phí đánh bắt như xăng dầu, tiền thuê nhân công tăng lên.  4. Du lịch:  Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch theo Công văn số 2037/UBND-KGVX của UBND tỉnh Tiền Giang về việc tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao có tập trung đông người và thực hiện giãn cách tại các điểm kinh doanh ăn, uống, cơ sở lưu trú phòng, chống dịch Covid-19 đến các cơ sở lưu trú du lịch; khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.  Khách du lịch đến trong tháng 5/2021 được 43,9 ngàn lượt khách, giảm 9,6% so tháng trước và tăng 7,4% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 0,7 ngàn lượt khách, gấp 6,5 lần so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 5 đạt 1.124,2 tỷ đồng, giảm 3,1% so tháng trước và tăng 22% so cùng kỳ.  Tính chung năm tháng đầu năm 2021, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 243,5 ngàn lượt khách, đạt 22,1% kế hoạch và giảm 36,4% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 4 ngàn lượt khách, đạt 0,9% kế hoạch, giảm 95,8% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch, dịch vụ tiêu dùng khác đạt 5.778 tỷ đồng, tăng 34,8% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 47,6%, ước đạt 2.748 tỷ đồng, tăng 34%, lưu trú đạt 16 tỷ đồng, giảm 39,3% so cùng kỳ...  5. Vận tải:  Hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh hoạt động bình thường tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 theo công văn số 767/SGTVT-VTPTNL ngày 28/4/2021 tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Công văn số 770/SGTVT-VTPTNL ngày 29/4/2021 tiếp tục tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Công văn số 788/SGTVT-VTPTNL ngày 03/5/2021 triển khai thực hiện; Công văn số 1919/UBND-KGVX ngày 02/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Các phương tiện vận tải hành khách thược hiện đúng quy định như: thực hiện khai báo y tế; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có ít nhất 60% nồng độ cồn; kiểm tra thân nhiệt; hạn chế giao tiếp, ăn uống trên phương tiện vận tải khách; khử khuẩn các bề mặt trên phương tiện vận tải hành khách trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi.  Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 175 tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trước và tăng10,4% so cùng kỳ. Năm tháng thực hiện 850 tỷ đồng, tăng 0,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 247 tỷ đồng, tăng 4,7%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 520 tỷ đồng, tăng 0,8% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 434 tỷ đồng, tăng 9,2%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 332 tỷ đồng, giảm 6%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 84 tỷ đồng, giảm 8,1% so cùng kỳ.  Vận tải hành khách trong tháng đạt 2.775 ngàn hành khách, giảm 1,3% so tháng trước và giảm 3,9% so cùng kỳ; luân chuyển 53.731 ngàn hành khách.km, tăng 0,3% so tháng trước và tăng 20,6% so cùng kỳ. Năm tháng, vận chuyển 13.911 ngàn hành khách, tăng 1,8% so cùng kỳ; luân chuyển 268.696 ngàn hành khách.km, tăng 11,5% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 6.679 ngàn hành khách, tăng 12,8% và luân chuyển 258.614 ngàn hành khách.km, tăng 13,6% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 7.232 ngàn hành khách, giảm 6,5% và luân chuyển 10.082 ngàn hành khách.km, giảm 24,3% so cùng kỳ.  Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.025 ngàn tấn, tăng 1,7% so tháng trước và tăng 5,1% so cùng kỳ; luân chuyển 130.993 ngàn tấn.km, tăng 2,8% so tháng trước và tăng 4,9% so cùng kỳ. Năm tháng, vận tải 4.874 ngàn tấn hàng hóa, tăng 0,9% so cùng kỳ; luân chuyển 613.552 ngàn tấn.km, giảm 2,4% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.236 ngàn tấn, tăng 18,8% và luân chuyển 128.147 ngàn tấn.km, giảm 1,8% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 3.638 ngàn tấn, giảm 4% và luân chuyển 485.405 ngàn tấn.km, giảm 2,6% so cùng kỳ.  * Công tác quản lý phương tiện giao thông: Trong tháng đăng ký mới 5.729 chiếc xe mô tô xe máy, 311 chiếc xe ô tô, 08 chiếc xe đạp điện và 08 chiếc xe khác. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.344.219 chiếc, trong đó: mô tô xe máy 1.302.908 chiếc, 40.559 chiếc xe ô tô, 153 chiếc xe ba bánh, 174 chiếc xe đạp điện và 425 chiếc xe khác.  6. Bưu chính viễn thông:  Doanh thu trong tháng 5/2021 đạt 267 tỷ đồng, tăng 0,7% so tháng trước và tăng 4,7% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 24 tỷ đồng, tăng 3,7% và viễn thông 243 tỷ đồng, tăng 0,4% so tháng trước. Năm tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.311 tỷ đồng, tăng 5,7% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 114 tỷ đồng, tăng 13,8% và viễn thông 1.197,8 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ.  Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 5/2021 là 100.797 thuê bao, mật độ bình quân đạt 5,7 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 5/2021 là 273.915 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 15,5 thuê bao/100 dân. Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa dẫn đến khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 4 năm 2021 là 1.359.341 thuê bao.  V. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  1. Tài chính:  Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 892 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 738 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 280 tỷ đồng. Năm tháng, thu 8.017 tỷ đồng, đạt 59,7% dự toán; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 4.496 tỷ đồng, đạt 42,4% dự toán và tăng 0,3% so cùng kỳ; thu nội địa 4.406 tỷ đồng, đạt 42,6% dự toán, tăng 1% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.496 tỷ đồng, đạt 43,4% dự toán, tăng 2,2% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 529 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán, giảm 6,5% so cùng kỳ...).  Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 920 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 305 tỷ đồng. Năm tháng, chi 5.633 tỷ đồng, đạt 46% dự toán, giảm 33,7% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.583 tỷ đồng, đạt 42,7% dự toán, giảm 29,3% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 2.556 tỷ đồng, đạt 37,2% dự toán và giảm 11,4% so cùng kỳ.  2. Ngân hàng:  Nhiệm vụ trọng tâm hoạt động ngân hàng tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN), đồng thời tiếp tục thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 của NHNNVN. Ngoài ra các TCTD chấp hành nghiêm mức trần lãi suất theo quy định trên địa bàn tỉnh, đến cuối tháng 4/2021, lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức trên 4,5%-9%/năm đối với ngắn hạn, chiếm 43,89% tổng dư nợ cho vay trên 11%-13%/năm đối với trung dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3%-5,5%/năm.           Đến cuối tháng 4/2021, vốn huy động đạt 76.388 tỷ đồng, tăng 0,7% so cuối năm 2020 (thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 0,12%).     Cơ cấu vốn huy động theo loại hình như sau: Tiền gửi từ tổ chức kinh tế thực hiện 10.130 tỷ đồng, tăng 7,22% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 13,26%; Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: đạt 65.231 tỷ đồng, giảm 0,57% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 85,39%; Phát hành giấy tờ có giá: đạt 1.026 tỷ đồng, tăng 28,50%, chiếm tỷ trọng 1,34%. Ước đến cuối tháng 5/2021, vốn huy động đạt 76.471 tỷ đồng, tăng 622 tỷ, tỷ lệ tăng 0,82% so với cuối năm 2020.  Nợ xấu: cuối tháng 4/2021, số dư là 833,8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,2%, giảm 0,04% so cuối năm 2020, Trong đó NHTM nhà nước là 1,02%; khối còn lại là 1,31%.Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, nằm trong sự kiểm soát, có chuyển biến tích cực theo chiều hướng giảm. Trong đó, nợ nhóm 3 chiếm 7,05%, nhóm 4 chiếm 28,34%, nhóm 5 chiếm 63,89%. Ước đến cuối tháng 5/2021, nợ xấu là 844 tỷ đồng, tỷ lệ 1,21%, giảm 0,04% so với cuối năm 2020.  Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối tháng 4/2021, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.230 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,7% so tháng 12/2020, trong đó: vốn điều lệ chiếm 2,7%, vốn huy động chiếm 88,8%; tổng dư nợ cho vay đạt 873 tỷ đồng, tăng 22,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,6% so tháng 12/2020, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 43,1%. Nợ xấu: số dư 6 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,69%, tăng 0,3% so tháng 12/2020.   * Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19:   Đến cuối tháng 4/2021, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 là 9.910 tỷ đồng. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng chiếm 56,7%, khách hàng cá nhân chiếm 42,4%. Một số ngành có tỷ lệ dư nợ bị ảnh hưởng lớn là: Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 37,6% tổng dư nợ bị ảnh hưởng và 5,4% dư nợ của ngành); bán buôn và bán lẻ (23,5% và 3,4%); hoạt động dịch vụ (15,2% và 2,2%);.....Các TCTD đã triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 3.421 khách hàng: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 268 khách hàng với dư nợ được cơ cấu là 139 tỷ đồng; Miễn giảm lãi cho 131 khách hàng với dư nợ 30 tỷ đồng; Cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có dịch 3.022 khách hàng với doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đạt 24.680 tỷ đồng.  Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung NQ42: Đến cuối tháng 03/2021, NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho vay đối với 6 đơn vị với dư nợ đạt 978 triệu đồng. Thời gian vay là 12 tháng, lãi suất là 0%/năm.  VI. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI  1. Lao động việc làm:  Trong tháng tư vấn cho 3.291 lượt lao động, giới thiệu việc làm cho 340 lượt lao động, tăng 276 lượt lao động so với cùng kỳ năm 2020, đã giới thiệu cho 173 lao động có được việc làm ổn định, tăng 140 lao động so với cùng kỳ năm 2020. Có 07 lao động xuất cảnh chính thức theo hợp đồng, trong đó xuất cảnh qua Nhật Bản là 02 lao động, Đài Loan là 05 lao động.  Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp nhận được 1.784 người đăng ký thất nghiệp, quyết định 1.706 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả tương đương 30.532 triệu đồng, tăng 3.394 triệu đồng; thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.784 lượt lao động thất nghiệp và có 05 lao động thất nghiệp đăng ký học nghề, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020.  2. Chính sách xã hội:  Quỹ đền ơn đáp nghĩa đã vận động được 1,39 tỷ đồng đạt 14% kế hoạch; xây dựng 07 căn nhà tình nghĩa với kinh phí 280 triệu đồng đạt 6% kế hoạch; sửa chữa 12 căn nhà tình nghĩa với số tiền 240 triệu đồng đạt 24% kế hoạch.  3. Hoạt động y tế:  Trong tháng 5 có 9/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận 8 bệnh tăng so với cùng kỳ (Lao phổi, tay chân miệng, tiêu chảy, uốn ván khác, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm não vi rút khác, covid-19); 7 bệnh giảm so với cùng kỳ (ho gà, lỵ a míp, quai bị, sởi, sốt xuát huyết, thủy đậu, viêm gan siêu vi C); 29 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc; không ghi nhận tử vong do bệnh truyền nhiễm. Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: Trong tháng ghi nhận 193 ca mắc SXHD, cộng dồn số ca mắc 1.075 ca giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2020. Phòng chống HIV/AIDS: Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 5.842 người nhiễm HIV; 1.802 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS: 991 người. Không ghi nhận ngộ độc thực phẩm xãy ra trên địa bàn.  Hoạt động khám chữa bệnh so với cùng kỳ năm 2020: Tổng số lần khám bệnh tăng 13,9%, tổng số người điều trị nội trú tăng 28,6%, tổng số ngày điều trị nội trú tăng 36,2%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 76%.  4. Hoạt động giáo dục:  Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang đã điều chỉnh lịch học theo công văn số 2171/UBND-KGVX của UBND tỉnh Tiền Giang nhằm đảm bảo phòng, chống dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong môi trường học đường, trong đó các cơ sở giáo dục mầm non cho trẻ nghỉ hè từ ngày 17/5/2021; lớp 9 và lớp 12 tiếp tục thực hiện việc dạy, học tập trung trực tiếp tại trường học kết hợp dạy, học trực tuyến để đảm bảo chương trình năm học theo quy định; các khối, lớp còn lại từ ngày 17/5/2021 chuyển đổi hình thức từ dạy và học tập trung, trực tiếp trên lớp sang hình thức dạy, học trực tuyến hoặc các hình thức khác phù hợp với điều kiện của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định... Bên cạnh đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tập trung thực hiện các hoạt động chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học năm học 2020-2021; tập trung chuẩn bị cho công tác tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 năm 2021, kỳ thi THPT năm 2021.  5. Hoạt động văn hóa - thể thao:  Thư viện tỉnh Tiền Giang đã phục vụ được 5.690 lượt bạn đọc (tại Thư viện tỉnh và phục vụ tại các trường học), với 27.691 lượt sách báo được đưa ra lưu hành. Trong tháng 5/2021, hệ thống thư viện huyện, thư viện xã đã tiếp được 13.547 lượt bạn đọc, với 23.423 lượt sách báo lưu hành. Ngoài ra, Thư viện Tiền Giang cũng đã tổ chức những hoạt động như: ngày hội đọc sách tại huyện Chợ Gạo; chuyến xe tri thức tại huyện Cai Lậy và tổ chức Ngày Hội đọc sách và vẽ tranh cho thiếu nhi tại huyện Châu Thành và phục vụ thư viện lưu động thông minh ở 05 Trường Tiểu học, THCS trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho.  Hoạt động thể dục – thể thao trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì và đạt được nhiều thành tích nổi bật, trong đó: Đội Muay tham dự giải vô địch Muay quốc gia năm 2021, từ ngày 08/4 – 20/4/2021 tại Thanh Hóa với kết quả đạt 01 Huy chương Vàng và 03 Huy chương Đồng; Đội Vovinam tham dự giải vô địch các đội mạnh Vovinam toàn quốc, từ ngày 14/4 – 23/4/2021 tại Bà Rịa – Vũng Tàu với kết quả đạt 01 Huy chương Vàng, 02 Huy chương Bạc, 06 Huy chương Đồng; Đội Điền kinh tham dự giải Điền kinh Cúp tốc độ thống nhất TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 20/4 – 25/4/2021 tại TP. Hồ Chí Minh với kết quả đạt 07 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc, 03 Huy chương Đồng; Đội Bóng đá tuyển tham dự giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2021: Ngày 04/5/2021, thi đấu giữa Tiền Giang và Vĩnh Long, trên sân Tiền Giang, kết quả thắng tỉ số 1 – 0.  6. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội: (Theo báo cáo của ngành công an)  Tội phạm về trật tự xã hội trong tháng 5/2021 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 138 vụ (giảm 01 vụ so với tháng 4/2021), làm chết 02 người, bị thương 18 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 3,6 tỷ đồng; điều tra khám phá bước đầu đạt tỷ lệ 49,3% (68 vụ), bắt xử lý 93 đổi tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 126 triệu đồng.  Phát hiện, xử lý 55 tụ điểm cờ bạc với 406 đối tượng liên quan (khởi tố 04 vụ, 06 bị can về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc); 21 vụ, 23 đối tượng phạm tội về ma túy và xử lý vi phạm hành chính 149 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 09 vụ, 06 đối tượng vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế và xử lý phạt tiền 13 vụ, 17 đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực pham, tài nguyên.  7. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của ngành công an.  Đường bộ: Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 53 vụ, giảm 03 vụ so tháng trước và tăng 05 vụ so cùng kỳ, làm chết 23 người, giảm 03 người so tháng trước và tăng 01 người so cùng kỳ, bị thương 37 người, giảm 07 người so tháng trước và tăng 09 người so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 4.499 vụ, tăng 1.642 vụ so tháng trước và giảm 1.438 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 3.747 vụ, tước giấy phép lái xe 285 vụ, phạt tiền 752 vụ với số tiền phạt 4.097 triệu đồng.  Đường thủy: Trong tháng không xảy ra, tương đương so tháng trước và giảm 02 vụ so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ tai nạn, giảm 02 vụ so với cùng kỳ (không phát sinh số người chết và bị thương). Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 1.982 vụ, tăng 695 vụ so tháng trước và tăng 304 vụ so cùng kỳ; trong đó không bằng cấp chuyên môn 09 vụ, chở quá vạch mớn nước an toàn 1.731 vụ, thiếu trang thiết bị an toàn 31 vụ và vi phạm khác 211 vụ. Đã xử lý vi phạm: Lập biên bản tạm giữ giấy tờ 368 vụ và phạt tiền tại chỗ 1.614 vụ với số tiền phạt: 457 triệu đồng.  8. Tình hình cháy nổ, môi trường:  Trong tháng 5 năm 2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy với tổng số tiền thiệt hại là 82 triệu đồng, gồm cháy 02 căn nhà dân (tự đốt 01 vụ, 01 vụ không yêu cầu điều tra) và 02 vụ lốc, cháy 01 doanh nghiệp và 01 phương tiện giao thông (đang điều tra nguyên nhân). Vi phạm môi trường: đã ban hành 04 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với 02 tổ chức và 02 cá nhân với số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 97 triệu đồng (02 tổ chức với số tiền 72 triệu đồng, 02 cá nhân với số tiền trên 25 triệu đồng).

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 4 năm 2021
  •   18/06/2024 16:21

I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN  1. Nông nghiệp  Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 102 ha, thu hoạch 137 ha với sản lượng 487 tấn; ước tính đến cuối tháng 04/2021, gieo trồng được 75.761 ha, đạt 56,6% kế hoạch, giảm 8.4% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 371.681 tấn; trong đó: cây lúa gieo sạ 74.467 ha, thu hoạch 51.647 ha, sản lượng 367.759 tấn.  - Cây lúa:  + Vụ Đông Xuân 2020-2021: chính thức xuống giống 51.647 ha, đạt 100% kế hoạch gieo trồng của vụ, giảm 10,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do chuyển từ diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, mít, thanh long,… Mặt khác, do hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông chưa xả sổ kịp độ mặn nên một số diện tích không dám gieo trồng đã chuyển sang trồng rau, màu các loại.  + Vụ Hè Thu: ước tính đến cuối tháng 04/2021 gieo trồng 22.820 ha, đạt 29,8% kế hoạch gieo trồng, vụ lúa này gieo trồng chủ yếu ở các huyện phía tây.  - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 102 ha, thu hoạch 137 ha với sản lượng 487 tấn. Đến nay gieo trồng được 1.294 ha, đạt 37% kế hoạch, bằng 59,5% so cùng kỳ, thu hoạch 1.100 ha, năng suất quy thóc 35,7 tạ/ha với sản lượng quy thóc 3.992 tấn, đạt 30,9% kế hoạch, bằng 63,9% so cùng kỳ do chịu ảnh hưởng một phần hạn mặn kéo dài và do những xã hệ Bảo định chuyển đổi sang trồng cây thanh long, một số cây ăn quả khác.  Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 2.434 ha, thu hoạch 2.290 ha với sản lượng 43.212 tấn. Đến nay gieo trồng được 32.121 ha, đạt 51,4% kế hoạch, tăng 6,5% so cùng kỳ, thu hoạch 28.226 ha với sản lượng 571.502 tấn, đạt 47,2% kế hoạch, tăng 6,5% so cùng kỳ (trong đó: rau các loại 31.957 ha, thu hoạch 28.163 ha với sản lượng 571.314 tấn).  Chăn nuôi: ước thời điểm 01/04/2021 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 120,7 ngàn con, tăng 1,9%; đàn lợn 273 ngàn con, giảm 14%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,5 triệu con, tăng 11% so cùng kỳ. Chăn nuôi lợn giảm so cùng kỳ do dịch bệnh còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dịch tả lợn châu phi còn xảy ra trên địa bàn tỉnh, đàn lợn giống cũng không bảo đảm, người nuôi lo sợ khi tái đàn. Đa số các hộ nuôi nhỏ lẻ thua lỗ dẫn đến việc không còn vốn để tái đàn, một số hộ chuyển sang nuôi vật nuôi khác; Giá cả thịt lợn hơi thường xuyên liên tục biến động, người chăn nuôi không dự đoán được thị trường nên rất lo lắng khi tái đàn (thời điểm báo cáo: Giá lợn hơi dao động từ 70.000 - 75.000 đồng/kg).  2. Lâm nghiệp:  Theo Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 01/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về công bố hiện trạng rừng đến 31/12/2020 thì trên địa bàn tỉnh: Tổng diện tích rừng hiện có là 1.948,1 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng) bao gồm: rừng phòng hộ: 1.337,4 ha, rừng sản xuất: 610,8 ha.  Ước đến hết tháng 04/2021 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 5,4 ngàn cây nâng phân tán tổng số cây trồng 7,15 ngàn cây các loại, giảm 10,96% so với cùng kỳ do Nam Bộ đang vào mùa khô, nắng nóng và không có mưa nên chưa thuận lợi cho việc trồng cây phân tán. Các loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn, xà cừ, tràm được trồng trên các bờ kênh, tuyến đê, ven sông.  3. Thủy hải sản:  Diện tích nuôi thủy sản các loại trong tháng 1.446 ha, giảm 1% so cùng kỳ; ước đến tháng 04/2021 toàn tỉnh thả nuôi được 11.923 ha, đạt 78,5% kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 3.365 ha, tăng 5,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân nuôi trồng thủy sản nước ngọt tăng là do ít bị ảnh hưởng hạn mặn kết hợp với mực nước nội đồng đủ nước nên các hộ tiến hành thả nuôi. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi 8.558 ha, tăng 0,1% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu là nuôi tôm sú nuôi quảng canh và nuôi tôm thẻ chân trắng do độ mặn và thời tiết thích hợp thì tiến hành thả giống, các hộ nuôi tôm thâm canh và quảng canh cải tiến rất thận trọng trong việc chọn mua giống. Tình hình nuôi nghêu ổn định, các sân nuôi tiếp tục thu hoạch và thả nuôi nghêu trở lại, ngành chức năng tăng cường thực hiện quan trắc môi trường tại vùng nuôi nghêu tập trung.   Sản lượng thủy sản trong tháng ước tính thu hoạch 29.060 tấn, tăng 1,7% so cùng kỳ. Bốn tháng thu hoạch 103.639 tấn, đạt 35,3% kế hoạch, tăng 17,9% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 49.880 tấn, đạt 30,7% kế hoạch, tăng 15,1% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 53.759 tấn, chủ yếu là khai thác biển, đạt 41,1% kế hoạch, tăng 20,6% so cùng kỳ. Thời tiết thuận lợi cho hoạt động đánh bắt, hiện nay các phương tiện không còn đánh bắt nhỏ lẻ như trước đây mà đã tự nguyện gia nhập vào các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để thuận lợi hơn trong đánh bắt hải sản nhất là khi khai thác xa bờ dễ dàng tương trợ, phối hợp cùng nhau để đạt hiệu quả được cao hơn và an toàn hơn, nên ngư dân khai thác trúng mùa đạt sản lượng.  II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2021 giảm 13,3% so với tháng trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh giảm như: Sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, sản xuất kim loại...  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 năm 2021 tăng 4,4% so cùng kỳ, do một số ngành chiếm tỷ trọng lớn tăng như: sản xuất đồ uống tăng 15,5%; sản xuất trang phục tăng 20,5%; sản xuất da tăng 63,3%... Sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm ở đầu ra do ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Hoạt động sản xuất chế biến xuất khẩu thủy sản do các chi phí sản xuất tăng và tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vận tải lên cao, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ và EU. Thị trường Trung Quốc vấn đề logistics khó khăn làm tắc nghẽn tại các cảng nhập khẩu chính, thị trường này siết chặt kiểm tra, kiểm soát virut corona đối với hàng thủy sản nhập khẩu càng khiến cho xuất khẩu thủy sản thêm khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chưa ký được nhiều hợp đồng so cùng kỳ.  Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2021 tăng 1,8% so cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,4%.  Chỉ số sản xuất sản phẩm trong 4 tháng so cùng kỳ như sau:  - Có 17/38 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo tăng 51,8%; Bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 49,5%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 31,1%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 30,9%;…  - Có 21/38 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Tàu chở khách trọng tải > 26 tấn nhưng ≤ 500 tấn giảm 87,1%; Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 50,2%; Các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 45,6%; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 31,4%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 29,8%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 21,2%;….  * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:  - Chỉ số tiêu thụ tháng 4/2021 so với tháng trước giảm 6,4% và tăng 3% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 4/2021 giảm 7,9%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất đồ uống tăng 4,2%, trong đó sản xuất bia tăng 4,2%; Dệt tăng 14,1%, trong đó sản xuất hàng may sẳn tăng 95,3%; Sản xuất trang phục tăng 31,3%;…... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 19,5%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 36,1%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 13,5%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 7,7%; Sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 11,%; Sản xuất kim loại giảm 14,4%; …  - Chỉ số tồn kho tháng 4/2021 so với tháng trước tăng 5,9% và so với cùng kỳ tăng 24,5%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 69,2%, trong đó sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 60,4%; Sản xuất đồ uống tăng 3,2%, trong đó sản xuất bia tăng 3,2%; Sản xuất trang phục tăng 90,3%;…Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: Dệt giảm 2,7%, trong đó sản xuất sợi giảm 35,3%; Sản xuất da giảm 16,9%, trong đó sản xuất giày dép giảm 18,1%; Sản xuất kim loại giảm 36,5%;…  III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG  Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 299,6 tỷ đồng, tăng 14,5% so cùng kỳ. Bốn tháng đầu năm 2021 thực hiện 861,3 tỷ đồng, đạt 23,5% kế hoạch, tăng 19,4% so cùng kỳ. Các ngành các cấp yêu cầu Ban quản lý dự án, chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến thi công đối với các công trình chuyển tiếp, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ, đấu thầu đưa vào chuẩn bị khởi động xây dựng các công trình mới theo nghị quyết 39/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công năm 2021.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 681 tỷ đồng, đạt 22,9% kế hoạch, tăng 19,3% so cùng kỳ, chiếm 79,1% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 113 tỷ đồng, tăng 18,5%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 309,8 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ... Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 158 tỷ đồng, đạt 40,3% kế hoạch, tăng 20,6% so cùng kỳ, chiếm 18,2% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 68 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ... Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 22 tỷ đồng, đạt 7,3% kế hoạch, tăng 15,2% so cùng kỳ, chiếm 2,5% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 7,9 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ...  IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ  1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:  Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 5.600 tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 44,1% so cùng kỳ do trong tháng có các ngày nghỉ như: Giỗ Tổ Hùng vương, 30/4 nên nhu cầu một số nhóm hàng chiếm tỉ trọng dự kiến tăng tác động đến doanh thu. Bốn tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 22.981 tỷ đồng, đạt 32,7% kế hoạch, tăng 19,8% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 18.312 tỷ đồng, tăng 15,7%; lưu trú 13 tỷ đồng, giảm 45,9%; ăn uống 2.206 tỷ đồng, tăng 33,3%; du lịch lữ hành 5 tỷ đồng, giảm 65,7%; dịch vụ tiêu dùng khác 2.444 tỷ đồng, tăng 46,1% so cùng kỳ.  2. Xuất - Nhập khẩu:  a. Xuất khẩu:  Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 348 triệu USD; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 36 triệu USD, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 311 triệu USD. Bốn tháng xuất khẩu 1.099,9 triệu USD, đạt 33,8% kế hoạch, tăng 29% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 4 triệu USD, tăng 2,5 lần; kinh tế ngoài nhà nước 148 triệu USD, giảm 22,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 948 triệu USD, tăng 43,8% so cùng kỳ.  Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:  - Thủy sản: ước tính tháng 4/2021 xuất 8.958 tấn, với trị giá 17,8 triệu USD. Bốn tháng xuất 31.674 tấn, giảm 3,2%; giá trị xuất 66,9 triệu USD, đạt 20,9% kế hoạch, giảm 18,6% so cùng kỳ.  - Gạo: ước tính tháng 4/2021 xuất 9.890 tấn, với giá trị 5,5 triệu USD. Bốn tháng xuất 38.814 tấn, giảm 37,5%; giá trị xuất 21,6 triệu USD, đạt 15,4% kế hoạch, giảm 25,7% so cùng kỳ.  - Hàng dệt, may: ước tính tháng 4/2021 xuất 14.332 ngàn sản phẩm, với giá trị 36,4 triệu USD. Bốn tháng xuất 49.837 ngàn sản phẩm, giảm 29%; giá trị xuất 138 triệu USD, đạt 23% kế hoạch, giảm 6,1% so cùng kỳ.  - Kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng): ước tính tháng 4/2021 xuất 11.217 tấn, với giá trị 100,6 triệu USD. Bốn tháng xuất 36.868 tấn, tăng 10,4%; giá trị xuất 319 triệu USD, tăng 45,7% so cùng kỳ. - Giày dép các loại: ước tính tháng 4/2021 xuất 17.900 tấn, với giá trị 72,2triệu USD. Bốn tháng xuất 27.959 tấn, tăng 3,3 lần; giá trị xuất 212,9 triệu USD, tăng 57,4% so cùng kỳ.  Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 4 tháng năm 2021 như: túi xách, vali, mũ và ô dù 76,6 triệu USD, giảm 20,6%; giày dép các loại 212,9 triệu USD, tăng 57,4%; xơ, sợi dệt các loại 34,9 triệu USD, tăng 36,6%... so cùng kỳ.  b. Nhập khẩu:  Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4/2021 đạt 215,7 triệu USD. Bốn tháng, kim ngạch nhập khẩu 778,4 triệu USD, đạt 43,2% kế hoạch, tăng 41,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập khẩu 37,1 triệu USD, tăng 2,2%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 741,3 triệu USD, tăng 44,7% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 4 tháng chủ yếu các mặt hàng như kim loại thường khác 368,7 triệu USD, tăng 40%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 126,9 triệu USD, tăng 76,2%; vải các loại 51,7 triệu USD, giảm 20,9%... so cùng kỳ.  3. Chỉ số giá:  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2021 tăng 0,16% so tháng 3/2021 (thành thị tăng 0,1%, nông thôn tăng 0,17%); so cùng kỳ tăng 3,73%.  So với tháng 3/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 06 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,03%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; Giao thông tăng 0,96%; Giáo dục tăng 0,01% và nhóm văn hoá, giải trí, du lịch tăng 0,02%. Có 03 nhóm giảm: Đồ uống và thuốc lá giảm 0,26%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,34% và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,05%. Các nhóm hàng hóa còn lại chỉ số giá ổn định.  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2021 tăng so tháng 3/2021 do:  - Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt, một số lĩnh vực dịch vụ bắt đầu phục hồi và hoạt động trở lại như: công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh và các khu vui chơi giải trí... Bênh cạnh đó một số bếp ăn tập thể hoạt động trở lại, tác động giá thực phẩm tươi sống tăng nhẹ so với tháng trước như: thịt gia cầm tươi sống tăng 1,93%, trứng các loại tăng 2,05%, thuỷ sản tươi sản sống tăng 0,6%; rau tươi, khô và chế biến tăng 1,79%; quả tươi, chế biến tăng 2,71%... tác động đến nhóm thực phẩm tăng 0,65%, làm cho CPI chung tăng 0,14%.  - Mùa khô thuận lợi cho ngành xây dựng hoạt động, nên giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính (sắt, thép) tăng 0,53%. Cùng với đó, giá dịch vụ sửa nhà ở tăng 0,69% so với tháng trước.  - Do ảnh hưởng giá xăng dầu thế giới, ngày 27/3 và ngày 12/4/2021 giá xăng, dầu trong nước điều chỉnh biến động 02 đợt, tính chung: giá xăng A95-III tăng 90 đồng/lít, xăng E5 sinh học tăng 80 đồng/lít, riêng dầu Diezen 0,05S giảm 260 đồng/lít, tác động chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 1,99%, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,09%.  Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá giảm nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:  - Giá gạo giảm 0,85% so tháng trước, nguyên nhân do vụ thu hoạch lúa Đông xuân của tỉnh năng suất thu hoạch đạt 71,2 tạ/ha, tăng 7,9% so cùng kỳ, sản lượng dồi dào, giá bán lẻ giảm nhẹ so với tháng trước.  - Giá thịt lợn giảm 0,77% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,02%), trong đó khu vực thành thị giảm 1,73%; khu vực nông thôn giảm 0,64%. Giá thịt lợn giảm do dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, nguồn cung thịt lợn trong nước được đảm bảo, đủ đáp ứng cho người tiêu dùng.  - Giá điện sinh hoạt giảm 0,88% so với tháng trước, nguyên nhân do trong tháng ngành Điện lực thường xuyên (cúp điện) để sửa chữa bảo trì mạng lưới điện trên hệ thống; mặc khác số lượng khách hàng của tỉnh sử dụng điện lưới quốc gia chuyển sang sử dụng điện năng lượng mặt trời đang có xu hướng tăng lên (toàn tỉnh có 1.759 khách hàng sử dụng điện năng lượng mặt trời).  - Giá gas giảm 5,86%, tương ứng giảm 20.500 đồng/bình 12 kg vào ngày 01/4/2021, giá dầu hoả giảm 0,3% tương ứng giảm 350 đồng/lít vào ngày 27/3 và ngày 12/4/2021, tác động chỉ số giá nhóm gas và các loại chất đốt khác giảm 5,46%, góp phần làm giảm CPI chung khoảng 0,07%.  Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng năm 2021 so cùng kỳ tăng 2%; một số nhóm hàng có giá tăng nhiều trong 4 tháng năm 2021 so cùng kỳ như: nhóm giáo dục tăng 4,7%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,89%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,72%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,64%; may mặc, mũ nón, giầy dép 2,05%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,53%...  Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 4/2021 giảm 0,96% so tháng trước, giá bình quân tháng 4/2021 là 5.267 ngàn đồng/chỉ, tăng 727 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.  Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 4/2021 tăng 0,15% so tháng trước, giá bình quân 23.176 đồng/USD, tăng 417 đồng/USD so cùng kỳ.  4. Du lịch:  Khách du lịch đến trong tháng 4/2021 được 49,5 ngàn lượt khách, giảm 0,2% so tháng trước và tăng 5,6 lần so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 0,8 ngàn lượt khách, giảm 3,5% so tháng trước. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 4 đạt 1.175 tỷ đồng, tăng 2,7% so tháng trước và tăng gắp 3 lần so cùng kỳ. Trong tháng có các ngày nghỉ Lễ như Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày Giải phóng miền Nam 30/4 nên hoạt động lưu trú tăng. Tuy nhiên do tình hình Covid-19 ở các nước tiếp giáp với nước ta như: Campuchia và Thái Lan (tiếp giáp biên giới các tỉnh phía Nam) đang bùng phát và diễn biến rất phức tạp, tâm lý người dân e dè tổ chức các chuyến đi du lịch.  Tính chung bốn tháng đầu năm 2021, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 200 ngàn lượt khách, đạt 18,2% kế hoạch, giảm 41,4% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 3,3 ngàn lượt khách, đạt 0,6% kế hoạch, bằng 3,5% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 4.668,5 tỷ đồng, tăng 38,7% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 47,3%, ước đạt 2.206 tỷ đồng, tăng 33,3%, lưu trú đạt 13 tỷ đồng, giảm 45,9% so cùng kỳ...  5. Vận tải:  Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 167 tỷ đồng, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 45,2% so cùng kỳ. Bốn tháng thực hiện 669 tỷ đồng, giảm 2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 196 tỷ đồng, tăng 1,3%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 407 tỷ đồng, giảm 1,7% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 345 tỷ đồng, tăng 6,4%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 259 tỷ đồng, giảm 8.8%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 66 tỷ đồng, giảm 12,3% so cùng kỳ.  Vận tải hành khách trong tháng đạt 2.762 ngàn hành khách, tăng 3% so tháng trước và tăng 91% so cùng kỳ; luân chuyển 53.156 ngàn hành khách.km, tăng 3,4% so tháng trước và tăng 2,2 lần so cùng kỳ. Bốn tháng, vận chuyển 11.073 ngàn hành khách, tăng 2,8% so cùng kỳ; luân chuyển 214.558 ngàn hành khách.km, tăng 9,3% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 5.302 ngàn hành khách, tăng 11% và luân chuyển 206.494 ngàn hành khách.km, tăng 11,5% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 5.771 ngàn hành khách, giảm 3,7% và luân chuyển 8.064 ngàn hành khách.km, giảm 27,5% so cùng kỳ.  Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 962 ngàn tấn, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 19,5% so cùng kỳ; luân chuyển 118.194 ngàn tấn.km, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 15,6% so cùng kỳ. Bốn tháng, vận tải 3.803 ngàn tấn hàng hóa, giảm 1,4% so cùng kỳ; luân chuyển 473.308 ngàn tấn.km, giảm 6,1% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 968 ngàn tấn, tăng 14,4% và luân chuyển 101.168 ngàn tấn.km, giảm 5% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 2.835 ngàn tấn, giảm 5,8% và luân chuyển 372.140 ngàn tấn.km, giảm 6,4% so cùng kỳ.  6. Bưu chính viễn thông:  Doanh thu trong tháng 4/2021 đạt 260 tỷ đồng,tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 5,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 22 tỷ đồng, tăng 1% và viễn thông 238 tỷ đồng, tăng 1,1% so tháng trước. Bốn tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.017 tỷ đồng, tăng 3,5% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 86 tỷ đồng, tăng 12,6% và viễn thông 931 tỷ đồng, tăng 2,8% so cùng kỳ.  V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  1. Tài chính:  Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 980,7 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 817,7 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 262 tỷ đồng. Bốn tháng, thu 6.893,3 tỷ đồng, đạt 51,3% kế hoạch, giảm 31,1% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 3.752 tỷ đồng, đạt 35,4% dự toán và giảm 3,1% so cùng kỳ; thu nội địa 3.692 tỷ đồng, đạt 35,7% dự toán, giảm 2,9% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.202 tỷ đồng, đạt 34,8% dự toán, giảm 4,2% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 465 tỷ đồng, đạt 33,2% dự toán, giảm 5,6% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 643 tỷ đồng, đạt 39% dự toán, giảm 4,3% so cùng kỳ...  Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 870 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 305 tỷ đồng. Bốn tháng, chi 4.755,1 tỷ đồng, đạt 38,8% dự toán, giảm 35,1% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.312,4 tỷ đồng, đạt 35,4% dự toán, giảm 28,5% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 1.970,7 tỷ đồng, đạt 28,7% dự toán và giảm 9,8% so cùng kỳ.  2. Ngân hàng:  Mặt bằng lãi suất cho vay trên địa bàn ổn định, góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức trên 4,5%-9%/năm đối với ngắn hạn, đối với trung dài hạn trên 11%-13%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3%-5,5%/năm. Đặc biệt thực hiện chỉ đạo của NHNN về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một số chi nhánh đã triển khai chính sách về miễn, giảm lãi vay, cho vay mới.  Đến cuối tháng 3/2021, vốn huy động đạt 75.978 tỷ đồng, giảm 0,22% so với cuối năm 2020. Ước đến cuối tháng 4/2021, vốn huy động đạt 76.174 tỷ đồng, tăng 30 tỷ, tỷ lệ tăng 0,1% so với cuối năm 2020.  Tổng dư nợ toàn tỉnh đến cuối tháng 3 đạt 68.296 tỷ đồng, tăng 6,21% so với cuối năm 2020 (ngắn hạn chiếm 61,8%, trung dài hạn chiếm 38,2%). Ước đến cuối tháng 4/2021, dư nợ toàn tỉnh thực hiện 68.462 tỷ đồng, tăng 4.160 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,47% so với cuối năm 2020. Nhìn chung hoạt động cho vay 3 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng khá tốt, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.  Nợ xấu: cuối tháng 3/2021, số dư là 829 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,21%, giảm 0,04% so với cuối năm 2020. Ước đến cuối tháng 4/2021, nợ xấu là 822 tỷ đồng, tỷ lệ 1,2%, giảm 0,1% so với cuối năm 2020.Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, nằm trong sự kiểm soát, có chuyển biến tích cực theo chiều hướng giảm.  VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI   1. Lao động việc làm:  Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm: Trong tháng, tư vấn cho 2.724 lượt lao động, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: tư vấn nghề cho 796 lượt lao động, tư vấn việc làm 255 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 1.530 lượt lao động thất nghiệp, tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 143 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 207 lượt lao động, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020; đã giới thiệu cho 71 lao động có được việc làm ổn định, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2020.  Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Trong tháng, tư vấn cho 95 lượt lao động có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2020, có 04 lượt lao động đăng ký tham gia, giảm 66,7% so với cùng kỳ năm 2020; có 05 lao động xuất cảnh chính thức, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất cảnh qua Nhật Bản là 01 lao động, Đài Loan là 04 lao động.  Bảo hiểm thất nghiệp: Tiếp nhận được 1.695 người đăng ký thất nghiệp, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020, giải quyết 794 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2020, với tổng số tiền chi trả tương đương 15.758 triệu đồng, giảm 1.278 triệu đồng, tương đương giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2020; thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.672 lượt lao động thất nghiệp và có 14 lao động thất nghiệp đăng ký học nghề, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020.   2. Chính sách xã hội:  Trong tháng 04/2021 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các chính sách dành cho người cho công, cụ thể: Lập danh sách, hồ sơ khám sức khỏe đối tượng Người có công đi viếng Lăng Bác Hồ, tham quan Thủ đô Hà Nội, thăm nhà tù Phú Quốc; đưa Cựu chiến binh đi tham quan nhà tù Côn Đảo năm 2021; Tổ chức xác minh, đối thoại 05 hồ sơ đề nghị trao tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH tại các huyện: Châu Thành, Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Đông vàThị xã Cai Lậy; 01 hồ sơ bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ tại huyện Chợ Gạo; Theo dõi công tác đưa 206 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng miền Trung (Đà Nẵng), thời gian từ 03/4-11/04/2021 của các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho.   3. Hoạt động y tế:  Công tác quản lý bệnh truyền nhiễm: Trong tháng có 12/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ: Về số mắc, có 7 bệnh tăng (tay chân miệng, tiêu chảy, uốn ván khác, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm não vi rút khác, covid-19); 9 bệnh giảm (ho gà, lao phổi, lỵ a míp, quai bị, sởi, sốt xuất huyết, thương hàn, thủy đậu, viêm gan siêu vi C); 28 bệnh tương đương hoặc không xảy ra ca mắc; không ghi nhận tử vong do bệnh truyền nhiễm  Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: Trong tháng ghi nhận 185 ca mắc, cộng dồn số ca mắc 880 ca giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2020, không xảy ra tử vong do mắc sốt xuất huyết.  Tay chân miệng: Trong tháng 04/2021 ghi nhận 239 cas mắc, nâng tổng số cas mắc từ đầu năm đến nay là 789 cas, tăng 82,2% so với cùng kỳ.  Phòng chống HIV/AIDS: Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 5.813 người nhiễm HIV; 1.798 người chuyển sang AIDS; 987 người tử vong do AIDS.  An toàn thực phẩm: Xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH SUNGJIN Tiền Giang; địa chỉ ấp Hòa Lợi Tiểu xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo với số người mắc là 18 người; không có trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm.  Về hoạt động khám chữa bệnh: Tổng số lần khám bệnh tăng 10,8% và tổng số người điều trị nội trú tăng 12,7% so với cùng kỳ 2020. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 74,3%, cụ thể: Các Bệnh Viện Đa khoa tuyến tỉnh (bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực cai lậy, Bv đa khoa khu vực Gò Công) đạt 92,6%; 05 BV chuyên khoa (BV Mắt, BV Phụ Sản, BV Y học Cổ Truyền, BV Lao và Bệnh Phổi, BV Tâm Thần) đạt 67,7%; Trung tâm Y tế huyện: 41,6%.  Covid-19: Hoàn thành cách ly cho 219 người tại Trường Quân sự địa phương; Cách ly tập trung: tính đến ngày 15/04/2021 số đợt cách ly tập trung 15 đợt, tổng số người cách ly tập trung: tại Tiểu đoán Ấp Bắc, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và cách ly tại các cơ sở y tế trong tỉnh là 3.558 người, hoàn thành cách ly 3.557 người, 01 công dân còn lại đang cách ly sau điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Long Định; Cách ly tại khách sạn: tổng cộng 65 người (đã hoàn thành cách ly 63 người; đang cách ly 07 người), 01 chuyên gia nhập cảnh từ Đài Loan làm việc tại các công ty TNHH Giày Apache Việt Nam; 01 Công ty TNHH May mặc Eco Tank, kết quả xét nghiệm lần 01 âm tính và 05 chuyên gia thuộc Công ty Công ty TNHH YMUV (Nhập cảnh ngày 15/04/2021), hiện tại tất cả sức khỏe ổn định; Công tác điều trị tại Bệnh viện Dã chiến: Có 06 ca dương tính với SARS-CoV-2 đã điều trị khỏi và xuất viện 06 ca.    4. Hoạt động giáo dục:  Trong tháng 04 năm 2021, Ngành Giáo dục và Đào tạo có các hoạt động khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, cụ thể: Tổ chức chấm thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS năm học 2020-2021; Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021 dự kiến vào ngày 23/4/2021; Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổ chức tuyển sinh lớp 6 trung học cơ sở và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022 dự kiến vào ngày 29/4/2021; Hướng dẫn kiểm tra học kỳ 2 năm học 2020-2021; Hướng dẫn các điểm tiếp nhận thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021; Thông báo các đơn vị có liên quan đề xuất nhân sự thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh; Tổ chức đánh giá ngoài các trường Mầm non Mỹ Hạnh Trung (thị xã Cai Lậy), Mầm non Mỹ Tịnh An (huyện Chợ Gạo); Tổ chức khảo sát cơ sở vật chất tại các điểm trường dự kiến làm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021; Tổ chức cho các trường biên soạn đề thi và tổ chức cho học sinh thi thử trực tuyến tốt nghiệp THPT năm 2021.  5. Hoạt động văn hóa – thể thao:  Hoạt động bảo tàng Tiền Giang: Trong tháng 04 năm 2021, tại Bảo tàng và 04 di tích (Chiến thắng Ấp Bắc, Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Khu khảo cổ Óc Eo Gò Thành) thu hút được 7.159 lượt khách; bán được 1.249 vé các loại; Diễn ra các hoạt động trưng bày, phục vụ khách tham quan nhân ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021.  Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Diễn ra các chương trình dạ khúc tri âm kỷ niệm 103 năm sân khấu cải lương ra đời tại rạp Thầy Năm Tú; họp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Thể thao Việt Nam và giao lưu với đoàn cải lương nam bộ và nghệ sĩ nhà hát Trần Hữu Trang tại trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật; 08 suất nhạc nước/buổi vào thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần (thu hút khoảng 1.200 lượt khách xem)  Hoạt động thư viện tỉnh: đã phục vụ được 5.810 lượt bạn đọc (tại Thư viện tỉnh và phục vụ tại các trường học), với 30.508 lượt sách báo được đưa ra lưu hành. Trong tháng 4/2021, hệ thống thư viện huyện, thư viện xã đã tiếp được 12.805 lượt bạn đọc, với 22.034 lượt sách báo lưu hành.  Hoạt động Thể dục - Thể thao đã diễn ra sôi nổi với đa dạng các môn thi đấu, cụ thể: Giải vô địch Bóng đá tỉnh Tiền Giang năm 2021 diễn ra từ ngày 08/03/2021 đến 18/03/2021; Giải Bóng bàn tỉnh Tiền Giang mở rộng lần thứ VII năm 2021diễn ra từ ngày 19/03 – 21/03/2021; Giải Bóng đá mini trẻ tỉnh Tiền Giang diễn ra từ ngày 19/03 – 24/03/2021; Hội thao kỷ niệm 75 năm Ngày thể thao Việt Nam; Đội PencakSilat tham dự giải vô địch PencakSilat toàn quốc năm 2021 diễn ra từ ngày 18/03 – 30/03/2021 tại Đà Nẵng (kết quả đạt 01 Huy chương Vàng); Đội Taekwondo tham dự giải vô địch Cúp các CLB Taekwondo toàn quốc năm 2021 diễn ra từ ngày 06/04 - 13/04/2021 tại Quảng Nam (Kết quả đạt 01 Huy chương Vàng, 02 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng); Đội Bóng đá tham dự giải Bóng đá Vĩnh Long mở rộng năm 2021, từ ngày 12/04 – 18/04/2021 tại Vĩnh Long; Đội Muay tham dự giải vô địch Muay quốc gia năm 2021 diễn ra từ ngày 08/04 – 20/04/2021 tại Thanh Hóa; Đội Vovinam tham dự giải vô địch các đội mạnh Vovinam toàn quốc, từ ngày 14/04 – 23/04/2021 tại Bà Rịa – Vũng Tàu.  6. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội:(Theo báo cáo của Ngành công an)  Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 139 vụ (tăng 42 vụ so với tháng 03/2021), làm chết 02 người, bị thương 17 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 4,5 tỷ đồng; điều tra khám phá bước đầu đạt tỷ lệ 46% (64 vụ), bắt xử lý 84 đối tượng. thu hồi tài sản trị giá khoảng 230 triệu đồng.  Phát hiện, xử lý 29 tụ điểm, 215 đối tượng cờ bạc, 01 tụ điểm, 06 đối tượng mua bán dâm; 08 vụ, 09 đối tượng phạm tội về ma túy và xử lý vi phạm hành chính 145 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 05 vụ, 03 đối tượng vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế và 03 trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tài nguyên.  7. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của Ngành công an  Giao thông đường bộ: Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 56 vụ giảm 13 vụ so tháng trước và tăng 31 vụ so cùng kỳ, làm chết 26 người giảm 02 người so tháng trước và tăng 09 người so cùng kỳ, bị thương 44 người giảm 09 người so tháng trước và tăng 32 người so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, vi phạm 214 vụ tăng 133 vụ so cùng kỳ, làm chết 97 người tăng 38 người so cùng kỳ, bị thương 156 người tăng 117 người so cùng kỳ. Các nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông như: Tốc độ 06 vụ; Sai làn đường, phần đường 09 vụ; Sử dụng rượu bia 02 vụ; Vượt xe 02 vụ; Không nhường đường 01 vụ; Thiếu chú ý quan sát 07 vụ; Không giữ khoảng cách an toàn 02 vụ; Bộ hành 04 vụ; Nguyên nhân khác 02 vụ và đang điều tra 21 vụ.  Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 2.857 vụ giảm 518 vụ so tháng trước và giảm 5.074 vụ so cùng kỳ; trong đó không giấy phép lái xe 351 vụ, giấy phép không hợp lệ 04 vụ, chạy quá tốc độ qui định 83 vụ, không đội mũ bảo hiểm 790 vụ, đi sai làn đường 82 vụ, uống rượu điều khiển phương tiện 73 vụ, thiết bị an toàn không đảm bảo 678 vụ... Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 2.139 vụ, tước giấy phép lái xe 90 vụ, phạt tiền 718 vụ với số tiền phạt 1.776 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, vi phạm 10.490 vụ giảm 10.348 vụ so cùng kỳ; trong đó không giấy phép lái xe 1.352 vụ, giấy phép không hợp lệ 16 vụ, chạy quá tốc độ qui định 326 vụ, không đội mũ bảo hiểm 2.902 vụ, đi sai làn đường 287 vụ, uống rượu điều khiển phương tiện 477 vụ, thiết bị an toàn không đảm bảo 2.101 vụ... Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 8.172 vụ, tước giấy phép lái xe 491 vụ, phạt tiền 2.318 vụ với số tiền phạt 7.865 triệu đồng.  Giao thông đường thủy: Trong tháng không xảy ra tại nạn. Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ, tương đương so cùng kỳ (không phát sinh số người chết và bị thương).  Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 1.287 vụ tăng 331 vụ so tháng trước và giảm 681 vụ so cùng kỳ; trong đó không bằng cấp chuyên môn 02 vụ, chở quá vạch mớn nước an toàn 1.156 vụ, thiếu trang thiết bị an toàn 22 vụ và vi phạm khác 107 vụ. Đã xử lý vi phạm: lập biên bản tạm giữ giấy tờ 225 vụ và phạt tiền 1.062 vụ với số tiền phạt: 303 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, vi phạm 4.131 vụ giảm 612 vụ so cùng kỳ. Trong đó không bằng cấp chuyên môn 06 vụ, chở quá vạch mớn nước an toàn 3.717 vụ, thiếu trang thiết bị an toàn 93 vụ và vi phạm khác 315 vụ. Đã xử lý vi phạm: lập biên bản tại giữ giấy tờ 625 vụ và phạt tiền 3.506 vụ với số tiền phạt: 1.144,5 triệu đồng.  8. Tình hình cháy nổ, môi trường  Trong tháng 04 trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 vụ cháy và 01 vụ sạt lở : trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho 01 vụ, Thị xã Gò Công 01 vụ, Huyện Châu Thành 02 vụ và Huyện Chợ Gạo 03 vụ ( Trong đó 01 vụ sạt lỡ đê thủy lợi); ước tính tổng thiệt hại khoảng 8.250 triệu đồng. Nguyên nhân các vụ cháy đang trong quá trình điều tra. Ngoài ra, trong tháng 04/2021, ban hành 07 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm 02 trường hợp vi phạm trong quý I) đối với 01 tổ chức và 06 cá nhân với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 119,5 triệu đồng (01 tổ chức với số tiền: 11,4 triệu đồng đồng, 06 cá nhân với số tiền: 108,1 triệu đồng), buộc bơm trả 16,7m3 cát đã khai thác trái phép và tịch thu 01 ghe gỗ trị giá 48,3 triệu đồng, đã thực hiện 05 quyết định (01 tổ chức, 04 cá nhân) với số tiền nộp vào ngân sách nhà nước là: 89 triệu đồng (01 tổ chức với số tiền: 11,4 triệu đồng, 04 cá nhân với số tiền: 77,6 triệu đồng), còn lại 02 quyết định (02 cá nhân) chưa thực hiện với số tiền là: 30,5 triệu đồng. 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là: 40 triệu đồng, hiện các đối tượng này chưa thực hiện quyết định.

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Quý I năm 2021
  •   18/06/2024 16:25

Quý I/2021 đóng vai trò quan trọng, là thời điểm khởi đầu cho quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 5 năm 2021-2025. Trong nước và trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được toàn dân chấp hành nghiêm túc nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời quý I cũng là thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu nên hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khá sôi nổi, tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đối mặt nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động đến hầu hết các hoạt động của xã hội nhất là về thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông… UBND tỉnh chỉ đạo ngành Y tế phối họp các sở, ngành chủ động phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của dịch bệnh Covid-19 gây ra. Phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực như sau:  I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ  1. Tài chính - Ngân hàng:  a. Tài chính:  Tổng thu ngân sách nhà nước quý I được 7.094,9 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 3.171,3 tỷ đồng, đạt 29,9% dự toán và tăng 4,1% so cùng kỳ; thu nội địa 3.101,3 tỷ đồng, đạt 30% dự toán, tăng 3,6% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.027,7 tỷ đồng, đạt 29,8% dự toán, tăng 10,3% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 408,3 tỷ đồng, đạt 29,2% dự toán, giảm 1,7% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 522 tỷ đồng, đạt 31,6% dự toán, giảm 9,2% so cùng kỳ...).  Tổng chi ngân sách nhà nước quý I là 4.390,7 tỷ đồng; trong đó: chi cân đối ngân sách 3.075 tỷ đồng, đạt 25,1% dự toán, tăng 2,1% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.350 tỷ đồng, đạt 36,5% dự toán; chi hành chính sự nghiệp 1.590 tỷ đồng, đạt 23,1% dự toán và tăng 7,9% so cùng kỳ.  b. Ngân hàng:  Trong quý, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đặc biệt tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và các chương trình tín dụng đặc thù.  Các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng là 0,2%/năm. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,0%/năm. Ước tính đến cuối tháng 03/2021, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 75.992 tỷ, giảm 152 tỷ, tỷ lệ giảm 0,2% so với cuối năm 2020.  Trong quý, dư nợ có sự biến động tăng giảm đan xen do nhu cầu vốn để sản xuất phục vụ Tết nguyên đán. Ước tính đến cuối tháng 03/2021, dư nợ trên địa bàn đạt 66.276 tỷ, tăng 1.974 tỷ, tỷ lệ tăng 3,07% so với cuối năm 2020.  Nợ xấu: đến cuối tháng 02/2021, số dư là 827 tỷ đồng, chiếm 1,26%/ tổng dư nợ, tăng 24 tỷ, tỷ lệ tăng 0,01% so với cuối năm 2020. Nhìn chung các ngân hàng phát sinh nợ xấu trong giới hạn an toàn với tỷ lệ thấp.  Cho vay bình ổn hàng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: Thực hiện kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 24/11/2020 của UBND tỉnh Tiền Giang về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Đến cuối tháng 02/2021 có 02 ngân hàng tham gia đã giải ngân với dư nợ 23 tỷ đồng.  Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19:  Đến cuối tháng 01/2021, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 là 9.253 tỷ đồng. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng chiếm 48,25%, khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng chiếm 51,55%. Ngành bị ảnh hưởng chủ yếu là Công nghiệp chế biến, chế tạo và bán buôn, bán lẻ..... Có 3.328 khách hàng được hỗ trợ thông qua các biện pháp như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; miễn giảm lãi; Cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có dịch. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng đang tiếp tục triển khai các giải pháp theo kế hoạch hành động, kịch bản hỗ trợ khách hàng.  Quỹ tín dụng nhân dân: quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, các chỉ tiêu đều đạt mức tăng trưởng. Một số kết quả đạt được trong tháng 02/2021 so với cuối năm 2020 như sau: Nguồn vốn hoạt động đạt 1.159 tỷ đồng, tăng 27,7 tỷ, tỷ lệ tăng 2,45%, trong đó vốn huy động chiếm 87,32%. Dư nợ cho vay đạt 847 tỷ, giảm 4,1 tỷ, tỷ lệ giảm 0,49%. Nợ xấu số dư 3,2 tỷ, tăng 599 triệu, tỷ lệ nợ xấu 0,38%, tăng 0,07%.  2. Giá cả, lạm phát:  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 03/2021 giảm 0,34% so tháng 02/2021 (thành thị giảm 0,04%, nông thôn giảm 0,41%); so cùng kỳ tăng 1,99%.  So với tháng 02/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 3 nhóm hàng tăng: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,17%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; Giao thông tăng 3%. Có 05 nhóm giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,85% (trong đó: lương thực giảm 0,05%, thực phẩm giảm 2,95% và ăn uống ngoài gia đình giảm 0,05%); Đồ uống và thuốc lá giảm 0,01%; May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,14%; Bưu chính viễn thông giảm 0,14% và nhóm Hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,03%. Có 03 nhóm chỉ số giá ổn định: Thuốc, dịch vụ y tế; Giáo dục và nhóm Văn hoá, giải trí và du lịch.  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 03/2021 giảm so tháng 02/2021 do ảnh hưởng COVID-19, kinh tế khó khăn người dân sử dụng điện, nước tiết kiệm làm cho giá điện sinh hoạt tháng 03/2021 giảm 0,42%, giá nước sinh hoạt giảm 0,16%.  Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá tăng làm kìm hãm tốc độ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:  Giá gas tăng 1,45%, do giá gas trong nước điều chỉnh tăng giá từ ngày 01/3/2021 với mức tăng 5.000 đồng/bình 12 kg, cùng với đó, giá dầu hoả trong tháng tăng 8,16% tương ứng tăng 1.430 đồng/lít. Tác động nhóm giá gas và các loại chất đốt khác tăng 1,41%.  Trong tháng, giá xăng dầu điều chỉnh tăng 02 đợt vào ngày 25/2/2021 và ngày 12/03/2021, tính chung: giá xăng A95 tăng 1.610 đồng/lít, xăng E5 tăng 1.520 đồng/lít, dầu diezel 0,05S tăng 1.470 đồng/lít so với tháng trước, tác động chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 6,44%.  Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I/2021 so cùng kỳ tăng 1,43%; một số nhóm hàng có giá tăng nhiều trong quý I/2021 so cùng kỳ như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,17%; nhóm giáo dục tăng 4,69; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,56%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,28%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,32%;...  Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 3/2021 giảm 3,01% so tháng trước, giá bình quân tháng 03/2021 là 5.318 ngàn đồng/chỉ, tăng 712 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.  Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 03/2020 tăng 0,08% so tháng trước, giá bình quân 23.133 đồng/USD, tăng giảm 184 đồng/USD so cùng kỳ.  3. Đầu tư và Xây dựng:  Vốn đầu tư toàn xã hội quý I/2021, ước thực hiện được 6.640,7 tỷ đồng, đạt 16,9% kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ (trong đó: vốn đầu tư xây dựng cơ bản 4.228,8 tỷ đồng, chiếm 63,7% vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 0,7% so cùng kỳ; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 750,4 tỷ đồng, chiếm 11,3%, tăng 2%...); bao gồm: vốn Nhà nước 835,4 tỷ đồng, tăng 14,7%; vốn ngoài Nhà nước 5.025,3 tỷ đồng, tăng 6,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 780 tỷ đồng, giảm 25,6% so cùng kỳ.  Tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý quý I/2021 là 548,3 tỷ đồng, đạt 15% kế hoạch, tăng 19,3% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 437,8 tỷ đồng, tăng 19,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 97 tỷ đồng, tăng 17,9%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 13,6 tỷ đồng, tăng 18,7% so cùng kỳ.  Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2021 thực hiện 2.906,6 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp nhà nước thực hiện 35,1 tỷ đồng, tăng 2,5%, doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện 1.026,3 tỷ đồng, tăng 5,8%, loại hình khác thực hiện 1.845,1 tỷ đồng, tăng 10,2%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng hơn so cùng kỳ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn thách thức như: công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng của dịch covit -19 đã ảnh hưởng đến giá trị của ngành xây dựng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2021 đạt 2.003,6 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 7,8% so cùng kỳ.  4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:  Tổng số doanh nghiệp thành lập mới từ 01/01/2021 đến 16/3/2021 là 131 doanh nghệp, với tổng vốn đăng ký là 815,9 tỷ đồng, bao gồm vùng Trung tâm: 72 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 545,7 tỷ đồng; vùng phía Tây: 39 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 218,3 tỷ đồng; vùng phía Đông: 20 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 51,8 tỷ đồng. Đăng ký 132 đơn vị trực thuộc (30 chi nhánh, 177 địa điểm kinh doanh, 05 văn phòng đại diện); đăng ký giải thể 26 doanh nghiệp.  Tính đến cuối tháng 3/2021, toàn tỉnh hiện có khoảng 6.400 doanh nghiệp hoạt động doanh nghiệp hoạt động.  Trong Quý I/2021, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp như: tổ chức các Đoàn để Lãnh đạo tỉnh đi thăm doanh nghiệp trước Tết nguyên đán Tân Sửu 2021; dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; chuẩn bị tổ chức Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Tiền Giang...  5. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:  a. Nông nghiệp:  Diễn biến xâm nhập mặn năm 2020-2021 đến trễ hơn mùa mặn năm 2019-2020 khoảng 30 ngày. Nguồn nước phục vụ dân sinh và sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021 đến nay được đảm bảo. Công tác phòng chống hạn mặn được chủ động, triển khai thực hiện ngay từ rất sớm và có sự quyết tâm, phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với hạn, mặn. Các chính sách hỗ trợ nông dân trong công tác phòng chống dịch bệnh; quản lý và sử dụng đất trồng lúa; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các huyện phía Đông; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa… tiếp tục giúp cho nông, ngư dân ổn định sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh sinh trưởng và phát triển tốt.Trồng trọt:  Cây lương thực có hạt: ước tính đến cuối quý I/2021, gieo trồng được 76.138 ha, đạt 56,8% kế hoạch, giảm 12,2% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 368.524 tấn, đạt 45,9% kế hoạch, giảm 2,7% so cùng kỳ chủ yếu là do diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân 2020 - 2021 giảm 10,3%, trong đó: cây lúa gieo sạ 74.947 ha, thu hoạch 51.647 ha với sản lượng 365.089 tấn.  - Cây lúa:  * Vụ Đông Xuân 2020-2021: chính thức xuống giống 51.647 đạt 100% kế hoạch gieo trồng của vụ, giảm 10,3% so cùng kỳ, do chuyển từ diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, mít, thanh long,… Mặc khác, do hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông chưa xả sổ kịp độ mặn nên một số diện tích không chuyển sang trồng rau, màu các loại. Cơ cấu giống lúa: Giống lúa đặc sản, chất lượng cao như: Nàng hoa 9, OM 4900, OM 5451, OM VD 20, Đài thơm 8... chiếm tỉ lệ 73,19%; giống lúa thường như IR 50404, C10: chiếm tỉ lệ 17,66%; các giống lúa khác: chiếm 9,15%. Ước tính đến cuối tháng 3 thu hoạch dứt điểm, năng suất bình quân ước đạt 70,7 tạ/ha, tăng 7,2% so cùng kỳ tương ứng tăng 4,7 tạ/ha, vùng lúa phía đông năng suất bình quân 65,6 tạ/ha; phía tây là 74,7 tạ/ha: cao nhất là 78,5 tạ/ha, thấp nhất là 70 tạ/ha. Sản lượng ước 365.089 tấn, giảm 2,4% so cùng kỳ tương ứng giảm 8.881 tấn, do diện tích gieo trồng giảm như. Giá lúa tươi bán tại ruộng hiện nay từ 6.500- 7.500 đ/kg cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 1.900 - 2.500đ/kg, vụ Đông Xuân bà con nông dân có lãi khá, được mùa được giá.  * Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): vụ Xuân Hè ước trong quý I gieo sạ 23.300 ha giảm 14,1% so cùng kỳ, diện tích dự kiến gieo trồng khoảng 26.300 ha, trà lúa đang giai đoạn mạ.Vụ Hè Thu chưa xuống giống.  - Cây ngô: vụ Đông Xuân gieo trồng 1.191 ha, đạt 34% kế hoạch, giảm 39,3% so cùng kỳ, thu hoạch 963 ha, năng suất quy thóc 35,7 tạ/ha với sản lượng quy thóc 3.435 tấn, đạt 27% kế hoạch, giảm 25,5% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng một phần hạn mặn kéo dài và chuyển đổi sang trồng cây thanh long và một số cây ăn quả khác. Trong đó, huyện Chợ Gạo nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công phía đông tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng ngô lớn nhất tỉnh với 521 ha chiếm 43,7% diện tích ngô toàn tỉnh. Đây cũng là địa phương có tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang các cây trồng khác mạnh nhất tỉnh.  Cây rau đậu các loại: vụ Đông Xuân gieo trồng 29.687 ha, thu hoạch 25.935 ha với sản lượng 528.291 tấn, đạt 47,5% kế hoạch, tăng 3,9% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 29.559 ha, thu hoạch 25.896 ha với sản lượng 528.175 tấn, tăng 3,4% so cùng kỳ.  Cây ăn quả: Hiện toàn tỉnh có 81.785 ha trồng cây ăn quả, tăng gần 4% tương ứng tăng 3.110 ha so cùng kỳ, do chuyển đổi diện tích từ đất lúa sang trồng cây ăn quả. Sản lượng thu hoạch ước đạt 1.528.481 tấn, tăng 2,9% tương ứng tăng 42.769 tấn so cùng kỳ, do diện tích một số cây trồng tăng đã làm cho sản lượng tăng lên như: thanh long, mít, ổi, mận... Bên cạnh đó có một số cây ăn quả có sản lượng thu hoạch giảm như: xoài, hồng xiêm, chuối …do diện tích gieo trồn giảm. Riêng sản lượng sầu riêng giảm 48.617 tấn so cùng kỳ là do ảnh hưởng xâm nhập mặn kéo dài, lấn sâu vào đất liền làm giảm năng suất.  Chăn nuôi: ước thời điểm 01/3/2021 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 120 ngàn con, tăng 0,2%; đàn lợn 261,4 ngàn con, giảm 19,1%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,7 triệu con, tăng 15,6% so cùng kỳ  b. Lâm nghiệp:  Quý I/2021, thực hiện trồng mới được 0,8 ngàn cây, tổng số cây trồng đến nay 1,75 ngàn cây tăng 45,83% so với cùng kỳ. Cây trồng mới chủ yếu ở những xã Nông thôn mới trồng trên các bờ kênh, ven sông, các loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn, xà cừ, tràm.  Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh hiện có 1956,2 ha (không gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng); gồm: diện tích rừng phòng hộ 1.337,4 ha và rừng sản xuất 618,8 ha; đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ven biển năm 2021 với diện tích giao khoán là 1.282 ha. Trong quý không xảy ra cháy rừng.  Khai thác gỗ: ước quý I/2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 8.205 m3 so cùng kỳ giảm 8,1%, do diện tích khai thác từ rừng và cây trồng giảm. Các loại gỗ được khai thác chủ yếu từ các loại cây như: bạch đàn, bạch đàn cao sản, dầu gió, tràm lanh.  Khai thác củi: ước quý I/2021, sản lượng củi khai thác được 22.719 Ste củi các loại so cùng kỳ giảm 5,9%, các hộ dân ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước khai thác những cây ăn quả đã già không cho trái, cho trái ít để chuyển đổi sang trồng cây ăn quả khác như: mít, thanh long, chanh, sầu riêng.  c. Thủy hải sản:  Diện tích nuôi thủy sản các loại trong quý I là 10.377 ha, đạt 65,5% kế hoạch, tăng 0,9% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 3.186,5 ha, tăng 1,8% so cùng kỳ. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi 7.190,3 ha, tăng 0,6% so cùng kỳ, chủ yếu là nuôi tôm sú nuôi quảng canh và nuôi tôm thẻ chân trắng.  Sản lượng thủy sản thu hoạch trong quý I là 66.836 tấn, đạt 22,7% kế hoạch, tăng 12,5% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 34.412 tấn, đạt 22,1% kế hoạch, tăng 21,7% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 32.424 tấn, đạt 24,8% kế hoạch, tăng 4,2% so cùng kỳ, do thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác, ngư dân sau khi nghỉ tết âm lịch tiến hành ra khơi.  Tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi quý I/2021:  - Tình hình dịch tả lợn Châu Phi Từ ngày 15/12/2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 hộ của các huyện như: Châu Thành, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông và Cái Bè có heo mắc bệnh. Tổng đàn 309 con, đã tiêu hủy 270 con với khối lượng 7,1 tấn. Ngoài ra, địa phương tiêu hủy heo bệnh chết tại 02 hộ cũ (năm 2020) với số lượng 105 con/2,973 tấn.  - Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng Có 01 trường hợp heo mắc bệnh lở mồm long móng tại huyện Cái Bè. Tổng đàn 35 con, đã tiêu hủy 35 con với khối lượng 3,9 tấn; đồng thời triển khai thực hiện công tác tiêu độc khử trùng tại cơ sở thu gom heo và vùng bị uy hiếp.  - Bệnh cúm gia cầm: Đến nay, có 02 trường hợp gà bệnh cúm gia cầm ở xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo và thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước. Tổng đàn 4.000 con, trong đó, gà bệnh và chết được tiêu hủy dưới sự giám sát của chính quyền địa phương là 3.830 con.   6. Sản xuất công nghiệp:  Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương quý I/2021 theo giá so sánh 2010 thực hiện 20.709 tỷ đồng, tăng 1,1% so cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước 262,3 tỷ đồng, tăng 5,7%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước 7.993,3 tỷ đồng, tăng 0,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 12.454,2 tỷ đồng, tăng 1,4%. Phân theo ngành công nghiệp: chế biến chế tạo thực hiện 20.403 tỷ đồng, tăng 0,9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thực hiện 174,6 tỷ đồng, tăng 7,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải thực hiện 131,9 tỷ đồng, tăng 8,7% so cùng kỳ.  Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2021 tăng 1,1% so với cùng kỳ do các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sản xuất tiếp tục ổn định và tăng so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,3% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: sản xuất trang phục tăng 45,4%, sản xuất thiết bị điện 60,5%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 50%...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,9%.  Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 3/2021 tăng 1,06% so với tháng trước, (trong đó doanh nghiệp nhà nước bằng 100%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,81%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,88%). Giảm 11,8% so cùng kỳ, (trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 0,97%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 7,54%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 13,35%). Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp quý I/2021 giảm 11,62%, (trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 1,57%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 10,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 12,32%). Chỉ số sử dụng lao động quý I/2021 chia theo ngành công nghiệp: ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 11,86%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0,08%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 4,39%.                                                                                                                               Sản phẩm sản xuất công nghiệp quý I/2021: Có 15/38 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục tăng 111,3%; Bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 54,3%; Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo tăng 50%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 32,9%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 21,8%;… Có 23/38 sản phẩm giảm so cùng kỳ: túi xách giảm 17,8%; thức ăn cho gia súc giảm 7,3%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế giảm 2,6%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép giảm 1,3%; thức ăn cho thủy sản giảm 1%...  Chỉ số tiêu thụ tháng 3/2021 so với tháng trước tăng 16,83% và giảm 6,3% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 3 năm 2021 giảm 9,73%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất đồ uống tăng 0,87%, trong đó sản xuất bia tăng 0,87%; Dệt tăng 39,99%, trong đó sản xuất hàng may sẳn tăng 159,41%; Sản xuất trang phục tăng 33,9%; Sản xuất thiết bị điện tăng 86,84%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện bằng gấp 2,1 lần; Sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 0,01%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 22,78%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 40,38%; Sản xuất da giảm 14,86%, trong đó sản xuất giày dép giảm 14,44%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 16,93%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 14,36%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 0,5%; Sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 12,7%; Sản xuất kim loại giảm 11,78%…  Chỉ số tồn kho tháng 3/2021 so với tháng trước tăng 20,6% và so với cùng kỳ tăng 45,71%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 41%, trong đó sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 35,99%; Sản xuất đồ uống tăng 6,66%, trong đó sản xuất bia tăng 6,66%; Sản xuất trang phục tăng 92,85%; Sản xuất da tăng 2,39%, trong đó sản xuất giày dép tăng 8,79%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: Dệt giảm 23,35%, trong đó sản xuất sợi giảm 44,26%; Công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 11%%, trong đó sản xuất đồ chơi giảm 11%;…  Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu - cụm công nghiệp:  - Khu công nghiệp:đến nay tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.083,5 ha; trong đó có 4 khu công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động. Quý I/2021, điều chỉnh 4 dự án tăng thêm vốn đầu tư là 1,5 triệu USD. Đến cuối tháng 3/2021, tổng số dự án tại các khu công nghiệp là 107 dự án (trong đó: có 78 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,4 tỷ USD và 4.575,9 tỷ đồng:đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.361,7 triệu USD. Diện tích đất đã cho thuê 561,4/758,3 ha, đạt 74% diện tích đất của 4 khu công nghiệp đang hoạt động.  - Cụm công nghiệp: trên địa bàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch; trong đó có 4 cụm công nghiệp đang hoạt động. Trong quý I/2021 không thu hút dự án đầu tư mới. Tổng số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp đến nay là 79 dự án (trong đó: có 6 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 150 triệu USD và 2.306,2 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 89,8 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 74,5%.  7. Thương mại, dịch vụ:  a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:  Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý I/2021 thực hiện 17.549,9 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch, tăng 14,7% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 14.065,3 tỷ đồng, tăng 14,1%; lưu trú 9,8 tỷ đồng, giảm 57,6%; ăn uống 1.652,3 tỷ đồng, tăng 21,2%; du lịch lữ hành 3,7 tỷ đồng, giảm 74,2%; dịch vụ 1.818,7 tỷ đồng, tăng 15,7% so cùng kỳ.  Tình hình hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong những ngày đầu tháng, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh cũng vì thế sôi động. Tại hầu hết các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cơ sở kinh doanh, hàng hóa đã tăng đáng kể với sự đa dạng trong chủng loại, mẫu mã, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân. Tình hình lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục được ổn định. Một số hoạt động và tình hình hàng hóa trên địa bàn tỉnh như sau:  b. Xuất - Nhập khẩu:  * Xuất khẩu:  Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2021 ước đạt 716,6 triệu USD, đạt 22% kế hoạch, tăng 10,6% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 2,2 triệu USD, tăng 47%; kinh tế ngoài nhà nước 121 triệu USD, giảm 1,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 593,4 triệu USD, tăng 13,4% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong quý I/2021 như sau:  - Thủy sản: ước xuất 20.808 tấn, tăng 2,1% so cùng kỳ, về giá trị đạt 48,4 triệu USD, tăng 1% so cùng kỳ. Bên cạnh những thuận lợi, ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với các rào cản như: giá bán buôn cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất trong 10 năm qua (hiện giá cá loại1 từ 18.000 - 18.500 đồng/kg); thuế chống bán phá giá tôm và cá tra tại thị trường Mỹ chưa có dấu hiệu chấm dứt trong 5 năm tới Ngoài ra, thẻ vàng IUU chưa được gỡ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) để hưởng ưu đãi thuế, tăng tính cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu vào những thị trường mới cũng phần nào giúp kim ngạch cá tra phục hồi. Cụ thể, xuất khẩu cá tra vào các nước trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có kim ngạch vượt qua thị trường Trung Quốc, Hồng Kông. Đây là dấu hiệu đáng mừng khi các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra giảm dần việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tạo sự cân bằng trong hoạt động xuất khẩu vào các thị trường lớn.  - Gạo: ước xuất 34.871 tấn, giảm 12,3% so cùng kỳ, về giá trị đạt 18,9 triệu USD, tăng 3,9% so cùng kỳ; Quý I/2021, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng ngành gạo tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều công ty thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu, đặc biệt là với thị trường châu Âu và một số thị trường thuộc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Việt Nam vừa ký kết vào ngày 15/11/2020. Theo đó, Malaysia và Singapore là hai thị trường thuộc nhóm 10 nước có kim ngạch lớn nhất trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa tích cực ngay sau khi chúng ta ký kết Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do. Thời gian tới, các sản phẩm gạo cần tập trung vào những loại chất lượng cao, đang có kết quả xuất khẩu tốt; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể gia nhập những thị trường khó tính như: Mỹ, Canada…  - Hàng dệt, may: ước xuất 34.457 ngàn sản phẩm, giảm 28,8%, trị giá đạt 109,8 triệu USD, giảm 4,3% so cùng kỳ; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giúp ngành dệt may sẽ được mở ra một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Hơn nữa, trong khối RCEP có một số nước là thành viên của CPTPP sẽ giúp chúng ta những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu "đầu vào", phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay, sẽ giải quyết được một số vấn đề lớn cho doanh nghiệp ngành dệt may khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam, cơ hội rộng mở với thị trường tỷ dân này. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng, hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản với RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.  * Nhập khẩu:  Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2021 thực hiện 545 triệu USD, đạt 30,3% kế hoạch, tăng 31,6% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 23,2 triệu USD, tăng 4,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 521,7 triệu USD, tăng 33,1% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như kim loại thường khác 309,4 triệu USD, tăng 51,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 66,2 triệu USD, tăng 10,3%; vải các loại 39,4 triệu USD, giảm 28,7%... so cùng kỳ.  c. Vận tải:  Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý I/2021 thực hiện 509,3 tỷ đồng, giảm 10,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 147 tỷ đồng, giảm 16,3% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 309,5 tỷ đồng, giảm 6,7% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 260,9 tỷ đồng, giảm 6,1%; vận tải đường thủy thực hiện 195,7 tỷ đồng, giảm 13,9%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 52,7 tỷ đồng, giảm 12,5% so cùng kỳ. Nguyên nhân doanh thu vận tải giảm so cùng kỳ do: Tình hình dịch Covit-19 diễn biến phức tạp kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đi lại của người dân, học sinh, sinh viên; tình hình hạn mặn nên các cống, đập tạm đóng lại để trữ nước ngọt, cộng với mực nước các tuyến kênh thấp, lồng kênh một số đoạn bị sạt lở ảnh hưởng đến các tuyến giao thương hàng hoá đường thuỷ.  Vận chuyển hành khách đạt 8.330 ngàn hành khách, giảm 10,7% và luân chuyển được 160,9 ngàn hành khách.km, giảm 10,5% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 3.956 ngàn hành khách, giảm 5,6% và luân chuyển 154.833 ngàn hành khách.km, giảm 8,6% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 4.374 ngàn hành khách, giảm 14,8% so cùng kỳ.  Vận tải hàng hóa đạt 2.873 ngàn tấn, giảm 5,8% và luân chuyển được 361.569 ngàn tấn.km, giảm 10% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 729 ngàn tấn, tăng 6% và luân chuyển được 77.170 ngàn tấn.km, giảm 12,5% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 2.144 ngàn tấn, giảm 9,2% và luân chuyển được 284.399 ngàn tấn.km, giảm 9,3% so cùng kỳ.  * Phương tiện giao thông: tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh đến cuối quý I/2021 là 1.332.820 chiếc; trong đó: mô tô xe máy 1.291.965 chiếc, 40.138 xe ô tô, 153 xe ba bánh, 159 chiếc xe đạp điện và 405 xe khác.  d. Du lịch:  Ước lượng khách du lịch đến tỉnh trong quý I/2021 đạt 151,5 ngàn lượt, đạt 17,4% kế hoạch, giảm 54,5% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 2,5 ngàn lượt, bằng 2,6% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 1.665,9 tỷ đồng, tăng 18,9 %; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 99,8%. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước; thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 13-TB/TU ngày 03/02/2021, UBND tỉnh chỉ đạo chợ hoa Xuân Tân Sửu năm 2021 vẫn được tổ chức, nhưng không tổ chức Lễ khai mạc Chợ hoa Xuân và tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực Chợ hoa Xuân. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh dừng tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp đêm giao thừa tại các địa phương dự kiến trước đó. Một số doanh nghiệp du lịch tiếp tục thu hẹp hoạt động kinh doanh, lượng khách du lịch đến tỉnh giảm mạnh so với cùng kỳ.  e. Bưu chính viễn thông:  Quý I/2021, doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 752 tỷ đồng, tăng 2,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 63,8 tỷ đồng, tăng 11,5%;doanh thu viễn thông 688,3 tỷ đồng, tăng 1,4%; doanh thu tăng tập trung vào tháng 01 do tháng 01 là tháng có Tết Dương lịch, Nguyên Đán, cộng với tình hình dịch Covid-19 bùng phát, nên người dân hạn chế đi lại giao thương hàng hóa, chủ yếu sử dụng dịch vụ mua bán qua mạng, dẫn đến doanh thu tăng.  Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 3/2021 là 101.460 thuê bao (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau); thuê bao điện thoại bình quân đạt 5,75 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet trên mạng phát triển mới trong quý I/2021 là 17.810 thuê bao; số thuê bao Internet trên mạng có đến tháng 3/2021 là 268.400 thuê bao; mật độ Internet bình quân ước đạt 15,2 thuê bao/100 dân. Số thuê bao điện thoại di động sử dụng Internet (3G, 4G) đến cuối tháng 02/2020 là 1.359.341 thuê bao.  Trong quý I/2021, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác các dịch vụ bưu chính, chuyển phát; đảm bảo an toàn việc tiếp nhận, chuyển phát các loại bưu phẩm, ấn phẩm, văn bản của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang ở Trung ương và địa phương. Sắp xếp hợp lý mạng lưới, đảm bảo cho mạng lưới hoạt động tốt; xây dựng các phương án tối ưu dự phòng phân tải, ứng cứu tình huống, sự cố bất thường gây gián đoạn, tắt nghẽn hoạt động của các mạng viễn thông; đảm bảo an toàn, an ninh mạng Internet phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin liên lạc của người dân trên địa bàn tỉnh.  II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI        1. Lao động, giải quyết việc làm  Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm trong quý I/2021 tư vấn cho 4.400 lượt lao động, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 22% kế hoạch năm, trong đó: Tư vấn nghề cho 859 lượt lao động, tư vấn việc làm 633 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 2.652 lượt lao động thất nghiệp, tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 256 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 409 lượt lao động, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 10,2% kế hoạch năm; đã giới thiệu cho 208 lao động có được việc làm ổn định, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2020.  Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quý I/2021 (hợp đồng có thời hạn): Tư vấn cho 206 lượt lao động có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2020, có 12 lượt lao động đăng ký tham gia xuất khẩu lao động giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020; đã có 117 lao động xuất cảnh, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 39% so với kế hoạch năm, trong đó xuất cảnh qua Nhật Bản là 100 lao động, Đài Loan là 16 lao động và thị trường khác là 01 lao động.  Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp quý I/2021: Đã tiếp nhận được 2.842 người đăng ký thất nghiệp, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020, quyết định 3.098 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2020, với tổng số tiền chi trả tương đương 53 tỷ 426 triệu đồng, tăng 7 tỷ 942 triệu đồng, tương đương tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020; thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn học nghề cho 2.832 lượt lao động thất nghiệp, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2020, đã có 03 người lao động thất nghiệp đăng ký học nghề.  Tình hình tiền lương thực hiện năm 2020, tình hình thưởng Tết Dương lịch, Âm lịch năm 2021: Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, tình hình sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo việc làm, tiền lương, thu nhập cho người lao động. Tiền lương thực hiện bình quân chung của các doanh nghiệp trong năm 2020 cơ bản ổn định, với mức tương đương năm 2019. Riêng đối với mức lương cơ bản của tất cả các loại hình doanh nghiệp giảm khoảng 4% so năm trước. Mức thưởng Tết Dương lịch năm 2021 bình quân là 489 nghìn đồng/người; mức thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 bình quân khoảng 6,63 triệu đồng/người (mức thưởng Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 qua thống kê 53 doanh nghiệp thì mức tiền thưởng bình quân là 6,72 triệu đồng/người).  Trong quý I/2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ ngừng việc tập thể tại 03 doanh nghiệp, tương đương so với cùng kỳ năm 2020, với 9.567/10.367 người lao động tham gia. Nguyên nhân ngừng việc đều liên quan đến tiền lương của người lao động, trong đó 01 doanh nghiệp chậm chi trả lương, trả thưởng trước Tết Nguyên đán, 01 doanh nghiệp thực hiện nâng lương không đồng bộ (người lao động làm việc từ 1-3 năm được nâng lương 2 lần: 1 lần vào tháng 01 hàng năm và 1 lần khi xét đánh giá hợp đồng; còn người lao động làm việc từ 4 năm trở lên chỉ chỉ xét nâng lương 1 lần vào tháng 1 hàng năm), 01 doanh nghiệp chưa chi trả 02 tháng lương (tháng 01, 02/2021) và không ký kết hợp đồng lao động cũng như không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, các vụ ngừng việc đã được giải quyết và hiện tại tình hình lao động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định với sự tiếp cận tình hình kịp thời của các ngành và sự phối hợp giải quyết của doanh nghiệp.  2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội  Trong quý I/2021, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức thăm, tặng quà, trợ cấp cho người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, thăm các đơn vị tập trung và doanh nghiệp trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, cụ thể một số công tác phong trào tiêu biểu sau: Nguồn kinh phí Trung ương tặng cho 37.925 người có công với cách mạng với số tiền 11.557,4 triệu đồng; Nguồn kinh phí địa phương tặng cho 69.109 người với số tiền 27,064 triệu đồng; Có 13 Đoàn Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thăm 80 hộ gia đình chính sách tiêu biểu và 47 đơn vị tập trung, kết hợp với thăm người cao tuổi và trao quà cho hộ nghèo từ ngày 26/01/2021 đến ngày 09/02/2021, với số tiền 546 triệu đồng.  Điều dưỡng người có công: Điều dưỡng tại gia đình cho 8.080 người có công, với số tiền 7.968,8 triệu đồng; Điều dưỡng tập trung: 07 đợt với số lượng 847 người có công, với số tiền 2.236 triệu đồng, tại 05 địa điểm: Trung tâm Điều dưỡng người có công Lâm Đồng, Đoàn An dưỡng 198 Đà Lạt (Bộ Quốc phòng), Trung tâm điều dưỡng Miền Trung (Đà Nẵng), Trung tâm Điều dưỡng người có công Khánh Hòa, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất.  Bảo trợ xã hội: Đoàn lãnh đạo tỉnh đã thăm và tặng quà cho 2.157 người cao tuổi, với tổng kinh phí 2,597 tỷ đồng (trong đó có 2.030 người 90 tuổi, 127 người 100 tuổi) và bữa cơm dành cho 1.180 đối tượng được tổ chức tại 03 cơ sở xã hội của tỉnh, với tổng số tiền là 139,5 triệu đồng trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021.  Công tác giảm nghèo: Nhân dịp Tết nguyên đán 2021, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp cùng đoàn lãnh đạo tỉnh, huyện tổ chức thăm và tặng quà cho 9.429 hộ nghèo, tổng kinh phí 3,772 tỷ đồng (với mức 400.000đ/hộ); Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh đã vận động giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách khó khăn, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam... với 201.399 phần quà, trị giá 100,862 tỷ đồng; Tặng quà Tết (Quỹ Thiện Tâm) cho 1.000 hộ nghèo (600.000 đồng/hộ) ở các huyện, thành, thị.  3. Hoạt động giáo dục:  Trong quý I/2021, Ngành Giáo dục và Đào tạo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, tổ chức Hội nghị sơ kết học kỳ 1 và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm học kỳ 2 năm học 2020-2021. Sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho học sinh toàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 17 tháng 02 năm 2021 theo kế hoạch cùng với các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid- 19. Ngoài ra, từ ngày 25/12/2020 đến ngày 27/12/2020 tại trường THPT Chuyên Tiền Giang đã diễn ra kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020-2021 với 54 thí sinh dự thi ở 09 môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh. Có 06/54 học sinh dự thi đạt giải, trong đó có 01 giải nhì (Tiếng Anh), 05 giải khuyến khích (Sinh học, Toán, Ngữ văn, Vật lý) đều là học sinh trường THPT Chuyên. Xếp hạng 61/69 đơn vị dự thi toàn quốc; xếp hạng 9/13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, sau Cần Thơ (30 giải), Đồng Tháp (14 giải), An Giang (12 giải), Bến Tre (11 giải), Kiên Giang (11 giải), Long An (09 giải), Bạc Liêu (07 giải), Vĩnh Long (07 giải).  4. Hoạt động y tế  Công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2: Tính đến ngày 15/3/2021 số đợt cách ly tập trung 14 đợt, với 3.318 người cách ly tập trung (Tiểu đoàn Ấp Bắc, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ sở y tế trong tỉnh). Hoàn thành cách ly 3.098 người, đang cách ly: 220 người về từ Malaysia, ghi nhận 01 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2 còn lại 219 trường hợp âm tính. Tình hình nhiễm Covid-19 tại tỉnh: Có 06 ca dương tính với SARS-CoV-2, 05 ca điều trị khỏi đã xuất viện, 01 ca đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Long Định. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 13/3/2021 vẫn còn dương tính. Ngoài ra, Ngành Y tế đã thực hiện phun hóa chất Cloramin B xử lý môi trường trong trường học kể cả các điểm trường mầm non tư nhân và các cơ quan, đơn vị. Tính đến ngày 15/3/2021, ngành Y tế đã tổ chức phun hóa chất Cloramin B xử lý môi trường trong trường học kể cả các điểm trường mầm non tư nhân và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn của các huyện có đề nghị là 2.170 đơn vị trong toàn tỉnh, sử dụng hết 2065.7 kg Cloramin B và Clorin.  Trong quý I/2021 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 13/44 bệnh truyền nhiễm. So với cùng kỳ: Về số mắc, có 7 bệnh tăng (tay chân miệng, tiêu chảy, uốn ván khác, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm não vi rút khác, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona); 10 bệnh giảm (ho gà, lao phổi, lỵ a míp, quai bị, Rubella, sởi, sốt xuất huyết, thương hàn, thủy đậu, viêm gan siêu vi C); 27 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc.  Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: Trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 685 ca mắc SXHD, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020 và 01 ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Mỹ Tho (cùng kỳ không có ca tử vong).  Phòng chống HIV/AIDS: Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 5.785 người nhiễm HIV; 1,794 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS 983 người.  An toàn vệ sinh thực phẩm: Xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 43 người và không có ca tử vong.  Hoạt động khám chữa bệnh so với cùng kỳ năm 2020: Tổng số lần khám bệnh giảm 8,3% và tổng số người điều trị nội trú giảm 6,3%.  5. Hoạt động văn hóa – Thể Thao  Ủy ban nhân tỉnh ra Quyết định công nhận đơn vị thành phố Mỹ Tho hoàn thành Đề án “Nâng chất thành phố Mỹ Tho đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2018 - 2020”.  Toàn tỉnh hiện có: 424.893/459.435 hộ đạt 3 tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, đạt 92.8%; 998/1005 ấp, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 99,3%; 152/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 59 chợ văn hóa; 17 công viên văn hóa; 729 con đường văn hóa, 537 cơ sở thờ tự văn hóa.  Hoạt động nghệ thuật: Tổ chức chương trình vui xuân đón tết cùng công nhân ở 3 khu công nghiệp Tân Hương, Long Giang và Trung An. Thực hiện chương trình nghệ thuật chào đón giao thừa xuân Tân Sửu năm 2021 tại Nhà thi đấu đa môn tỉnh.  Hoạt động thư viện: Hội báo xuân Tân Sửu năm 2021 đã diễn ra tại Thư viện tỉnh từ ngày 04/02/2021 đến hết ngày 09/02/2021 (nhằm ngày 23 đến hết ngày 28 tháng Chạp), với 1.024 lượt bạn đọc. Trong quý I năm 2021, Thư viện tỉnh đã phục vụ được 24.844 lượt bạn đọc tăng 5,7% so cùng kỳ năm trước, với 103.549 lượt sách báo được lưu hành tăng 57% so cùng kỳ năm 2020.  Bảo tàng tỉnh đã tổ chức triển lãm trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam - 91 năm mùa xuân lịch sử” từ ngày 01/2/2021 đến 31/3/2021 kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2021) và phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu tại Khu trưng bày ngoài trời ở Bảo tàng. Trong quý I/2021, Bảo tàng tỉnh và các di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đón hơn 9.6074 33.930 lượt khách tham quan, giảm 76,2% so với cùng kỳ năm 2020.  Hoạt động Thể dục - Thể thao: Giải Bóng chuyền hơi nữ công đoàn viên chức tỉnh Tiền Giang năm 2021, từ ngày 08/3 – 09/3/2021 với 15 đội tham dự; Giải vô địch Bóng đá tỉnh Tiền Giang năm 2021, từ ngày 08/3 – 18/3/2021; Đội PencakSilat tham dự giải vô địch PencakSilat mở rộng, từ ngày 23/12 – 29/12/2020 tại Thanh Hóa. Kết quả đạt 01 Huy chương Vàng; Đội Bóng đá U17 tham dự giải vô địch Bóng đá U19 quốc gia năm 2021 vòng bảng, từ ngày 10/1 – 02/2/2021. Kết quả đội Tiền Giang thi đấu 09 trận: thắng 02 trận, hòa 03 trận, bại 04 trận, xếp hạng 5/6.  6. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của Ngành Công an  Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông xảy ra 69 vụ, làm chết 28 người, bị thường 53 người; so với tháng trước số vụ giảm 20 vụ, số người chết giảm 15 người, số người bị thương giảm 06 người; so với cùng kỳ số vụ tăng 41 vụ, số người chết tăng 06 người, số người bị thương tăng 41 người. Nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay xảy ra 158 vụ, làm chết 71 người, bị thương 112 người; so với cùng kỳ số vụ tăng 102 vụ, số người chết tăng 30 người, số người bị thương tăng 83 người.Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra 3.375 vụ, giảm 583 vụ so tháng trước và giảm 2.061 vụ so cùng kỳ (giảm do địa phương tăng cường công tác tuyên truyền và ý thức chấp hành luật giao thông của người dân ngày càng được nâng lên, nhất là từ khi Nghị Định 100/NĐ-CP có hiệu lực). Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 2.754 vụ, tước giấy phép lái xe 175 vụ, phạt tiền 921 vụ với số tiền phạt 3.009 triệu đồng. Nâng tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 7.633 vụ, giảm 5.274 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 6.033 vụ, tước giấy phép lái xe 401vụ, phạt tiền 1.600 vụ, với số tiền phạt 6.089 triệu đồng.  Giao thông đường thủy: Số vụ tai nạn giao thông trong tháng không phát sinh, tương đương so với tháng trước và cùng kỳ (không phát sinh số vụ, người chết và bị thương). Từ đầu năm đến nay giao thông đường thuỷ 01 vụ tai nạn, tương đương so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 956 vụ giảm 932 vụ so tháng trước và tăng 139 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm: lập biên bản tạm giữ giấy tờ 85 vụ và phạt tiền 871 vụ với số tiền phạt: 335,5 triệu đồng. Nâng tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy từ đầu năm đến nay 2.844 vụ, tăng 69 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm: lập biên bản tạm giữ giấy tờ 400 vụ và phạt tiền 2.444 vụ với số tiền phạt: 841,5 triệu đồng.  * Tai nạn giao thông nghỉ Tết Dương lịch năm 2021: Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 04 vụ, tăng 02 vụ so cùng kỳ; làm chết 04 người, tăng 03 người so cùng kỳ; bị thương 01 người tăng 01 người so cùng kỳ.  * Tai nạn giao thông Tết Nguyên đán 2021 (từ ngày 10/02/2021 đến 16/02/2021 – nhằm ngày 29/12 năm Canh Tý đến Mùng 5 Tết Tân Sửu 2021): Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 08 vụ, làm chết 08 người, bị thương 07 người. So với Tết nguyên đán Canh Tý năm 2020: số vụ tai nạn tăng 01 vụ, số người chết tương đương và số người bị thương tăng 04 người. Nguyên nhân chủ yếu người điều khiển xe mô tô chuyển hướng thiếu chú ý quan sát, đi không đúng phần đường quy định và điều khiển xe mô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình…địa bàn xảy ra vụ tai nạn: Huyện Tân Phước 02 vụ, huyện Cái Bè 01 vụ, huyện Cai Lậy 01 vụ, TX Cai Lậy 02 vụ, Gò Công Đông 01 vụ, TX Gò Công 01 vụ.  7. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội: Theo báo cáo quý I/2021 của ngành Công an.  Tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội xảy ra 351/247 vụ, tăng 104 vụ so với quý I/2020), làm chết 02 người, bị thương 41 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 9,1 tỷ đồng); tội phạm chủ yếu là tội phạm trộm, cướp, cướp giật, hủy hoại tài sản và tội phạm tăng chủ yếu là tội phạm cố ý gây thương tích; tội phạm giết người giảm 60% so với cùng kỳ năm 2020. Điều tra khám phá ban đầu đạt 43,3% (152/351 vụ), bắt xử lý 181 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 229 triệu đồng, trong đó đã triệt xóa 02 nhóm, bắt 06 đối tượng chuyên thực hiện hành vi cướp, cướp giật tài sản liên tỉnh, điều tra mở rộng 07 vụ cướp và 21 vụ cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh và các tỉnh giáp ranh.  Tăng cường các biện pháp xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội, ma túy, kinh tế, môi trường: Đã phát hiện, xử lý 117 tụ điểm, xử lý 889 đối tượng cờ bạc (trong đó, đã phát hiện, xử lý nhiều tụ điểm có quy mô lớn, hoạt động thời gian dài; khởi tố 06 vụ, 41 bị can); 48 vụ, 65 đối tượng tàn trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; đồng thời, qua công tác quản lý đối tượng đã phát hiện, xử lý hành chính 450 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Phát hiện, khởi tố 03 vụ, 04 bị can phạm tội về kinh tế, 01 vụ, 01 bị can phạm tội về tham nhũng và xử lý vi phạm hành chính 11 trường hợp vi phạm pháp luật trên lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế, 49 trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, khai thác cát trái phép.  8. Tình hình cháy nổ, môi trường  Trong quý I/2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ cháy: trên địa bàn thành phố Mỹ Tho 02 vụ, Thị xã Cai Lậy 02 vụ, huyện Cái Bè 02 và huyện Châu Thành 01 vụ, với tổng thiệt hại là 4.859 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do chập điện và bất cẩn trong sử dụng lửa. Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường được ban hành trong quý là: 02 (02 cá nhân) với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 30.292.740 đồng buộc bơm trả 24,2m3 cát đã khai thác trái phép và tịch thu 02 ghe gỗ trị giá 62.350.000 đồng, hiện các đối tượng chưa thực hiện các quyết định. Còn 02 đối tượng vi phạm đang được củng cố hồ sơ xử phạt theo quy định.

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tháng 02 năm 2021
  •   18/06/2024 16:28

Trong tháng 02 hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khá sôi nổi, tuy nhiên không bằng cùng kỳ các năm trước do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước bùng phát trở lại từ cuối tháng 01/2021 (đợt 3) đã tác động nhất định đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Uỷ Ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 24/12/2020 về việc tổ chức Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, phân công rõ nhiệm vụ cho từng sở, ngành, UBND cấp huyện cùng phối hợp tổ chức cho nhân dân vui xuân, đón Tết gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời, ngày 05/02/2021, UBND tỉnh cũng đã tổ chức Phiên họp thành viên UBND tỉnh tháng 01, chỉ đạo chặt chẽ các công việc liên quan chuẩn bị cho nhân dân vui Tết trong bối cảnh dịch Covid-19 liên tục diễn biến phức tạp. UBND tỉnh chỉ đạo ngành Y tế phối họp các sở, ngành phải chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona xảy ra. Phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc phải. Xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực như sau:   I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN   1. Nông nghiệp   Trước diễn biến xâm nhập mặn phức tạp, ngay từ những tháng cuối năm 2020, UBND tỉnh đã triển khai công tác ứng phó; chỉ đạo các sở, ngành và địa phương theo dõi tình hình hạn, mặn, quan trắc và vận hành các công trình, tổ chức lấy gạn nước ngọt qua cống Xuân Hòa vào trữ nước trên các kênh trục chính trong vùng ngọt hóa Gò Công để đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất lúa Đông Xuân 2020-2021.   Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 16.454 ha, thu hoạch 36.708 ha với sản lượng 258.357 tấn; ước tính đến cuối tháng 02/2020, gieo trồng được 68.898 ha, đạt 51,4% kế hoạch, giảm 0.6% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 259.995 tấn; trong đó: cây lúa gieo sạ 67.927 ha, thu hoạch 36.510 ha, sản lượng 257.667 tấn.   - Cây lúa:   + Vụ Đông Xuân 2020-2021: chính thức xuống giống 51.647 ha, đạt 100% kế hoạch gieo trồng của vụ, giảm 10,3% so cùng kỳ do chuyển từ diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, mít, thanh long,… Mặc khác, do hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông chưa xả sổ kịp độ mặn nên một số diện tích không gieo trồng.   Ngoài ra, vụ 3 tại vùng Dự án Thủy lợi ngọt hóa Gò Công: Diện tích xuống giống 1.467,85 ha. Trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh: 1.195,65 ha, làm đòng: 272,2 ha. Nếu diễn biến mặn như hiện nay hoặc tốt hơn thì lúa không bị ảnh hưởng, nhưng nếu mặn phải đóng cống Xuân Hòa thì diện tích lúa đang đẻ nhánh có khả năng bị ảnh hưởng.   + Vụ Hè Thu: Ước trong tháng 2 gieo trồng 16.280 ha, vụ lúa này gieo trồng chủ yếu ở các huyện phía tây.   - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 174 ha, thu hoạch 198 ha với sản lượng 690 tấn. Đến nay gieo trồng được 971 ha, đạt 27,7% kế hoạch, bằng 58,5% so cùng kỳ, thu hoạch 653 ha, năng suất quy thóc 35,7 tạ/ha với sản lượng quy thóc 2.328 tấn, đạt 18,3% kế hoạch, bằng 59,2% so cùng kỳ do ảnh hưởng một phần hạn mặn kéo dài và chuyển đổi sang trồng cây thanh long, một số cây ăn quả khác.   Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 8.274 ha, thu hoạch 7.360 ha với sản lượng 152.464 tấn; vụ Đông Xuân gieo trồng 25.202 ha, đạt 40,4% kế hoạch, giảm 2% so cùng kỳ, thu hoạch 20.827 ha với sản lượng 430.702 tấn, đạt 35,6% kế hoạch, tăng 2,1% so cùng kỳ (trong đó: rau các loại 25.158 ha, thu hoạch 20.803 ha với sản lượng 430.630 tấn).   Chăn nuôi: ước thời điểm 01/02/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 119,3 ngàn con, giảm 0,2%; đàn lợn 262,5 ngàn con, giảm 27%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,7 triệu con, tăng 15,7% so cùng kỳ. Chăn nuôi gia súc giảm đáng kể so cùng kỳ do dịch bệnh còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dịch tả lợn châu phi còn xảy ra trên trên địa bàn tỉnh, con giống không đảm bảo; một số hộ nuôi thua lỗ trước đây chuyển sang vật nuôi khác… Bệnh trên đàn vật nuôi trong những ngày Tết không phát sinh   2. Lâm nghiệp:   Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 31/01/2021 là 1.896,01 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ 1.326,51 ha, rừng sản xuất 569,5 ha.   3. Thủy hải sản:   Diện tích nuôi thủy sản các loại trong tháng 2.472 ha, tăng 0,1% so cùng kỳ; hai tháng thả nuôi 8.672 ha, đạt 57,1% kế hoạch và tăng 2,7% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 2.949,1 ha, giảm 1,5% so cùng kỳ do thời tiết bất thường kết hợp với mực nước nội đồng thấp nên các hộ nuôi nhỏ lẻ chưa tiến hành thả nuôi. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi 5.723 ha, tăng 5% so cùng kỳ.   Sản lượng thủy sản trong tháng ước tính thu hoạch 18.061 tấn, giảm 10% so cùng kỳ. Hai tháng thu hoạch 35.931 tấn, đạt 12,2% kế hoạch, tăng 4,6% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 22.255 tấn, đạt 13,7% kế hoạch, tăng 0,7% so cùng kỳ do các hộ nuôi thu hoạch sớm để phục vụ cho Tết Nguyên đán, sản lượng cá thu hoạch tiêu thụ chủ yếu nội địa; sản lượng khai thác 13.676 tấn, chủ yếu là khai thác biển, đạt 10,5% kế hoạch, tăng 11,7% so cùng kỳ.    II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP   Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02/2021 giảm 8,5% so với tháng 01/2021 do tháng 02 trùng vào dịp Tết Nguyên đán 2021, vì vậy số ngày hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ít hơn. Ngoài ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm đáng kể so với tháng trước. Một số ngành sản xuất chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sản xuất giảm mạnh so cùng kỳ do đơn đặt hàng giảm nên sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,9%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 3,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 7,2%, so với cùng kỳ chỉ số công nghiệp tháng 2 giảm 3,5% (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 4,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 5,8%).   Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng năm 2021 bằng 100,3% so cùng kỳ năm trước trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng 100,4%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,7%.   Chỉ số sản xuất sản phẩm hai tháng so cùng kỳ như sau:   - Có 15/38 sản phẩm tăng so cùng kỳ: cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục tăng 183,3%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo tăng 39%; ống và ống dẫn bằng đồng tăng 34,9%; giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 27,8%; bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 27%; Túi xách tăng 19,8%....   - Có 23/38 sản phẩm giảm so cùng kỳ: tàu chở khách trọng tải > 26 tấn nhưng ≤ 500 tấn giảm 92,6%; đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 74,4%; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 41,5%; Phân vi sinh giảm 40,1%; các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 32,1%; màn bằng vải khác giảm 29,3%; áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 24,2%; phanh và trợ lực phanh giảm 23,7%; Các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác giảm 21,9%...   * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:   - Chỉ số tiêu thụ tháng 02/2021 so với tháng trước giảm 8,14% và giảm 9,54% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 02/2020 giảm 10,27%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 27,57%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 46,23%; Sản xuất da giảm 1,9%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 21,41%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 23,81%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 2,74%; Sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 6,47%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Dệt tăng 1,94%, trong đó sản xuất hàng may sẳn tăng 31,88%; Sản xuất trang phục tăng 13,6%; Sản xuất kim loại tăng 11,43%; Sản xuất thiết bị điện tăng 139,41%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện bằng gấp 2,4 lần; Sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 0,03%;…   - Chỉ số tồn kho tháng 02/2021 so với tháng trước tăng 6,31% và so với cùng kỳ tăng 6,3%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 28,49%; Sản xuất đồ uống tăng 6,54%; Dệt tăng 11,45%; Sản xuất trang phục tăng 80,67%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 9,05%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,93%; Công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 50,87%, trong đó sản xuất đồ chơi tăng 50,87%;...Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: Sản xuất da giảm 28,42%; Sản xuất kim loại giảm 35,43%; Sản xuất thiết bị điện giảm 39,97%;…   III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG   Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng 02/2021 là 140,9 tỷ đồng, tăng 1% so cùng kỳ. Hai tháng đầu năm 2021 thực hiện 302,1 tỷ đồng, đạt 8,2% kế hoạch, tăng 1,4% so cùng kỳ.   Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 241,2 tỷ đồng, đạt 8,1% kế hoạch, tăng 1,5% so cùng kỳ, chiếm 79,8% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 41,4 tỷ đồng, tăng 2,2%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 102,6 tỷ đồng, tăng 1,7% so cùng kỳ...   Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 52,9 tỷ đồng, đạt 13,3% kế hoạch, tăng 1,2% so cùng kỳ, chiếm 17,2% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 19,7 tỷ đồng, tăng 1,3% so cùng kỳ...   Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 7,9 tỷ đồng, đạt 2,5% kế hoạch, tăng 0,9% so cùng kỳ, chiếm 3% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 2,1 tỷ đồng, tăng 1,5% so cùng kỳ...   IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ   1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:   Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 6.064,7 tỷ đồng, giảm 1,4% so tháng trước và tăng 15,5% so cùng kỳ, tháng 02/2021 là tháng Tết Nguyên đán năm 2021 nhưng nhu cầu mua sắm của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 hầu hết các nhóm hàng đều giảm cụ thể như: các nhóm có chỉ số doanh thu giảm như nhóm lương thực thực phẩm, nhóm hàng may mặc, đồ dùng trang thiết bị gia đình, vật phẩm văn hóa giáo dục, gỗ và vật liệu xây dựng, ô tô con… đã tác động đến doanh thu trong tháng 02. Hai tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 12.213,2 tỷ đồng, đạt 17,4% kế hoạch, tăng 14,1% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 9.865,8 tỷ đồng, tăng 14,2%; lưu trú 6,7 tỷ đồng, giảm 63,8%; ăn uống 1.122,4 tỷ đồng, tăng 14,9%; du lịch lữ hành 2,4 tỷ đồng, giảm 81,2%; dịch vụ tiêu dùng khác 1.215,8 tỷ đồng, tăng 14,7% so cùng kỳ.   2. Xuất - Nhập khẩu:   a. Xuất khẩu:   Diễn biến dịch bệnh tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn khó dự đoán. Việc triển khai các gói kích thích kinh tế hậu Covid-19 ở các nước vẫn chưa triển khai nhiều do đợt dịch bùng phát mới đây ở một số quốc gia chưa có dấu hiệu dừng lại. Kỳ vọng trong cuối quý I/2021, các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở cửa, qua đó có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu hàng hóa trong năm 2021.    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 207,3 triệu USD, giảm 7,5% so tháng trước; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 39 triệu USD, giảm 7,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 167 triệu USD, giảm 7,5% so tháng trước. Hai tháng xuất khẩu 431 triệu USD, đạt 13,3% kế hoạch, giảm 0,5% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 0,9 triệu USD, giảm 3,7%; kinh tế ngoài nhà nước 82,1 triệu USD, tăng 17,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 348,3 triệu USD, giảm 4% so cùng kỳ.   Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:   - Thủy sản: ước tính tháng 02/2021 xuất 6.945 tấn, giảm 2,9%, về trị giá đạt 14,9 triệu USD, tăng 1,8% so tháng trước. Hai tháng xuất 14.102 tấn, tăng 22,2 %, về trị giá đạt 30,2 triệu USD, tăng 17,4% so cùng kỳ.   - Gạo: ước tính tháng 02/2020 xuất 10.900 tấn, giảm 1,4%, về giá trị đạt 6,4 triệu USD, giảm 1,3% so tháng trước. Hai tháng xuất 21.951 tấn, tăng 18,2%, về trị giá đạt 12,9 triệu USD, tăng 56,3% so cùng kỳ.   - May mặc: ước tính tháng 02/2020 xuất 8.363 ngàn sản phẩm, giảm 1,7%, về giá trị xuất đạt 34,5 triệu USD, giảm 7,2% so tháng trước. Hai tháng xuất 16.870 ngàn sản phẩm, giảm 34,2%, về giá trị đạt 71,8 triệu USD, giảm 5,2% so cùng kỳ.   Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong tháng 02/2021 như: hàng rau quả xuất 0,5 triệu USD, giảm 40,9%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất 0,6 triệu USD, tăng 1,3%;... so tháng trước.   b. Nhập khẩu:   Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 02/2021 đạt 151 triệu USD, giảm 22,1% so tháng trước. Hai tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 344,9 triệu USD, đạt 19,2% kế hoạch, tăng 39,6% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 19,7 triệu USD tăng 32,5%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 325,2 triệu USD, tăng 40% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 34,8 triệu USD, tăng 90,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 64 triệu USD, tăng 78,9%; kim loại thường khác 153,4 triệu USD, tăng 18,8%... so cùng kỳ.   3. Chỉ số giá:   Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 tăng 1,39% (thành thị tăng 1,44%, nông thôn tăng 1,38%) so tháng 1/2021, tăng 1,94% so tháng 2/2020. Bình quân 2 tháng đầu năm 2021 tăng 1,15% so cùng kỳ năm trước.   Tháng 02 là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Các ngành các cấp thực hiện theo Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 24/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tổng trị giá hàng hóa dự trữ, cung ứng của các doanh nghiệp trên 443 tỷ đồng, vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trên thị trường tháng Tết tương đối ổn định.   So với tháng tháng 1/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 09 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,73% (trong đó: Lương thực tăng 1,74%, thực phẩm tăng 0,37%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,06%); Đồ uống và thuốc lá tăng 0,4%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,5%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 4,96%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,24%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; Giao thông tăng 1,26%; Giáo dục tăng 0,02%; Hàng hóa, dịch vụ khác tăng 1,04%. Có hai nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,22%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,21%.   Một số mặt hàng có chỉ số giá tăng như sau:   - Do nhu cầu và sức mua mặt hàng thịt lợn vào những ngày giáp Tết tăng, làm cho giá thịt lợn tháng 02/2021 tăng 5,68% (Niếu tính những ngày giáp Tết năm 2021 tăng 10,41%), đóng góp làm (CPI) chung tăng 0,17%. Trong tháng, giá thịt bò, thịt gia cầm tươi sống, trứng các loại, thịt chế biến, thủy hải sản tươi sống, thuỷ sản chế biến (tôm khô, mực khô) tăng... dẫn đến nhóm thực phẩm tăng 0,37%, đóng góp vào mức tăng (CPI) chung của tháng 02/2021 là 0,08%.   - Giá điện sinh hoạt tăng 32,41% so với tháng trước, nguyên nhân do tháng trước thực hiện công văn số 9764/BCT-ĐTĐL ngày 18/12/2020 của Bộ Công thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đợt 2 trong 03 tháng: tháng 10, tháng 11 và tháng 12 cho người dân, dẫn đến giá điện bình quân tháng này tăng cao, đóng góp vào mức tăng (CPI) chung của tháng 02/2021 là 0,94%.   - Nhu cầu may mặc và mua sắm quần áo vào thời điểm cuối năm tăng, nên giá quần, áo và tiền công may quần áo tăng bình quân từ 3% - 5% và nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,4% so tháng trước.   - Giá xăng dầu bình quân trong tháng tăng 2,77%, tác động đến chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 2,63%; cùng với đó, giá dầu hoả tăng 3,7% vào ngày 26/01/2021, giá gas tăng 5,5% tương ứng tăng 18.000 đồng/bình 12 kg vào ngày 01/02/2021, tác động đến nhóm gas và các loại chất đốt khác tăng 5,13%.   - Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,67% do giá vé xe ô tô chở khách các tuyến cố định của tỉnh tăng thêm 40% giá cơ bản trong 04 ngày nghỉ tết (từ mùng 3 đến mùng 6 tết) để bù đắp lại chi phí những chuyến xe chạy rỗng; Giá xăng tăng liên tục trong thời gian dài, dẫn đến giá cước xe Taxi Mai Linh 10 km đầu điều chỉnh tăng 3,6%.   Bên cạnh đó, có một số mặt hàng chỉ số giá giảm nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:   Hiện nay các nông trại đang vào mùa thu hoạch rau xanh vụ Đông xuân nên sản lượng dồi dào, tác động giá rau xanh giảm bình quân từ 10% -15%; cùng với đó, giá quả tươi, chế biến giảm 3,01% so tháng trước.   - Một số mặt hàng điện tử giảm giá do các doanh nghiệp giảm giá để kích thích tiêu dùng nhằm thu hồi vốn trong những ngày giáp Tết như giá ti vi giảm 0,18%; máy điều hoà nhiệt độ giảm 0,86%; tủ lạnh giảm 0,01%; điện thoại di động giảm 0,63%...   Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 02/2021 giảm 0,45% so tháng trước, do các nhà đầu tư trong, ngoài nước bán ra sau tết với số lượng lớn để có vốn kinh doanh (mặc dù trong tháng 02/2021 trùng vào ngày thần tài mùng 10 tháng giêng âm lịch nhưng giá vàng vẫn lao dốc), giá vàng bình quân 5.483. ngàn đồng/chỉ, tăng 1.062 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.   Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 02/2021 giảm 0,31% so tháng trước, giá bình quân 23.115 đồng/USD, giảm 179 đồng/USD so cùng kỳ.   Ước chỉ số giá tiêu dùng tháng 03/2021 tăng từ 0,15% đến 0,25% so tháng 02/2021, do hạn mặn xâm nhập phạm vi rộng, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng, dẫn đến giá rau xanh sẽ tăng lên; Riêng nhóm thủy hải sản tươi sống giá tăng nhẹ, do khan hiếm nguồn nước nuôi trồng.   4. Du lịch:   Khách du lịch đến trong tháng 02/2021 được 51,9 ngàn lượt khách, tăng 3,6% so tháng trước và giảm 60,2% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 0,9 ngàn lượt khách, tăng 5,6% so tháng trước và giảm 97,7% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 02 đạt 1.181 tỷ đồng, tăng 1,3% so tháng trước và tăng 18,3% so cùng kỳ.   Tính chung hai tháng đầu năm 2021, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 102,1 ngàn lượt khách, đạt 9,3% kế hoạch, giảm 65,5% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 1,7 ngàn lượt khách, bằng 1,8% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 2.347,3 tỷ đồng, tăng 13,5% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỉ trọng 47,8%, ước đạt 1.122,4 tỷ đồng, tăng 14,9%, dịch vụ lưu trú đạt 6,7 tỷ đồng, giảm 63,8% so cùng kỳ...   Từ ngày 10/02 đến ngày 15/02/2021 (nhằm ngày 29 tháng Chạp đến mùng 4 Tết), lượng khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang là 5.417 lượt, giảm 95% so Tết 2020, chủ yếu là khách trong nước.   5. Vận tải:   Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 164 tỷ đồng, giảm 5,8% so tháng trước và giảm 12,5% so cùng kỳ. Hai tháng thực hiện 338,4 tỷ đồng, giảm 18,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 101,8 tỷ đồng, giảm 24,7%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 202,8 tỷ đồng, giảm 14,8% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 86 tỷ đồng, giảm 13,3%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 116,5 tỷ đồng, giảm 15,8%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 33,7 tỷ đồng, giảm 17,4% so cùng kỳ. Nguyên nhân doanh thu hành khách giảm là do nhu cầu đi lại của người dân giảm; mặc khác do dịch Covid-19 bùng phát, người dân e ngại đi lại bằng phương tiện công cộng.   Vận tải hành khách trong tháng đạt 2.970 ngàn hành khách, tăng 2,3% so tháng trước và tăng 6,4% so cùng kỳ; luân chuyển 57.806 ngàn hành khách.km, tăng 3,2% so tháng trước và giản 3,4% so cùng kỳ. Hai tháng, vận chuyển 5.763 ngàn hành khách, bằng 85,9% so cùng kỳ; luân chuyển 113.815 ngàn hành khách.km, bằng 84,3% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 2.758 ngàn hành khách, bằng 90% và luân chuyển 109.827 ngàn hành khách.km, bằng 86,2% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 3.005 ngàn hành khách, giảm 17,5% và luân chuyển 3.988 ngàn hành khách.km, bằng 53,1% so cùng kỳ.   Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 884 ngàn tấn, giảm 12,2% so tháng trước và giảm 13,9% so cùng kỳ; luân chuyển 112.101 ngàn tấn.km, giảm 10,9% so tháng trước và giảm 16,7% so cùng kỳ. Hai tháng, vận tải 1.891 ngàn tấn hàng hóa, giảm 12,8% so cùng kỳ; luân chuyển 237.946 ngàn tấn.km, giảm 17,6% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 470 ngàn tấn, giảm 7,9% và luân chuyển 50.042 ngàn tấn.km, giảm 23,8% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 1.421 ngàn tấn, giảm 14,3% và luân chuyển 187.904 ngàn tấn.km, giảm 15,8% so cùng kỳ.   * Công tác quản lý phương tiện giao thông:                           Trong tháng đăng ký mới 7.194 mô tô xe máy, 357 ô tô, xe đạp điện 14 chiếc và xe khác 06 chiếc. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.324.536 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.284.023 chiếc, 39.823 chiếc xe ô tô, 151 chiếc xe ba bánh, 145 chiếc xe đạp điện và 394 xe khác.   6. Bưu chính viễn thông:   Doanh thu trong tháng 02/2021 đạt 255 tỷ đồng, tăng 0,8% so tháng trước và tăng 3,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 23 tỷ đồng, tăng 1,1% và viễn thông 232 tỷ đồng, tăng 0,8% so tháng trước. Hai tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 508,7 tỷ đồng, tăng 3,9% so cùng kỳ; trong đó:doanh thu bưu chính đạt 46,3 tỷ đồng, tăng 23,3% và viễn thông 462,4 tỷ đồng, tăng 2,2% so cùng kỳ.   Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 02/2021 là 102.070 thuê bao, mật độ bình quân đạt 5,7 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 02/2021 là 265.407 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 15,0 thuê bao/100 dân.   V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG   1. Tài chính:   Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 1.182 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 984 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 350 tỷ đồng. Hai tháng, thu 2.556 tỷ đồng, đạt 19% kế hoạch; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 2.160,6 tỷ đồng, đạt 20,4% dự toán và tăng 2,8% so cùng kỳ; thu nội địa 2.122,3 tỷ đồng, đạt 20,5% dự toán, tăng 2,5% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 763 tỷ đồng, đạt 22,1% dự toán, tăng 8,8% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 307 tỷ đồng, đạt 22% dự toán, giảm 2.7% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 286 tỷ đồng, đạt 17,4% dự toán, giảm 27,5% so cùng kỳ...).   Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.178 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 305 tỷ đồng. Hai tháng, chi 1.839,8 tỷ đồng, đạt 15% dự toán, giảm 2,9% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 600 tỷ đồng, đạt 16,2% dự toán, giảm 32,7% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 860 tỷ đồng, đạt 12,5% dự toán và giảm 9,46% so cùng kỳ.   2. Ngân hàng:   Trong tháng 02/2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước bùng phát trở lại và đang diễn biến khá phức tạp… đã tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nhất là hoạt động của ngành nông nghiệp, du lịch và xuất khẩu, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng tỉnh.   Mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định nên vốn huy động đến cuối tháng 01/2021, đạt 73.793 tỷ đồng, giảm 3,09% so với cuối năm 2020 và so cùng kỳ giảm 4,96%. Ước tính đến cuối tháng 02/2021, nguồn vốn huy động đạt 73.941 tỷ đồng, giảm 2,89% so với cuối năm 2020.   Do đặc thù của yếu tố mùa vụ trong những tháng đầu năm cộng với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và dịch Covid-19 nên ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng nhất là tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn trong khi đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn. Đến cuối tháng 01/2021, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 65.172 tỷ đồng, tăng 1,35 so với cuối năm 2020 và tăng 1,83% so cùng kỳ, Cơ cấu dư nợ theo thời hạn như sau:   - Dư nợ ngắn hạn: đạt 38.972 tỷ đồng, chiếm 59,8% tổng dư nợ.   - Dư nợ trung và dài hạn: đạt 26.200 tỷ đồng, chiếm 40,2% tổng dư nợ.    Ước tính đến cuối tháng 02/2021, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 65.595 tỷ đồng , tăng 2,01% so với cuối năm 2020.   Nợ xấu: cuối tháng 01/2021, số dư là 794 tỷ đồng, chiếm 1,22%/ tổng dư nợ, giảm 0,03% so với cuối năm 2020.   Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối tháng 01/2021, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.131 tỷ đồng, giảm 226 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 0,02% so 12/2020, trong đó: vốn điều lệ chiếm 2,81%, vốn huy động chiếm 86,72%; tổng dư nợ cho vay đạt 859 tỷ đồng, tăng 7,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,93% so 12/2020. Nợ xấu: số dư 2,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,29%, giảm 0,02% so 12/2020.   VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ   Trong tháng, Hội đồng tư vấn tuyển chọn đánh giá, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận kết quả 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh, đề tài: nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm nguồn nguyên liệu cây sả và tinh dầu sả tỉnh Tiền Giang; Nghiên cứu, khảo sát, đo đạc, phân tích, lập cơ sở dữ liệu và bản đồ GIS về phông phóng xạ tỉnh Tiền Giang; Xây dựng quy trình xử lý trái mít, trái sầu riêng chín đồng loạt bằng dung dịch ethephon, bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng; thẩm định nội dung 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp cơ sở: Đề tài Công nhận vườn đầu dòng xoài cát Hòa Lộc tại huyện Cái Bè và đề tài Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa khâu đảo trộn trong quy trình sản xuất phân hữu cơ có thành phần chính là rơm và phân chuồng; nghiệm thu giai đoạn 1 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn thanh long kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao tại xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; quyết định triển khai 01 nhiệm vụ KH&CN đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình công tác xã hội trong trường học tại tỉnh Tiền Giang. Trong đó, tập trung cho các nội dung công việc như : Tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, nghiệm thu kết thúc các nhiệm vụ KH&CN; hướng dẫn lập hồ sơ sở hữu trí tuệ và cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; hướng dẫn việc xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ KH&CN: Kiểm định phương tiện đo; kiểm nghiệm mẫu môi trường; sản xuất các sản phẩm composite, ...   VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI   1. Lao động việc làm:   Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm: Trong tháng tư vấn cho 1.313 lượt lao động, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: tư vấn nghề cho 306 lượt lao động, tư vấn việc làm 258 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 684 lượt lao động thất nghiệp, tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 65 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 138 lượt lao động, tăng 81,6% so với cùng kỳ năm 2020; đã giới thiệu cho 74 lao động có được việc làm ổn định, tăng 124,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tính từ đầu năm đến nay, tư vấn cho 2.953 lượt lao động, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 14,8% kế hoạch năm, trong đó: tư vấn nghề cho 459 lượt lao động, tư vấn việc làm 434 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 1.908 lượt lao động thất nghiệp, tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 152 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 308 lượt lao động, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 7,7% kế hoạch năm; đã giới thiệu cho 158 lao động có được việc làm ổn định, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2020.   Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tư vấn cho 63 lượt lao động có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2020, có 01 lượt lao động đăng ký tham gia, giảm 66,7% so với cùng kỳ năm 2020; có 29 lao động xuất cảnh chính thức, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất cảnh qua Nhật Bản là 26 lao động, Đài Loan là 03 lao động. Tính từ đầu năm đến nay, đã tư vấn cho 132 lượt lao động có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, có 04 lượt lao động đăng ký tham gia, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2020; đã có 75 lao động xuất cảnh, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 25% so với kế hoạch năm, trong đó xuất cảnh qua Nhật Bản là 65 lao động, Đài Loan là 10 lao động.   Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp: có 653 người đăng ký thất nghiệp, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020, giải quyết 728 hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2020, với tổng số tiền chi trả tương đương 12.225 triệu đồng, giảm 2.710 triệu đồng, tương đương giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tính từ đầu năm đến nay, có 2.033 người đăng ký thất nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, đã ban hành 2.329 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2020, với tổng số tiền chi trả tương đương 39.549 triệu đồng, tăng 3.652 triệu đồng, tương đương tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2020.   Tình hình tiền lương thực hiện năm 2020 và thưởng Tết năm 2021: tiền lương bình quân chung của các doanh nghiệp trong năm 2020 tương đối ổn định. Qua số liệu báo cáo của 97 doanh nghiệp, tiền lương bình quân năm 2020 (bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) là 7,27 triệu đồng/người/tháng. Mức thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, qua số liệu của 86 trong tổng số 97 doanh nghiệp trên thì tiền lương bình quân khoảng 6,63 triệu đồng/người.   Tình hình lao động tại các doanh nghiệp tương đối ổn định, chưa có phát sinh doanh nghiệp nợ lương, nợ thưởng Tết người lao động, nhưng cũng đã xảy ra 01 vụ ngừng việc do doanh nghiệp không chi trả lương, thưởng kịp thời trước Tết cho người lao động; người lao động không chủ động nghỉ việc để tìm việc mới vì thời gian gần Tết và hiện nay tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn nên rất ít doanh nghiệp có nhu cầu tuyển thêm lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động vì gặp khó khăn như không có đơn hàng, đơn hàng ít, không có nguyên phụ liệu sản xuất,… do đó, hầu hết người lao động tìm việc mới và đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp là do doanh nghiệp cắt giảm lao động.   2. Chính sách xã hội:   Công tác chăm lo đời sống từ nguồn kinh phí ngân sách của Trung ương, của tỉnh, từ nguồn kinh phí đã vận động được, đã tổ chức tặng quà tết cho người có công với cách mạng, trợ cấp cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ khó khăn,… là 618.368 suất quà với tổng trị giá tiền là 294.617,518 triệu đồng, cụ thể một số như sau:   - Quà của Chủ tịch Nước (nguồn từ Trung ương)   + Tặng quà của Chủ tịch nước, số lượng 39.083 người, số tiền 11.910,9 triệu đồng (gồm: 620 người, mức quà 600.000 đồng người; 38.463 người, mức quà 300.000 đồng/người). Các nhóm đối tượng được Chủ tịch Nước tặng quà không thay đổi, nhưng mức quà tặng có tăng lên so với năm 2020 (cụ thể: mức quà 400.000 đồng/người tăng lên 600.000 đồng/người và mức quà 200.000 đồng/người tăng lên 300.000 đồng/người).   Song song với quà của Chủ tịch nước, người có công còn nhận được thêm xuất trợ cấp Tết từ nguồn ngân sách địa phương với mức 300.000 đồng/người. Mức trợ cấp Tết được tăng cao hơn so với năm trước (900.000 đồng/người và 600.000 đồng/người), tạo điều kiện cho người có công ăn Tết được chu đáo và đầy đủ hơn.   + Ngoài đối tượng được Chủ tịch nước tặng quà, người có công còn lại cũng được Ủy ban nhân dân tỉnh trợ cấp Tết với mức 500.000 đồng/người và mức 1.000.000 đồng/người.   - Trợ cấp của địa phương cho đối tượng được Chủ tịch Nước tặng quà và trợ cấp của địa phương cho đối tượng còn lại (nguồn kinh phí địa phương)   + Tổng kinh phí trợ cấp Tết từ nguồn ngân sách địa phương là 27.411,900 triệu đồng, với số lượng 70.357 người (gồm: 39.083 người, mức quà 300.000 đồng/người; 31.174 người, mức quà 500.000 đồng/người; 100 người, mức quà 1.000.000 đồng/người).   + Ngoài ra, các huyện, thành, thị từ nguồn ngân sách địa phương, vận động xã hội hóa thăm và tặng quà cho 1.745 đối tượng, với số tiền 1.114,700 triệu đồng (do Huyện tổ chức đoàn thăm và tặng quà).   + Đã tổ chức 13 đoàn Lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà cho các gia đình, đơn vị tiêu biểu theo kế hoạch đề ra.   - Nguồn vận động từ các tổ chức, cá nhân (quà hoặc tiền)   Đã tổ chức tặng quà cho trợ cấp cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ khó khăn,… với tổng số suất quà là 201.399, trị giá tiền là 100.861,617 triệu đồng, trong đó:   + Quà cho hộ nghèo: 39.138 phần/9.429 hộ nghèo, tổng trị giá 15.946,359 triệu đồng, bình quân mỗi hộ nghèo nhận được là 1,691 triệu đồng.   + Quà cho hộ cận nghèo: 69.422 phần/16.736 hộ cận nghèo, tổng trị giá 23.606,727 triệu đồng, bình quân mỗi hộ cận nghèo nhận được là 1,411 triệu đồng.   + Quà cho gia đình chính sách khó khăn: 11.613 phần, tổng trị giá 4.546,223 triệu đồng.   + Quà cho hộ mới thoát nghèo, hộ khó khăn, người nhiễm chất độc da cam, người tàn tật, người già yếu neo đơn, các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội: 81.226 phần, tổng trị giá 56.762,309 triệu đồng.   3.Hoạt động y tế:   Công tác hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tháng 02/2021 được đảm bảo. Trong tháng đã khám chữa bệnh cho 434.798 lượt người, tăng 5,9% so cùng kỳ; trong đó, số người điều trị nội trú là 18.226 người, giảm 1,73%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 76,5%; trong đó: công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 97,3%, các bệnh viện chuyên khoa đạt 66,7%, các trung tâm y tế huyện đạt 44,6%... Trong tháng thực hiện kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm: 1.763 lượt, đạt vệ sinh 1.743 lượt, tỷ lệ 98,86%; So với cùng kỳ năm 2020 (1.655 lượt đạt/1.683 lượt kiểm tra, tỷ lệ 98,33%); xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm, với số người mắc: 08 người; không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm.   Công tác quản lý bệnh truyền nhiễm: Trong tháng 02/2021: 09/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ: Về số mắc, có 6 bệnh tăng (Bệnh Tay chân miệng 11,7%, tiêu chảy 4,2%, Viêm gan siêu vi A 100%, viêm gan siêu vi B 15,4%, viêm não vi rút khác 100%, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona 100%); 7 bệnh giảm (lao phổi 6,8%, quai bị 55,6%, sởi 38,2%, sốt xuất huyết 24,2%, thủy đậu 31,4%, uốn ván khác 33,3%, viêm gan siêu vi C 50%); 32 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc; Ghi nhận 01 ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Mỹ Tho. Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 5.765 người nhiễm HIV; 1,792 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS 981 người...   Dịch Covid - 19: Tính đến ngày 15/02/2021 số đợt cách ly tập trung 13 đợt, Tổng số người cách ly tập trung: tại Tiểu đoán Ấp Bắc, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và cách ly tại các cơ sở y tế trong tỉnh là 3.098 người, sức khỏe ổn định và về địa phương; chủ yếu công dân Việt Nam về từ các nước: Hàn Quốc, Úc, Campuchia, Ấn Độ, Sinhgapo, Indonesi, Malayxia, Đài Loan, Pháp; tình hình nhiễm Covid-19 tại Tiền Giang: Có 05 ca dương tính với SARS-CoV-2, 03 ca điều trị khỏi đã xuất viện, 02 ca đang tiếp tục theo dõi điều trị tại Bệnh viện dã chiến Long Định (trong đó có 01 ca âm tính lần 03 và 01 ca còn lại đang chờ kết quả lần 06); Cách ly tại cơ sở y tế (các trường hợp F1 và người về từ vùng dịch có triệu chứng nghi ngờ): 06 ca (TTYT Gò Công Đông: 03, BVĐKKVGC: 01, TTYT Cai Lậy: 01, BVĐKTTTG (Sở Y tế củ): 01). Ngoài ra, Ngành Y tế tổ chức phun hóa chất Cloramin B xử lý môi trường trong trường học kể cả các điểm trường mầm non tư nhân và các cơ quan, đơn vị: Tính từ ngày 01/02/2020 đến ngày 15/02/2021, ngành Y tế đã tổ chức phun hóa chất Cloramin B xử lý môi trường trong trường học kể cả các điểm trường mầm non tư nhân và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn của các huyện có đề nghị là 2164/2164 trong toàn tỉnh sử dụng hết 2054.6kg Cloramin B và Clorin.   4. Hoạt động giáo dục:   Ngành Giáo dục và Đào tạo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, tổ chức Hội nghị sơ kết học kỳ 1 và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm học kỳ 2 năm học 2020-2021.   Ngày 15/02/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 146/SGDĐT-TCHC về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán năm 2021. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho học sinh toàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 17 tháng 02 năm 2021 theo kế hoạch.   Trong ngày đầu tiên các cơ sở giáo dục đã thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang; tổ chức đo thân nhiệt; thường xuyên rửa tay, sát khuẩn trong trường học. Toàn ngành tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như: tạm dừng tổ chức các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người; đảm bảo công tác thông tin theo đúng quy định. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác khử khuẩn vệ sinh trường, lớp theo quy định. Tổ chức vệ sinh sạch sẽ các khu vực vui chơi trong sân trường, vệ sinh các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, đồ dùng đồ chơi trong lớp, bếp ăn và tất cả các thiết bị dụng cụ trong bếp trước khi tổ chức cho trẻ em, học sinh và học viên đi học trở lại vào ngày 17/02/2021.   5. Hoạt động văn hóa - thể thao:   Bảo tàng Tiền Giang trưng bày chuyên đề 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và các phong tục đón tết cổ truyền của dân tộc. Trong tháng 2/2021, Bảo tàng tỉnh và các di tích do Sở quản lý đã đón 2.353 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu.   Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh tổ chức chương trình vui xuân đón tết cùng công nhân ở 3 khu công nghiệp Tân Hương, Long Giang và Trung An. Tổ chức Hội thi và trưng bày các tác phẩm hoa lan dịp tết. Thực hiện chương trình nghệ thuật chào đón giao thừa xuân Tân Sửu năm 2021 tại Nhà thi đấu đa môn tỉnh.   Thư viện tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội báo xuân Tân Sửu năm 2021 từ ngày 04/02/2021 đến hết ngày 09/02/2021 (nhằm ngày 23 đến hết ngày 28 tháng Chạp), đã đón được 1.024 lượt bạn đọc. Hỗ trợ và luân chuyển các loại báo, ấn phẩm, tạp chí xuân để các địa phương tổ chức Hội báo xuân, sau đó luân chuyển về phục vụ tại các phòng đọc cơ sở.   6. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội:(Theo báo cáo của Ngành công an)   Tình hình an ninh được đảm bảo, có 53 lượt người dân đi khiếu kiện; trong đó 12 người dân đi Hà Nội khiếu kiện (nâng tổng số người dân khiếu kiện tại Hà Nội 34 người, đến nay có 34/34 người về nơi cư trú). Xảy ra 01 vụ, có 400 công nhân đình công, phản đối chế độ thưởng tết của công ty; lãnh đạo công ty tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của công nhân, tình hình an ninh, trật tự ổn định...   Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 137 vụ (tăng 20 vụ so với tháng 01/2021), bị thương 14 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 4,2 tỷ đồng; trọng án không xảy ra; thường án nổi lên là tội phạm cố ý gây thương tích là 12/7 vụ, cướp giật tài sản là 27/16 vụ, hủy hoại tài sản là 7/4 vụ và trộm cắp tài sản là 82/71 vụ… Điều tra khám phá bước đầu đạt tỷ lệ 40,1% (56 vụ), bắt xử lý 61 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 119 triệu đồng.   Phát hiện, xử lý 48 tụ điểm, 260 đối tượng tham gia cờ bạc; 16 vụ với 24 đối tượng phạm tội về ma túy và xử lý vi phạm hành chính 260 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 01 vụ với 01 đối tượng có hành vi hối lộ; 06 vụ với 07 đối tượng vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế và 22 trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tài nguyên.   7. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của Ngành công an   Giao thông đường bộ: Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 89 vụ, tăng 28 vụ so tháng trước và tăng 61 vụ so cùng kỳ, làm chết 43 người, tăng 06 người so tháng trước và tăng 24 người so cùng kỳ, bị thương 59 người, tăng 29 người so tháng trước và tăng 42 người so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 3.958 vụ giảm 60 vụ so tháng trước và giảm 3.513 vụ so cùng kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…   Giao thông đường thủy: Trong tháng không xảy ra vụ tai nạn, giảm 01 vụ so tháng trước và cùng kỳ, số người chết và bị thương trong tháng không phát sinh, tương đương so tháng trước và cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 3.552 vụ tăng 1.635 vụ so tháng trước và tăng 1.594 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý vi phạm: Lập biên bản tạm giữ giấy tờ 315 vụ và phạt tiền 1.573 vụ với số tiền phạt: 506 triệu đồng.   Tai nạn giao thông Tết Nguyên đán 2021 (từ ngày 10/02/2021 đến 16/02/2021 – nhằm ngày 29/12 năm Canh Tý đến Mùng 5 Tết Tân Sửu 2021): Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 08 vụ, làm chết 08 người, bị thương 07 người. So với Tết nguyên đán Canh Tý năm 2020: số vụ tai nạn tăng 01 vụ, số người chết tương đương và số người bị thương tăng 04 người. Nguyên nhân chủ yếu người điều khiển xe mô tô chuyển hướng thiếu chú ý quan sát, đi không đúng phần đường quy định và điều khiển xe mô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình…địa bàn xảy ra vụ tai nạn: Huyện Tân Phước 02 vụ, huyện Cái Bè 01 vụ, huyện Cai Lậy 01 vụ, TX Cai Lậy 02 vụ, Gò Công Đông 01 vụ, TX Gò Công 01 vụ.   8. Tình hình cháy nổ, môi trường:   Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy: trên địa bàn thành phố Mỹ Tho 01 vụ, thị xã Cai Lậy 01 vụ và huyện Châu Thành 01 vụ, tổng thiệt hại là 350 triệu đồng. Nguyên nhân do chập điện 01 vụ, 01 đang điều tra nguyên nhân cháy và 01 vụ chủ nhà không yêu cầu xem xét nguyên nhân cháy. Trong tháng 02 ban hành 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm 01 trường hợp vi phạm trong tháng 01) với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 30.292.740 đồng, tịch thu 02 ghe gỗ, hiện các đối tượng chưa thực hiện các quyết định.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021
  •   18/06/2024 16:29

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021(Được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa IX, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2020)      1. Các chỉ tiêu kinh tế:           - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 6,0 – 7,0% so với năm 2020;           - GRDP bình quân đầu người đạt 61,8 triệu đồng;           - Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,25 tỷ USD;           - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 39.650 tỷ đồng;      - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10.612,3 tỷ đồng;      - Tổng chi ngân sách địa phương 12.255,56 tỷ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển 3.703,1 tỷ đồng;      - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 710 doanh nghiệp.            2. Các chỉ tiêu xã hội:           - Giải quyết việc làm cho 16.000 lao động;      - Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn dưới 4%;      - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92%;           - Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,67%;      - Xây dựng 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 xã đạt cuẩn nông thôn mới nâng cao và 01 đạt chuẩn huyện nông thôn mới;           - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 12,5;           - Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 9,50/00; trẻ em dưới 5 tuổi là 110/00;           - Số giường bệnh/vạn dân đạt 23,32 giường;           - Số bác sĩ/vạn dân là 7,2 bác sĩ;      - Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 85,5%;      - Tuyển sinh mới đào tạo bậc cao đẳng và bậc trung cấp 2.815 học sinh.            3. Các chỉ tiêu môi trường:           - Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 100%;           - Tỷ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch đạt 99,6%;           - Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý đạt 96,6%;           - Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đạt 100%;           - Tỷ lệ nước thải y tế được thu gom và xử lý đạt 100%.                                                                                                            N.V.Tròn

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Tháng 01 năm 2021
  •   18/06/2024 16:30

Tháng 01/2021 là tháng khởi đầu cho quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 5 năm 2021-2025. Trên cơ sở kết quả đạt được trong những năm qua, các cấp, các ngành đã tập trung tháo gỡ, khắc phục những khó khăn và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được toàn dân chấp hành nghiêm túc tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Trong tháng toàn tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021; chủ động phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân; tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách và nhân dân vui Tết, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.  I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN  1. Nông nghiệp  Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 7.617 ha; ước tính đến cuối tháng 01/2021, vụ Đông Xuân, toàn tỉnh gieo trồng được 52.444 ha, đạt 39,2% kế hoạch, giảm 11,6% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 1.638 tấn, giảm 39,4% so cùng kỳ. Trong đó:  - Cây lúa: vụ Đông Xuân 2020 -2021 xuống giống 51.647 ha, đạt 100% kế hoạch gieo trồng của vụ, giảm 11,1% so cùng kỳ, do chuyển từ diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả,… Mặc khác, do ảnh hưởng của hạn, mặn năm 2020 chưa xả sổ kịp độ mặn nên một số diện tích không gieo trồng.  - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 291 ha, thu hoạch 137 ha với sản lượng 488 tấn. Vụ Đông Xuân đến nay gieo trồng 797 ha, đạt 22,8% kế hoạch, giảm 34,7% so cùng kỳ, thu hoạch 454 ha, năng suất quy thóc 36 tạ/ha với sản lượng quy thóc 1.638 tấn, đạt 13% kế hoạch, giảm 39% so cùng kỳ, do chuyển đổi sang trồng cây thanh long, một số cây ăn quả và hoa màu.  Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 5.703 ha, thu hoạch 5.132 ha với sản lượng 105.870 tấn; vụ Đông Xuân gieo trồng 16.928 ha, đạt 27,1% kế hoạch, giảm 4,2% so cùng kỳ, thu hoạch 13.467 ha với sản lượng 278.238 tấn, đạt 23% kế hoạch, tăng 1,5% so cùng kỳ (trong đó: rau các loại 16.902 ha, thu hoạch 13.452 ha với sản lượng 278.194 tấn). Tiền Giang đang phát triển nhiều mô hình trồng rau màu chuyên canh, luân canh trên nền đất lúa, xen canh lúa và màu… để thích ứng biến đổi khí hậu, giúp nông dân có thu nhập cao, đời sống ổn định là hướng đi đang được khuyến khích. Tỉnh cũng xác định cây màu là thế mạnh trong nền sản xuất nông nghiệp tại địa phương.  Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh ước hết tháng 01 như sau: đàn bò 120 ngàn con, tăng 0,16%; đàn lợn 272 ngàn con, giảm 24,2%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 18 triệu con, tăng 18,3% so cùng kỳ.  Đàn lợn giảm do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi chuồng trại chăn nuôi bị nhiễm bệnh, đàn lợn giống cũng không bảo đảm, người nuôi lo sợ khi tái đàn; một số hộ nuôi thua lỗ trước đó không còn khả năng để tái đàn, một số hộ chuyển sang nuôi vật nuôi khác…Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, giá đầu ra ở mức cao, thời gian nuôi gà ngắn, vốn đầu tư chuồng trại không cao,ít dịch bệnh, kiểm soát tốt dịch bệnh người nuôi thu lợi nhuận khá cao nên hộ nuôi sau khi xuất chuồng tiếp tục tái đàn trở lại.  Tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP): Từ ngày 15/12/2020 đến 18/01/2021, có 13 hộ có heo mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi với tổng số con mắc là 300 con, xảy ra ở 05/11 huyện. Số heo được giám sát và tiêu hủy của chính quyền địa phương là 263 con, khối lượng 6.406 kg.  2. Lâm nghiệp:  Ước tháng 01/2021 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 0,6 ngàn cây phân tán các loại, so với cùng kỳ giảm 41,2%, do ảnh hưởng thời tiết (trời nắng, lạnh nhiều hơn năm trước) nên chưa phù hợp cho việc trồng cây phân tán. Trong tháng không xảy ra cháy rừng.  3. Thủy hải sản:  Diện tích nuôi thủy sản các loại trong tháng 6.040 ha, bằng 39,8% kế hoạch và tăng 1,1% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 2.709 ha, giảm 7% so cùng kỳ do thời tiết đang chuyển mùa lạnh kết hợp với mực nước nội đồng thấp nên một số hộ nuôi nhỏ lẻ chưa tiến hành thả nuôi. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi được 3.331 ha, tăng 8,9% so cùng kỳ, chủ yếu là tăng diện tích nuôi tôm sú theo hình thức quản canh.  Sản lượng thủy sản trong tháng ước tính thu hoạch 21.016 tấn, đạt 7,2% kế hoạch, tăng 6% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 10.880 tấn, đạt 6,7% kế hoạch, bằng 100,2% so cùng kỳ do những tháng cuối năm thu hoạch sớm để phục vụ Tết Nguyên đán nên sản lượng thu hoạch tăng; sản lượng khai thác 10.136 tấn, chủ yếu là khai thác biển tăng 12,9% so cùng kỳ do thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác.  II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2021 giảm 1,5% so với tháng 12/2020 (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,3%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2%) và tăng 4,3% so cùng kỳ (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 6,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 20,4%).  Chỉ số sản xuất sản phẩm trong tháng so cùng kỳ như sau:  Có 17/37 sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ: Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục tăng 544%; Thùng, can, hộp và các đồ dùng để chứa đựng tương tự cho mọi nguyên liệu (trừ xăng dầu) bằng sắt hoặc thép có dung tích ≥ 50 lít nhưng ≤ 300 lít, không lắp ráp máy móc hoặc thiết bị nhiệt tăng 422%; Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo tăng 45,3%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 13,6%; Túi xách tăng 13,5%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 11,8%;...  Có 20/37 sản phẩm có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ: Tàu chở khách trọng tải > 26 tấn nhưng ≤ 500 tấn giảm 92%; Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 59,7%; Các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 37,5%; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 35,6%; Sợi xe từ các loại sợi tự nhiên: bông, đay, lanh, xơ dừa, cói ... giảm 33,2%; Phân vi sinh giảm 29,4%; Giấy vệ sinh giảm 27,1%; Thức ăn cho gia súc giảm 23%; Nước uống được giảm 22,8%; Màn bằng vải khác giảm 22,7%; …  Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 1/2021 so với tháng trước tăng 1,32%, (trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,58%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,31%) và giảm 13,44% so cùng kỳ (trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 9,21%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 14,94%). Chia theo ngành công nghiệp: Doanh nghiệp công nghiệp giảm 13,44% (trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 13,71%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 2,39%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 3,23%).                                   * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:  - Chỉ số tiêu thụ tháng 1/2021 so với tháng trước giảm 1,74% và giảm 11,25% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Dệt tăng 41,07%, Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 7,7%; Sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 10,12%; Sản xuất thiết bị điện bằng gấp 3,5 lần,... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 25,73%, Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 22,5%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 27,87%,…  - Chỉ số tồn kho tháng 1/2021 so với tháng trước tăng 6,2% và so với cùng kỳ tăng 24,06%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 42,28%; Sản xuất đồ uống tăng 6,55%; Sản xuất trang phục tăng 74,21%; Sản xuất thiết bị điện tăng 61,52%;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: Dệt giảm 20,37%, Sản xuất da giảm 27,96%, Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 16,5%; Sản xuất kim loại giảm 30,44%;…  III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG  Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng 161,2 tỷ đồng, đạt 4,4% kế hoạch, tăng 1,8% so cùng kỳ, giảm 75,1% so tháng trước do trong tháng thực hiện chủ yếu các công tình chuyển tiếp các công tình mới chưa thực hiện.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 129,8 tỷ đồng, đạt 4,4% kế hoạch, tăng 1,7% so cùng kỳ, chiếm 80,5% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 21,5 tỷ đồng, tăng 1,3%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 55,9 tỷ đồng, tăng 2,5% so cùng kỳ... Các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để đưa vào sử dụng phục vụ đi lại vận chuyển hàng hóa dịp tết Nguyên đán Tân Sửu.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 27,2 tỷ đồng, đạt 7% kế hoạch, tăng 2% so cùng kỳ, chiếm 16,9% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 8,3 tỷ đồng, tăng 1% so cùng kỳ... Ban quản lý dự án huyện tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để đưa vào sử dụng trong dịp Tết.  Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 4,2 tỷ đồng, đạt 1,4% kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ, chiếm 2,6% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 1,1 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ... Các Ban quản lý công trình xã, phường, thị trấn phối hợp với các địa phương bàn biện pháp vận động, huy động nguồn vốn nhân dân đóng góp để tiến hành thi công các danh mục công trình đăng ký thuộc nguồn vốn phân cấp xã quản lý.  IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ  1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:  Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện 6.224,1 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 5.066,9 tỷ đồng, tăng 15,5%; lưu trú 3,2 tỷ đồng, bằng 34,2%; ăn uống 553 tỷ đồng, tăng 8,1%; du lịch lữ hành 1,2 tỷ đồng, bằng 12%; dịch vụ 599,8 tỷ đồng, tăng 11,2% so cùng kỳ.   2. Xuất - Nhập khẩu:   a. Xuất khẩu:  Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 259 triệu USD, đạt 8% kế hoạch, tăng 31,7% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 35 triệu USD, tăng 13,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 223 triệu USD, tăng 35,3% so cùng kỳ.  Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa một số hàng chủ lực của tỉnh chiếm tỷ trọng cụ thể như sau:  - Thủy sản: ước tính tháng 01/2021 xuất 5.374 tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ; với giá trị là 11 triệu USD, đạt 3,6% kế hoạch, giảm 4,8% so cùng kỳ.  - Gạo: ước tính tháng 01/2021 xuất 7.475 tấn, giảm 9,5% so cùng kỳ; giá trị là 4,3 triệu USD, tăng 15% so cùng kỳ.  - Hàng dệt, may: ước tính tháng 01/2021 xuất 14.791 ngàn sản phẩm, tăng 93,3% so cùng kỳ; giá trị xuất 37,3 triệu USD, đạt 6,2% kế hoạch ngành hàng dệt, may, tăng 2,9% so cùng kỳ.  Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 01/2021 như: kim loại thường khác và sản phẩm (kể cả ống đồng) xuất 73 triệu USD, tăng 58,2%; giày dép các loại 48 triệu USD, tăng 26,6%; sản phẩm từ chất dẻo 16 triệu USD, tăng 48%; xơ, sợi dệt các loại 8 triệu USD, tăng 2,7%; hàng rau quả xuất 2,3 triệu USD, tăng 70,2%; túi xách, vali, mũ, ô dù 31 triệu USD, giảm 1,1%... so cùng kỳ.  b. Nhập khẩu:  Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 01/2021 là 183 triệu USD, đạt 10,1% kế hoạch, tăng 84,8% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 8,4 triệu USD, tăng 6,9%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 174 triệu USD, tăng 91,6% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 01/2021 chủ yếu các mặt hàng như: nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 57 triệu USD, tăng 381,4%; vải các loại 11 triệu USD, giảm 19%; kim loại thường khác 26 triệu USD, giảm 33,7%; chất dẻo nguyên liệu 7 triệu USD, tăng 17,1%... so cùng kỳ.  3. Chỉ số giá:  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2021 giảm 0,23% so tháng 12/2020 (thành thị giảm 0,3%, nông thôn giảm 0,22%); so cùng kỳ năm trước tăng 0,35%.  So với tháng 12/2020, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 7 nhóm hàng tăng: tăng cao nhất là nhóm hàng giao thông tăng 2,55%; kế đến nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,56%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,54%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,38% (trong đó: lương thực tăng 1,58%, thực phẩm tăng 0,24%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,08%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình 0,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%. Riêng nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng chỉ số giá giảm 3,35%.  Một số mặt hàng có chỉ số giá tăng như sau:  Sức mua các mặt hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ các mặt hàng chế biến cho dịp Tết tăng, làm cho giá thịt lợn tháng 01/2021 tăng 1,53%, góp phần làm CPI chung tăng 0,05%. Theo đó, giá thịt bò, thịt gia cầm tươi sống, trứng các loại, thịt chế biến, thủy hải sản tươi sống, thuỷ sản chế biến (tôm khô, mực khô) tăng... dẫn đến nhóm thực phẩm tăng 0,24%... đóng góp vào mức tăng CPI chung của tháng 01/2021 khoảng 0,05%.  - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, nhiều nước thu mua gạo dự trữ nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước, dẫn đến nhu cầu gạo tăng, tác động đến giá gạo bán lẽ thị trường nội địa tháng này tăng 1,83%, góp phần làm CPI chung tăng 0,08%.  - Nhu cầu may mặc và mua sắm quần áo vào thời điểm cuối năm tăng, nên giá quần, áo và tiền công may quần áo tăng bình quân từ 2% - 3%, dịch vụ may mặc tăng 0,81% và nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,54% so tháng trước.  - Giá xăng dầu bình quân trong tháng tăng 0,26%, tác động đến chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 5,45%; cùng với đó, giá xăng E5 tăng 820 đồng/lít, giá xăng A95 tăng 930 đồng/lít, giá dầu diezen 0,05S tăng 750 đồng/lít so với tháng trước vào ngày 26/12/2020 và ngày 11/01/2021; giá gas tăng 9,18% tương ứng tăng 27.500 đồng/bình 12 kg vào ngày 01/01/2021; Giá dầu hoả tăng 7,64% tương ứng tăng 780 đồng/lít, tác động đến nhóm gas và các loại chất đốt khác tăng 8,56%.  - Nhu cầu sửa chữa nhà cửa vào dịp cuối năm tăng, dẫn đến giá sắt thép xây dựng các loại tăng bình quân từ 2-3% và dịch vụ sửa chữa nhà ở trong tháng tăng 1,69%.  Bên cạnh đó, có một số mặt hàng chỉ số giá giảm nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:  - Thời điểm tháng 01 đang vào mùa thu hoạch rau xanh để bán dịp Tết Nguyên đán, sản lượng dồi dào, tác động giá rau xanh giảm bình quân từ 5% - 9% so tháng trước.  - Giá điện sinh hoạt bình quân trong tháng 01/2021 giảm 24,85% (Khu vực thành thị giảm 24,76%, Khu vực nông thôn giảm 24,88%). Góp phần làm giảm chung CPI chung khoảng 0,78%. Giá điện giảm mạnh là do tỉnh thực hiện Công văn số 9764/BCT-ĐTĐL ngày 18/12/2020 của Bộ Công thương V/v hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đợt 2.  Một số mặt hàng do nhu cầu sử dụng nhiều trong gia đình nên các đơn vị kinh doanh chủ động giảm giá bán để cạnh tranh, dẫn đến giá giảm nhẹ như: máy điều hoà nhiệt độ giảm 0,07%, tủ lạnh giảm 0,05%, ô tô mới giảm 0,83%, ô tô đã qua sử dụng giảm 1,09% nhiều đại lý ô tô đã đưa những gói ưu đãi, giảm giá nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng vào dịp cuối năm.  Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 01/2021 tăng 1,81% so tháng trước; giá bình quân trong tháng là 5.508 ngàn đồng/chỉ, tăng 1.198 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.  Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 01/2021 giảm 0,19% so tháng trước, giá bình quân 23.187 đồng/USD, giảm 47 đồng/USD so cùng kỳ.  Ước chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2021 tăng từ 0,3% đến 0,65% so tháng 01/2021, do tháng 2 tháng Giêng (AL) là tháng ăn chay nhóm hàng rau xanh tăng giá do sức tiêu thụ tăng; một số mặt hàng thực phẩm tươi sống như: thịt lợn, trứng gia cầm giá sẽ tăng. Riêng nhóm ăn uống ngoài gia đình giá sẽ tăng cao hơn những ngày bình thường.  4. Du lịch:  Khách du lịch đến trong tháng 01/2021 ước tính 49,7 ngàn lượt khách, giảm 2,3% so tháng trước và giảm 69,9% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 0,8 ngàn lượt khách, tăng 4% so tháng trước và giảm 98,6% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng đạt 1.157,2 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng trước và tăng 8,2% so cùng kỳ. Phân theo nhóm ngành hàng: doanh thu ăn uống 553 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 51,8%, tăng 19,1%; doanh thu lưu trú 3,2 tỷ đồng, tăng 3,7%; doanh thu du lịch lữ hành 1,2 tỷ đồng, tăng 6,5% và dịch vụ tiêu dùng khác 599,8 tỷ đồng, tăng 0,5% so tháng trước.  5. Vận tải:  Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 176,5 tỷ đồng, tăng 2,9% so tháng trước và bằng 77,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 50,8 tỷ đồng, giảm 36,6%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 109,1 tỷ đồng, giảm 12,9% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 89,1 tỷ đồng, Giảm 26,9%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 70,8 tỷ đồng, giảm 15,3%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 16,6 tỷ đồng, giảm 21,2% so cùng kỳ.  Vận tải hành khách trong tháng đạt 2.903 ngàn hành khách, tăng 3,9% so tháng trước và bằng 76,4% so cùng kỳ; luân chuyển 57.535 ngàn hành khách.km, tăng 4,2% so tháng trước và bằng 76,7% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 1.363 ngàn hành khách, bằng 77,6% và luân chuyển 55.510 ngàn hành khách.km, bằng 78,7% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 1.540 ngàn hành khách, bằng 75,4% và luân chuyển 2.025 ngàn hành khách.km, bằng 45,6% so cùng kỳ.  Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 977 ngàn tấn, tăng 2,2% so tháng trước và giảm 14,4% so cùng kỳ; luân chuyển 127.302 ngàn tấn.km, tăng 1,9% so tháng trước và giảm 17,5% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 237 ngàn tấn, giảm 13,6% và luân chuyển 26.089 ngàn tấn.km, giảm 28,3% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 740 ngàn tấn, giảm 14,7% và luân chuyển 101.213 ngàn tấn.km, giảm 14,1% so cùng kỳ.  * Công tác quản lý phương tiện giao thông:                          Trong tháng đăng ký mới 5.685 chiếc mô tô xe máy, 302 chiếc ô tô, 06 chiếc xe đạp điện và xe khác 06 chiếc. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.316.528 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.276.442 chiếc, 39.418 xe ô tô, 153 xe ba bánh, 130 xe đạp điện và 385 xe khác.  6. Bưu chính viễn thông:  Doanh thu trong tháng 01/2021 đạt 257,3 tỷ đồng, tăng 3% so tháng trước và tăng 3,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 23 tỷ đồng, tăng 11,4% và viễn thông 234,3 tỷ đồng, tăng 2,3% so cùng kỳ.  Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 01/2021 là 103.051 thuê bao, mật độ bình quân đạt 5,84 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 01/2021 là 262.308 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 14,87 thuê bao/100 dân.  Thuê bao điện thoại phát triển trong tháng tiếp tục giảm. Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 01 năm 2021 là 103.051 thuê bao. Thuê bao điện thoại bình quân đạt 5,84 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau).  V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  1. Tài chính:  Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng ước thực hiện 1.396 tỷ đồng, bằng 71,8% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 1.198 tỷ đồng, đạt 11,3% dự toán, giảm 6,4% so cùng kỳ; thu nội địa 1.175 tỷ đồng, đạt 11,4% dự toán, giảm 7,3% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 370 tỷ đồng, đạt 10,7% dự toán, giảm 15,4% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 160,5 tỷ đồng, đạt 11,5% dự toán, giảm 31,1% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 250 tỷ đồng, đạt 15,2% dự toán, giảm 9,1% so cùng kỳ...).  Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 875 tỷ đồng, đạt 7,1% dự toán, giảm 30,1% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 300 tỷ đồng, đạt 8,1% dự toán, giảm 34,5% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 510 tỷ đồng, đạt 7,4% dự toán và giảm 32,8% so cùng kỳ. Các khoản chi giảm so cùng kỳ do dự toán năm 2021 giảm. Trong tháng chi chủ yếu cho đầu tư phát triển (chiếm 34,3% tổng số) và chi thường xuyên.  2. Ngân hàng:  Trong tháng 01/2021, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện nghiêm túc đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển Kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng thuận lợi hơn. Mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid. Đến cuối tháng 12/2020, vốn huy động đạt 76.114 tỷ đồng, tăng 9,64% so với cuối năm 2019, đạt 99,7% kế hoạch. Ước tính đến cuối tháng 01/2021, nguồn vốn huy động đạt 76.525 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cuối năm 2020.  Đến cuối tháng 12/2020, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 851 tỷ đồng, tăng 89 tỷ so với cuối năm 2019, tỷ lệ tăng 11,8%, (trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 43,23%, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 56,77%).  Nợ xấu: cuối tháng 12/2020, số dư là 803 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,3%, tăng 0,4% so với cuối năm 2019. Ước đến cuối tháng 01/2021, nợ xấu là 798 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 1,24%, giảm 0,01% so với cuối năm 2020.  Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối tháng 12/2020, tổng nguồn vốn huy động 1.131 tỷ đồng, tăng 113 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,2% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay 851 tỷ đồng, tăng 89 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,8% so với đầu năm. Nợ xấu là 2 tỷ đồng, chiếm 0,3%, giảm 0,2% so với đầu năm. Các chỉ tiêu hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tỉnh đều vượt kế hoạch năm 2020.  VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  Trong tháng, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện 03 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở; đánh giá nghiệm thu kết thúc 04 nhiệm vụ nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và 01 nhiệm vụ cấp cơ sở; nghiệm thu giai đoạn 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và 1 nhiệm vụ cấp cơ sở; trình UBND tỉnh ban hành quyết định triển khai 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, công nhận kết quả 05 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; ban hành quyết định triển khai 02 nhiệm vụ KH&CN; gia hạn thời gian thực hiện 01 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.  VII. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI  1. Lao động việc làm:  Trong tháng 01/2021 đã tư vấn cho 1.640 lượt lao động, trong đó: tư vấn nghề cho 153 lượt lao động, tư vấn việc làm 176 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 1.224 lượt lao động thất nghiệp, tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 87 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 170 lượt lao động; đã giới thiệu cho 84 lao động có được việc làm ổn định. Tư vấn cho 69 lượt lao động có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, có 03 lượt lao động đăng ký tham gia; đã có 46 lao động xuất cảnh, trong đó xuất cảnh qua Nhật Bản là 39 lao động, Đài Loan là 07 lao động; có 1.380 người đăng ký thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1.601 người với tổng số tiền chi trả tương đương 27.324 triệu đồng. Số lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp chủ yếu do doanh nghiệp cắt giảm lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không có đơn hàng sản xuất, không xuất khẩu được hàng hóa.  Tình hình tiền lương thực hiện năm 2020 và kế hoạch thưởng Tết năm 2021: tiền lương bình quân chung của các doanh nghiệp trong năm 2020 tương đối ổn định. Qua số liệu báo cáo của 97 doanh nghiệp, tiền lương bình quân năm 2020 (bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) là 7,27 triệu đồng/người/tháng. Mức thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, qua số liệu của 86 trong tổng số 97 doanh nghiệp trên thì tiền thưởng bình quân khoảng 6,63 triệu đồng/người.  2. Chính sách xã hội:  Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 358/KH-UBND ngày 31/12/2020 về việc Tổ chức thăm, tặng quà, trợ cấp cho người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, thăm các đơn vị tập trung và doanh nghiệp trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, trong đó:  Nguồn kinh phí Trung ương: tặng quà Chủ tịch nước cho người có công với cách mạng với 39.083 người, số tiền 7.940,6 triệu đồng (620 người, mức quà 400.000đ; 38.463 người mức quà 200.000đ);  Nguồn kinh phí địa phương: trợ cấp của tỉnh với 70.357 người, số tiền 27.411,9 triệu đồng (Gồm 39.083 người mức quà 300.000đ; 31.174 người mức quà 500.000đ; 100 người mức quà 1.000.000đ);  Công tác điều dưỡng người có công: theo Kế hoạch số 2851/KH-SLĐTBXH ngày 11/12/2020 về việc thực hiện chế độ điều dưỡng đối với người có công với cách mạng năm 2021, trong đó: điều dưỡng tại gia đình 8.080 người có công, với số tiền 9 triệu đồng; điều dưỡng tập trung 847 người có công, với số tiền trên đồng 2.236 triệu đồng.  Lập kế hoạch vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa và xây sửa nhà tình nghĩa năm 2021, phấn đấu vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa đạt 10 tỷ đồng, xây mới và sửa chữa 165 ngôi nhà tình nghĩa từ nguồn vận động.  3. Hoạt động y tế:  Công tác hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tháng 01/2021 được đảm bảo. Trong tháng đã khám chữa bệnh cho 435.673 lượt người, giảm 6,6% so cùng kỳ; trong đó, số người điều trị nội trú là 19.125 người, giảm 8,1%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 78%; trong đó: công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 96,3%, các bệnh viện chuyên khoa đạt 68,5%, các trung tâm y tế huyện đạt 48,9%... Trong tháng thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm: 633 lượt, đạt vệ sinh 627 lượt, tỷ lệ 99,1%; So với cùng kỳ năm 2020 (535 lượt đạt/544 lượt kiểm tra, tỷ lệ 98,3%); xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm, với số người mắc: 35 người; không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm.  Công tác phòng chống dịch bệnh được thường xuyên quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Trong tháng 01/2021 có 12/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ có 5 bệnh tăng (Bệnh liên cầu lợn ở người tăng 100%, lao phổi tăng 15,3%, Tay chân miệng tăng 45,5%, Viêm gan siêu vi A tăng 100%, Covid-19 tăng 100%); 8 bệnh giảm (Quai bị giảm 90%, sởi giảm 76,9%, sốt xuất huyết giảm 27%, thương hàn giảm 100%, thủy đậu giảm 54,5%, tiêu chảy giảm 3,4%, viêm gan siêu vi B giảm 75%, Viêm gan siêu vi C giảm 100%...); và các bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc, ghi nhận 01 trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng; bệnh HIV có 32 cas mới nhiễm; bệnh AIDS có 02 cas nhiễm mới.  Dịch Covid-19: Tính đến ngày 15/01/2021 tổng số người cách ly tập trung: tại Tiểu đoán Ấp Bắc, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và cách ly tại các cơ sở y tế trong tỉnh là 2.866 người; số đợt cách ly tập trung 12 đợt; gồm các công dân Việt Nam về từ các nước: Hàn Quốc, Úc, Campuchia, Ấn Độ, Sinhgapo, Indonesi, Malayxia, Đài Loan. Tỉnh Tiền Giang ghi nhận 03 ca dương tính với SARS-CoV-2, 02 ca điều trị khỏi, hiện 01 ca đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến đã đủ điều kiện xuất viện, tuy nhiên do bệnh nhân này có địa chỉ cư trú tại tỉnh Hải Dương nên tạm thời để bệnh nhân tiếp tục theo dõi sau điều trị tại Bệnh viện dã chiến Long Định.  4. Hoạt động giáo dục:  Trong tháng ngành Giáo dục và Đào tạo đã có các hoạt động nổi bật như:  tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020 - 2021 từ ngày 25/01 đến ngày 27/01/2021 tại trường THPT Chuyên Tiền Giang với 54 thí sinh dự thi ở 09 môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh; tổ chức Cuộc thi Khoa học kĩ thuật (KHKT) cấp tỉnh từ ngày 31/12/2020 đến 13/01/2021; chuẩn bị hồ sơ đăng ký thi KHKT cấp Quốc gia; các cấp Công đoàn tổ chức sơ kết Học kỳ I, phát động phong trào thi đua Học kỳ II và tiếp tục phát động phong trào thi đua Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Tết nguyên đán Tân Sửu 2021; tổ chức Hội diễn văn nghệ Mừng Đảng – Mừng Xuân Tân Sửu 2021 dành cho các Phòng GDĐT từ 22/01 đến 03/02/2021; phối hợp cùng Tỉnh đoàn tổ chức Hội thi Kể chuyện Bác Hồ năm học 2020 – 2021 dành cho học sinh (Tiểu học, Trung học cơ sở) và Giải thưởng Lê Thị Thiên.  Theo Công văn số 24/SGDĐT ngày 12 tháng 01 năm 2021cuả Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang về thời gian nghỉ tết Nguyên đán Tân sửu năm 2021 học sinh nghĩ tết từ ngày 8 tháng 02 năm 2021 đến hết ngày 16 tháng 02 năm 2021.   5. Hoạt động văn hóa – thể thao:  Tổ chức lễ thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ cắt băng thông tuyến; Dự thảo Ban Tổ chức và Danh mục các ngày kỷ niệm, lễ lớn giai đoạn 2021-2025; Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử” giai đoạn 2021-2025; Dự thảo Kế hoạch tổ chức Họp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Tân Sửu năm 2021; Dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ nhân dân dịp Tết Tân Sửu năm 2021.  Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung công tác chuẩn bị các hoạt động trang trí, tuyên truyền, hội thi, hội diễn, biểu diễn… phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.  Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 3488/QĐ-UBND ngày 25/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao hoạt động Trung tâm Văn hóa-Thể thao, Nhà Văn hóa xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2021” tại xã Long Thuận, thị xã Gò Công – xã điểm đầu tiên xây dựng mô hình nâng chất hoạt động trong năm 2019 đạt hiệu quả cao.  Tổ chức thẩm định kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố Mỹ Tho đạt chuẩn văn minh đô thị đến năm 2020”; được hội đồng cấp tỉnh thông qua và đang trình Ban chỉ đạo Trung ương xem xét thẩm định và công nhận.  Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã có những hoạt động nổi bật trong tháng như: tổ chức Chương trình nghệ thuật chào năm mới Dương lịch năm 2021, thu hút hơn 200 lượt người xem. Tổ chức Hội thi hoa lan kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam. Tổ chức biểu diễn nhạc nước định kỳ phục vụ nhân dân vào tối thứ năm và thứ bảy hàng tuần. Xây dựng và luyện tập các chương trình biểu diễn nghệ thuật tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021…  Ngoài ra đội kiểm tra liên ngành văn hoá, thể thao và du lịch của tỉnh, huyện và cơ sở xã, phường, thị trấn phối hợp với các ngành hữu quan xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn quản lý. Tập trung kiểm tra các hoạt động karaoke cố định; quảng cáo ngoài trời, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các loại trò chơi có tính chất cờ bạc trá hình, các dịch vụ văn hóa gây tiếng ồn. Đồng thời, chú trọng kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch nhất là kiểm tra xử lý nghiêm tình trạng cò mồi tại điểm tham quan du lịch, những biểu hiện sai trái trong hoạt động du lịch; hướng dẫn viên du lịch, cơ sở lưu trú du lịch… nhằm kịp thời chấn chỉnh các tệ nạn xã hội, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra trong dịp Tết.  Hoạt động thể dục – thể thao có những hoạt động nổi bật trong tháng như: đội Năng khiếu Bóng đá U16 đi tập huấn vào ngày 20/12 và 27/12/2020 tại Bình phước và Thành phố Hồ Chí Minh; đội PencakSilat tham dự giải vô địch PencakSilat mở rộng năm 2020, từ ngày 23/12 – 29/12/2020 tại Thanh Hóa, kết quả đạt 01 Huy chương Vàng; đội Bóng đá tham dự giải VĐ Bóng đá U19 quốc gia năm 2021, từ ngày 10/1 – 2/2/2021 tại Bình Phước, thi đấu lượt I, ngày 10/01/2021 giữa Tiền Giang và An Giang trân sân Bình Phước, kết quả thắng tỉ số 2 – 0.  6. Tình hình an ninh trất tự và an toàn xã hội: (Theo báo cáo của Ngành công an)  Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 117 vụ (giảm 24 vụ so với tháng 12/2020), làm chết người 01 người, bị thương 12 người, tài sản thiệt hại giá khoảng 2,8 tỷ đồng; điều tra khám phá bước đầu đạt tỷ lệ 35,9% (42 vụ), bắt xử lý 61 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 110 triệu đồng.  Phát hiện, xử lý 34 tụ điểm, 333 đối tượng tham gia cờ bạc; 20 vụ với 27 đối tượng phạm tội về ma túy và xử lý vi phạm hành chính 263 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 08 trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế; 04 vụ kinh doanh hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký và không rõ nguồn gốc, xuất xứ - máy trò chơi Game bắn cá.  7. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo Ngành công an)  Giao thông đường bộ: Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 61 vụ giảm 19 vụ so tháng trước và tăng 33 vụ so cùng kỳ, làm chết 37 người giảm 05 người so tháng trước và tăng 15 người so cùng kỳ, bị thương 30 người giảm 16 người so tháng trước và tăng 14 người so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 4.018 vụ tăng 367 vụ so tháng trước và giảm 4.678 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 3.167 vụ, tước giấy phép lái xe 273 vụ, phạt tiền 851 vụ với số tiền phạt 3.022,6 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vược ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…  Giao thông đường thủy: trong tháng xảy ra 01 vụ tai nạn, tăng 01 vụ so tháng trước và tăng 01 vụ so cùng kỳ, số người chết và bị thương không phát sinh, tương đương so tháng trước và cùng kỳ, thiệt hại tài sản khoảng 600 triệu đồng. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 1.917 vụ giảm 19 vụ so tháng trước và giảm 88 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý vi phạm: Lập biên bản tạm giữ giấy tờ 350 vụ và phạt tiền 1.567 vụ với số tiền phạt: 493,2 triệu đồng.  * Tai nạn giao thông nghỉ Tết Dương lịch năm 2021: tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 04 vụ, tăng 02 vụ so cùng kỳ; làm chết 04 người, tăng 03 người so cùng kỳ; bị thương 01 người tăng 01 người so cùng kỳ. Nguyên nhân đang điều tra.  8. Tình hình cháy nổ, môi trường:  Trong tháng 01/2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy, cụ thể: trên địa bàn thành phố Mỹ Tho xảy ra 01 vụ và huyện Cái Bè xảy ra 02 vụ, tổng thiệt hại là khoảng 4,5 tỷ đồng. Nguyên nhân do bất cẩn trong sử dụng lửa 01 vụ và các vụ còn lại đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra. Về tình hình môi trường, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện 01 trường hợp vi phạm. Nội dung vi phạm là khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường không giấy phép, chưa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2020
  •   18/06/2024 16:33

I. TÌNH HÌNH CHUNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC  1. Thế giới:  Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 hết sức u ám. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính đều đồng loạt nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy thoái sâu trong năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 12, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho rằng kinh tế toàn cầu có xu hướng phục hồi sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và các doanh nghiệp mở cửa trở lại. Theo đó, tổ chức này dự báo GDP thế giới giảm 4,2% trong năm 2020, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 9 năm 2020. Một số tổ chức khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings (FR), đều điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 so với các dự báo trước đây. Cụ thể, IMF và FR dự báo GDP thế giới năm 2020 ở mức -4,4%, và -3,7%, tăng 0,5 và 0,7 điểm phần trăm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đạt 2,1%, Hoa Kỳ giảm -3,5%, Khu vực đồng Euro giảm 7,4%, Nhật Bản giảm 5,4%, In-đô-nê-xi-a giảm 2,2%, Ma-lai-xi-a giảm 6,0%, Thái Lan giảm 7,8%, Phi-li-pin giảm 8,5% và Xin-ga-po giảm 6,2%.  2. Trong nước  Tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) - Tổng Cục Thống kê công bố ngày 27/12/2020  Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.  GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội là thành công lớn của Việt Nam. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.  II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA TỈNH  1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP):   Năm 2020, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chịu tác động mạnh của hạn, mặn và dịch covid 19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh nhà đã đưa ra nhiều giải pháp theo từng thời điểm, nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhân dân, điều hành phát triển kinh tế - xã hội vượt qua khó khăn.  Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2020 ước đạt 59.549 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 0,69% ([1]) so với cùng kỳ, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48% và khu vực dịch vụ tăng 1,52% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 1,27 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,69% so cùng kỳ.  GRDP nếu tính theo giá thực tế năm 2020 đạt 100.192 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 56,5 triệu đồng/người/năm, tăng 1,6 triệu đồng/người/năm so năm 2019 (năm 2019 đạt 54,9 triệu đồng/người/năm). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.423 USD/người/năm, tăng 2,8%, tương đương tăng 66 USD so năm 2019 (năm 2019 đạt 2.357 USD/người/năm).  Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch chậm theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,3% giảm 0,3% (cùng kỳ 39,6%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,0%, tăng 0,2% (cùng kỳ 25,8%); khu vực dịch vụ chiếm 28,7%, tương đương so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,0%, tăng 0,1% (cùng kỳ 5,9%).  2. Tài chính - Ngân hàng:  a. Tài chính:  Thu ngân sách nhà nước: năm 2020 ước thu được 19.326 tỷ đồng, giảm 1,7% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 10.843 tỷ đồng, đạt 97,5% dự toán và giảm 3,7% so cùng kỳ; thu nội địa 10.613 tỷ đồng, đạt 98,2% dự toán, giảm 3,3% so cùng kỳ. Nếu loại trừ số thu tiền sử dụng đất thì có 05/11 huyện, thành thị có tỷ lệ thu cả năm đạt và vượt dự toán năm, cụ thể là huyện Tân Phước đạt 116,2%, huyện Cái Bè đạt 111,2%, huyện Gò Công Đông đạt 109,9%, Thành phố Mỹ Tho đạt 102,3%, huyện Tân Phú Đông đạt 100,3% so dự toán.  Chi ngân sách nhà nước: năm 2020 ước chi 19.917 tỷ đồng, đạt 144,7% dự toán, tăng 7,8% so cùng kỳ. Ủy ban nhân dân tỉnh đã huy động tất cả nguồn lực hiện có của địa phương để kịp thời bố trí kinh phí cho các đơn vị, địa phương như nguồn dự phòng, nguồn cải cách tiền lương của ngân sách cấp tỉnh... Ngoài ra, kinh phí phục vụ cho phòng, chống hạn, mặn phát sinh khá lớn khoảng 388 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 khoảng 250 tỷ đồng; kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 khoảng 242 tỷ đồng.  b. Ngân hàng:  Về huy động vốn: đến cuối tháng 10/2020, tổng vốn huy động 73.875 tỷ đồng, đạt 96,7% so kế hoạch, tốc độ tăng 6,4% so với cuối năm trước, tốc độ tăng bình quân là 0,6%/ tháng. Ước đến cuối năm 2020, vốn huy động 76.391 tỷ đồng, tăng 10% so cuối năm 2019.  Về dư nợ: cuối tháng 10/2020, tổng dư nợ 62.289 tỷ đồng, đạt 97% so kế hoạch, tăng trưởng là 10,6% so với năm trước, mức tăng bình quân là 1,02%/ tháng. Ước đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng 64.198 tỷ đồng, tăng 14% so cuối năm 2019. Lãi suất cho vay Việt Nam đồng phổ biến ở mức trên 5 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 11-13%/năm đối với trung dài hạn; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với 5 lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm, giảm 1,5%/năm so cuối năm 2019.  Nợ xấu: đến cuối tháng 10/2020, nợ xấu là 991 tỷ đồng, tỷ lệ là 1,6%, tăng 0,7% so cuối năm 2019. Ước đến cuối năm 2020, nợ xấu là 1.013 tỷ đồng, chiếm 1,6% trên tổng dư nợ, so đầu năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng 0,8%, số dư nợ xấu so với đầu năm tăng 524 tỷ đồng.  3. Giá, lạm phát: (Số liệu có khác so BC gửi các đơn vị ngày 19/12 do mới cập nhật chỉ số giá tháng 12)  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,29% so tháng 11/2020 (thành thị tăng 0,27%, nông thôn tăng 0,3%); so cùng kỳ tăng 1,5%.  Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 so cùng kỳ tăng 3,35%. Do Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tỉnh đã áp dụng khung giá mới tăng giá học phí các cấp học, tác động chỉ số giá nhóm giáo dục năm 2020 tăng 5,34% so với cuối năm 2019 và tăng 6,55% so với bình quân cùng kỳ; dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tác động đến tâm lý người dân thu mua gạo dự trữ, dẫn đến giá tăng 7,63% so cuối năm 2019 và tăng 4,41% so với bình quân cùng kỳ; nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tươi sống như: rau xanh, thịt gia súc, thịt chế biến tăng trong các dịp lễ, tết, dẫn đến giá nhóm thực phẩm tăng 11,83% so với cùng kỳ; giá các mặt hàng đồ uống và thuốc lá và giá các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán, bình quân năm 2020 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 2,56% và 2,41% so với cùng kỳ năm 2019; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở bình quân vào mùa nắng tháng 4, tháng 5 và thời gian cận Tết nguyên đán... nhu cầu xây dựng năm 2020 tăng 0,51% so cùng kỳ.  4. Đầu tư và Xây dựng:  Năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 36.740 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 11,4% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 22.700 tỷ đồng, giảm 2,8%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.468 tỷ đồng, giảm 10,9%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 6.010 tỷ đồng, tăng 69,2% so cùng kỳ.  Dự kiến cả năm tỉnh thu hút được 37 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 17.779 tỷ đồng, tăng 33,4% so cùng kỳ; nâng tổng vốn đầu đăng ký mới và vốn tăng thêm đạt 18.889 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2019. Các dự án lớn thu hút đầu tư như: Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 vốn đầu tư 4.464 tỷ đồng, Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 vốn đầu tư 2.242, Dự án Bến cảng - Tổng kho xăng dầu - Khí hóa lỏng và các sản phẩm sau dầu mỏ DKC Tiền Giang vốn đầu tư 3.646 tỷ đồng...  Đến nay các KCN thu hút được 108 dự án (trong đó có 77 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư trên 2,3 tỷ USD và 5.080 tỷ đồng; diện tích thuê 561,5/758,3 ha, chiếm 74%, giải quyết việc làm cho 87.667 lao động.  Về cụm công nghiệp, đến nay, có 9 CCN được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 5 cụm công nghiệp đã mời gọi được nhà đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại đã thu hút được 79 dự án thứ cấp (trong đó có 6 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.626,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 16.418 lao động.  5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:  Theo báo cáo Sở kế hoạch - Đầu tư, tính đến ngày 02/11/2020 có 650 doanh nghiệp thành lập mới (kế hoạch là 650 - 700 doanh nghiệp), đạt kế hoạch trước 02 tháng. Lũy kế 11 tháng, có 701 doanh nghiệp thành lập mới, vượt kế hoạch đề ra. Ước đến cuối tháng 12/2020, được 770 doanh nghiệp, tăng 14,9% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký là 5.500 tỷ đồng; số đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới được 1.200 đơn vị (tăng 98% so năm 2019). Tính đến cuối năm 2020, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh là 6.280 doanh nghiệp, vượt mục tiêu Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy đề ra (đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 5.000 doanh nghiệp).  6. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:  a. Nông nghiệp:Trồng trọt:  Cây lương thực có hạt: năm 2020, gieo trồng 139.440 ha, đạt 80,1% kế hoạch, giảm 25,9%; sản lượng thu hoạch 813.386 tấn, đạt 77,3% kế hoạch, giảm 28,5% so cùng kỳ. Cụ thể:  - Cây lúa:  Gieo sạ 136.032 ha, đạt 80% kế hoạch, giảm 26,2%, thu hoạch 135.088 ha (mất trắng 944 ha), sản lượng thu hoạch 801.122 tấn, đạt 77,2% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 28,7%.   Vụ Đông Xuân 2019 - 2020: chính thức xuống giống 57.604, giảm 11,2% so cùng kỳ do thực hiện đề án cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vùng sản xuất lúa khó khăn do tình hình hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông; năng suất thu hoạch 66 tạ/ha, giảm 8,3% so cùng kỳ; sản lượng 373.970 tấn, so cùng kỳ giảm 19,9%.  Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo sạ 75.844 ha, thu hoạch 75.812 ha (mất trắng 32 ha); năng suất 54,6 tạ/ha, giảm 2%; sản lượng 413.895 tấn, so cùng kỳ giảm 19,6%.  Vụ Thu Đông: gieo sạ 2.584 ha, đạt 10,7 % kế hoạch; giảm 90,4% so cùng kỳ, do thực thiện theo Công văn số 1922/UBND-KHTC ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về mặt chủ trương cắt vụ lúa Thu đông tại các huyện phía Đông chuyển dần diện tích lúa 3 vụ/năm sang sản xuất 2 vụ để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả. Cơ cấu giống lúa: lúa đặc sản, chất lượng cao diện tích 2.274 ha, chiếm tỉ lệ 88%; lúa thường với diện tích 157 ha, chiếm tỉ lệ 6,1%; các giống lúa còn lại diện tích 153 ha, chiếm tỉ lệ 5,9%.   - Cây ngô: gieo trồng 3.385 ha, đạt 86,2% kế hoạch, giảm 14% so cùng kỳ, năng suất thu hoạch quy thóc 36,1 tạ/ha với sản lượng quy thóc 12.206 tấn, giảm 13,5% so cùng kỳ chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm.  Cây rau đậu các loại: gieo trồng 54.607 ha, đạt 94,7% kế hoạch, giảm 5,5%; sản lượng 1.146.547 tấn, đạt 98,7% kế hoạch, giảm 0,2% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 54.329 ha, sản lượng 1.145.711 tấn. Hiện có khoảng 90% diện tích các giống rau màu lai F1 được đưa vào sản xuất với thời gian sinh trưởng ngắn, kháng sâu bệnh, giúp tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.  Cây lâu năm: toàn tỉnh hiện có 102.779 ha, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ; trong đó: cây ăn quả 81.785 ha, tăng 4% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước 1.707.701 tấn, tăng 3,3% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng cây ăn quả 1.522.750 tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ.  * Chăn nuôi: ước thời điểm 01/12/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 119,5 ngàn con, tương đương cùng kỳ; đàn lợn 268 ngàn con, tăng 1,2%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 17,7 triệu con, tăng 8,9% so cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020: thịt bò 22.600 tấn, giảm 0,9%; thịt lợn 86.551 tấn, giảm 8,6%; thịt gia cầm 55.739 tấn, tăng 17% so cùng kỳ (trong đó: sản lượng thịt gà 42.283 tấn, tăng 15,1%).   b. Lâm nghiệp:  Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 01/12/2020 là 1.896 ha không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng. So với năm 2019, diện tích rừng đã giảm 72,4 ha; trong đó: giảm 60 ha rừng sản xuất ở huyện Tân Phước và 12,4 ha rừng phòng hộ ven biển do sạt lở. Năm 2020, cây phân tán trồng mới 648,6 ngàn cây, tăng 1,6% so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác 39.051 m3, giảm 7,5% so cùng kỳ; sản lượng củi khai thác 135.635 ste củi các loại, giảm 11,2% so cùng kỳ.  b. Thủy hải sản:  Năm 2020, thả nuôi 16.067 ha, đạt 102,3% kế hoạch, giảm 3% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 5.311 ha, đạt 101,9% kế hoạch, giảm 9%; thủy sản nước mặn, lợ nuôi 10.756 ha, đạt 102,5% kế hoạch, tăng 0,3% so cùng kỳ.  Năm 2020, thu hoạch 316.367 tấn, đạt 102,9% kế hoạch, tăng 2% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 174.702 tấn, đạt 101,1% kế hoạch, giảm 3%; sản lượng khai thác 141.665 tấn, đạt 105,2% kế hoạch, tăng 8,9% do ngư dân đầu tư cải hoán và đóng mới tàu, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác.  7. Sản xuất công nghiệp:  Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2020 tăng 1,6% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,2%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,3%.  Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2020 theo giá so sánh 2010 thực hiện 85.085 tỷ đồng, tăng 1,3% so cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế ngoài nhà nước 35.640 tỷ đồng, tăng 0,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 48.344 tỷ đồng, tăng 1,8%.  Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp năm 2020 giảm 11,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 1,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 12,4%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 11,1%. Chia theo ngành công nghiệp: chế biến chế tạo giảm 11,4%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 3,4%.  8. Thương mại, dịch vụ:  a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:  Năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 65.025 tỷ đồng, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 4,9% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 52.899 tỷ đồng, tăng 7,7%; lưu trú, ăn uống 5.815 tỷ đồng, giảm 11,7%; du lịch lữ hành 29 tỷ đồng, giảm 78%; dịch vụ tiêu dùng 6.281 tỷ đồng, tăng 1,6% so cùng kỳ.  Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kế hoạch 325/KH-UBND ngày 24/11/2020 về dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết, có 8 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia với tổng trị giá vốn hơn 444 tỷ đồng, trong đó hàng hóa thiết yếu hơn 98,4 tỷ đồng…  b. Xuất - Nhập khẩu:  Do ảnh hưởng của Covid-19, Việt Nam cũng như nhiều nước đã hạn chế các chuyến bay đi và đến cũng như giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch. Hiện tại, vẫn tiến hành thông quan hàng hóa nhưng tiến độ chậm do tăng cường kiểm tra dịch bệnh ở cả hai đầu xuất và nhập nên phần lớn giá trị xuất và nhập khẩu đều giảm so cùng kỳ.  * Xuất khẩu:  Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD, đạt 88,5% kế hoạch, giảm 1,4% so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là do tác động của dịch Covid-19. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong năm 2020 như sau:  - Thủy sản: xuất 118.144 tấn, giảm 12,4%, về giá trị đạt 278 triệu USD, giảm 20,8% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất khẩu đã giảm khoảng 60 - 70%. Giá bán buôn cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long 9 tháng đầu năm dao động trong khoảng 18.000 - 18.500 đồng/kg đối với cá tra loại 1, đây là mức giá thấp nhất trong 10 năm qua, từ tháng 10 đến nay giá 22.000 - 24.000 đồng/kg.  - Gạo:ước xuất 222.098 tấn, tăng 54,9%, về giá trị 134 triệu USD, tăng 95,3% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5. Đây chính là tiền đề để nhiều doanh nghiệp lúa gạo khôi phục sản xuất, đàm phán hợp đồng và tăng xuất khẩu.  - May mặc: ước xuất 555 triệu USD, giảm 3,1% so cùng kỳ. Ngành may mặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 rất lớn như việc nhập nguyên liệu cũng như xuất hàng gặp khó khăn. Để duy trì hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đã tìm các đơn hàng sản xuất sản phẩm trong mùa dịch như may khẩu trang, đồ bảo hộ phục vụ y tế… để công nhân có thể tiếp tục làm việc.  * Nhập khẩu:  Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020 thực hiện 1.523 triệu USD, đạt 76,2% kế hoạch, giảm 23,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 103 triệu USD, giảm 20,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.420 triệu USD, giảm 23,6% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 183 triệu USD, tăng 1,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 266 triệu USD, giảm 28,2%; chất dẻo nguyên liệu 90 triệu USD, tăng 34,6% so cùng kỳ...  c. Vận tải:  Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2020 thực hiện 2.008 tỷ đồng, giảm 17,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 575 tỷ đồng, giảm 26,4%; vận tải hàng hóa thực hiện 1.217 tỷ đồng, giảm 14,9% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 975 tỷ đồng, giảm 21,6%; vận tải đường thủy thực hiện 818 tỷ đồng, giảm 15,5%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 215 tỷ đồng, giảm 2,2% so cùng kỳ.  Vận chuyển hành khách năm 2020 vận chuyển 34.410 ngàn hành khách, giảm 21,3% và luân chuyển 621.425 ngàn hành khách.km, giảm 24,6% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 15.147 ngàn hành khách, giảm 14,1% và luân chuyển 593.910 ngàn hành khách.km, giảm 23,3%; vận chuyển đường thủy 19.263 ngàn hành khách, giảm 26,1% và luân chuyển 27.515 ngàn hành khách.km, giảm 44,2% so cùng kỳ.  Năm 2020, vận tải hàng hóa 11.534 ngàn tấn, giảm 16,4% và luân chuyển 1.478.536 ngàn tấn.km, giảm 18,7% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 2.639 ngàn tấn, giảm 16,8% và luân chuyển được 302.914 ngàn tấn.km, giảm 26,6%; vận tải đường thủy thực hiện 8.895 ngàn tấn, giảm 16,3% và luân chuyển 1.175.622 ngàn tấn.km, giảm 16,4% so cùng kỳ.  Năm 2020, doanh thu, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách, hàng hóa đều giảm so cùng kỳ, nguyên nhân chính là do: dịch bệnh Covid-19 bùng phát kéo dài mặc dù giá xăng dầu bình quân năm 2020 giảm 21,9% so cùng kỳ, dẫn đến các đơn vị kinh doanh vận chuyển hành khách không tăng giá vé xe cơ bản (tăng 40%) trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và lễ Quốc Khánh 02/9 như thông lệ hàng năm.  d. Du lịch:  Năm 2020, dịch vụ lưu trú và du lịch lữ hành tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện nay vẫn còn diễn biến khá phức tạp, khách quốc tế hiện nay chưa được nhập cảnh du lịch bình thường, đợt dịch thứ 2 hiện đã được kiểm soát, tuy nhiên tâm lý đi tham quan du lịch của người dân đã giảm.  Năm 2020, lượng khách du lịch đến tỉnh 748 ngàn lượt, đạt 34% kế hoạch, giảm 63,1% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 98,9 ngàn lượt, đạt 11% kế hoạch, giảm 84,8%. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 5.845 tỷ đồng, giảm 13% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 99,5%.  e. Bưu chính - Viễn thông:  Năm 2020, doanh thu bưu chính - viễn thông 2.983 tỷ đồng, đạt 119,3% kế hoạch và tăng 5,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 236 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch, tăng 5,6% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông 2.747 tỷ đồng, đạt 119,4% kế hoạch, tăng 5,3% so cùng kỳ.  Tổng số thuê bao điện thoại trên mạng ước đến cuối năm 2020 là 103.597 thuê bao, mật độ bình quân đạt 5,9 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 12 năm 2020 là 1.291.296 thuê bao. Năm 2020 số thuê bao internet phát triển 66.224 thuê bao; tổng số thuê bao internet trên mạng đến cuối năm 2020 là 259.250 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 14,7 thuê bao/100 dân.  III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TỈNH  1. Lao động, giải quyết việc làm:    Theo kết quả sơ bộ điều tra lao động việc làm quý IV/2020 cho thấy, trong tổng số 1.590 lao động đang làm việc của tỉnh đã có 118 lao động thiếu việc làm, chiếm tỷ lệ 7,4%, tăng 1,8 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2019 (từ 5,6% năm 2019 lên 7,4% năm 2020), đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị và nông thôn cũng tăng lần lượt là 6,5% lên 7,0% đối với khu vực thành thị và 5,2% lên 7,6% đối với khu vực nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn (chiếm 70,3% trong tổng số số lao động thiếu việc làm của tỉnh). Sở dĩ, tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn tỉnh tăng so cùng kỳ, phần lớn là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động làm thiệt hại đến nền kinh tế, đến các mặt đời sống... bị ngưng trệ.  Năm 2020, đã tư vấn việc làm 32.702 lượt lao động, đạt 164% kế hoạch, tăng 53,9%; giới thiệu việc làm cho 3.402 lượt lao động, đạt 85% kế hoạch, tăng 52,4% và đã giới thiệu cho 1.735 lao động có được việc làm ổn định, tăng 49,6% so cùng kỳ.  2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:  Theo tổng hợp sơ bộ kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020, toàn tỉnh có 3.456 hộ thoát nghèo; hộ nghèo phát sinh là 256 hộ; toàn tỉnh còn 9.429 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,87% so tổng số hộ toàn tỉnh (505.625 hộ); hộ thoát cận nghèo là 3.732 hộ; hộ cận nghèo phát sinh là 2.791 hộ (hộ thoát nghèo rơi vào cận nghèo 1.681 hộ. Toàn tỉnh có 16.736 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,32% so tổng số hộ toàn tỉnh.  Năm 2020, vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động được 15,4 tỷ đồng. Xây dựng và sửa chữa 467 căn nhà cho hộ nghèo và đoàn viên, hội viên, công đoàn viên khó khăn với số tiền 18,1 tỷ đồng. Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa lũy kế từ đầu năm vận động được 10,8 tỷ đồng đạt 108% kế hoạch; lũy kế từ đầu năm xây dựng được 127 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 5,1 tỷ đồng đạt, 103% kế hoạch năm; lũy kế từ đầu năm sửa chữa 118 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng, đạt 236% kế hoạch.  Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo là 33.881 thẻ và 51.640 thẻ dành cho người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi là 150.809 thẻ.  Thực hiện Quyết Định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có công và Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg. Tỉnh Tiền Giang có 5.719 hộ (xây mới: 2.910 căn; sửa chữa: 2.809 căn) gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở cần được hỗ trợ. Đến nay, công tác hỗ trợ kinh phí cho người có công với cách mạng để xây dựng, sửa chữa nhà ở theo tinh thần trên đã hoàn thành, với số lượng 5.147 căn.  3. Hoạt động giáo dục:  Tỷ lệ trẻ mầm non đến trường duy trì mức 95%; giáo dục thường xuyên 87,2%, các cấp học phổ thông đạt khoảng 98 - 99%.  Kết thúc năm học 2019-2020, xét hoàn thành chương tiểu học đạt 100%; cấp THCS có 21.876 học sinh được xét tốt nghiệp, đạt 99,97% (tăng 0,84% so với năm học trước). Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia diễn ra an toàn, nghiêm túc với 13.790 học sinh đạt tốt nghiệp/ tổng số 13.897 học sinh dự xét, đạt tỷ lệ 99,23% (tăng 2,83% so với năm học trước).  4. Hoạt động y tế:  Trong năm 2020: có 18/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ: về số mắc, có 5 bệnh tăng; 19 bệnh giảm; 23 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc. Không ghi nhận tử vong do bệnh truyền nhiễm. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được ngành y tế quan tâm, thực hiện kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trong năm 2020 với 12.975 lượt, đạt vệ sinh là 12.726 lượt, tỷ lệ 98%; Không ghi nhận xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.  Về công tác khám chữa bệnh tại các tuyến tương đối ổn định. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong năm 2020 đạt 92,2%. Ngoài ra so cùng kỳ năm 2019, tổng số lần khám bệnh người dân tăng 27,8%, tổng số người điều trị nội trú tăng 8,2%, tổng số ngày điều trị nội trú giảm 19,5%.  Dịch Covid-19: Tính đến ngày 15/12/2020, tổ chức cách ly tập trung cho người có nguy cơ lây bệnh, người từ vùng dịch trở về trong 11 đợt là 2.616 người. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tiền Giang có 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 đã được điều trị khỏi xuất viện và được hướng dẫn cách ly theo quy định.  5. Hoạt động văn hóa - thể thao:  Toàn tỉnh hiện có 459.105 hộ/459.990 hộ trên địa bàn toàn tỉnh đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 99,8%, đến cuối năm qua bình xét có 425.031 hộ đạt Gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 92,6%; 998/1005 ấp, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 99,3%; 152/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (125 xã, 21 phường, 6 thị trấn); 59 chợ văn hóa; 17 công viên văn hóa; 729 con đường văn hóa, 537 cơ sở thờ tự văn hóa.  6. Tình hình trật tự an toàn xã hội:(Theo báo cáo của ngành Công an):  Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 1.149 vụ, làm chết 21 người, bị thương 107 người, thiệt hại tài sản trị giá khoảng 33.018 triệu đồng; đặc biệt trộm cắp tài sản đã xảy ra 570 vụ, chiếm trên 67% tổng số vụ tội phạm về trật tự xã hội. Bên cạnh đó xảy ra 01 vụ, có 31 học viên ở Cơ sở cai nghiện tỉnh lợi dụng sơ hở nhân viên chuyển cơm, trực cổng đã xô ngã nhân viên, sau đó trốn khỏi cơ sở cai nghiện; Công an tỉnh, huyện đã triển khai lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự và truy bắt số học viên bỏ trốn. Phát hiện, xử lý 226 tụ điểm, 1.451 đối tượng tham gia cờ bạc.  7. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo của ngành Công an).  Giao thông đường bộ: từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông xảy ra 428 vụ, tăng 102 vụ so cùng kỳ, làm chết 259 người, tăng 39 người so cùng kỳ, bị thương 245 người, tăng 63 người so cùng kỳ. Ước thiệt hại tài sản 6.223 triệu đồng, tăng 2.472 triệu đồng so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay 67.030 vụ, giảm 13.745 vụ so cùng kỳ; đã xử lý phạt tiền 21.094 vụ với số tiền 43.572 triệu đồng, tăng 13.629 triệu đồng so với cùng kỳ.  Giao thông đường thủy: tổng số vụ tai nạn từ năm đến nay 6 vụ, tương đương so với cùng kỳ, không phát sinh số người chết, bị thương; thiệt hại tài sản khoảng 2.232 triệu đồng, tăng 1.872 triệu đồng so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ từ đầu năm đến nay 19.404 vụ, giảm 919 vụ so cùng kỳ; đã xử lý phạt tiền 16.026 vụ với số tiền phạt 5.033 triệu đồng.  8. Tình hình cháy nổ, môi trường:  Năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 28 vụ cháy, 1 vụ nổ, làm bị thương 3 người, chết 4 người; tổng giá trị tài sản thiệt hại khoảng 75,4 tỷ đồng. Tổng số vụ vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý 49 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 864,4 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra là do khoan thăm dò và khai thác nước dưới đất không giấy phép; khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép hết hạn; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không giấy phép.  9. Thiệt hại do thiên tai:  Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 283 điểm sạt lở, chiều dài sạt lở 28.448 m, ước kinh phí xử lý trên 167,118 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sạt lở đã làm thiệt hại về nhà ở và vật kiên trúc của 45 hộ, thiệt hại về đất ở, đất cây trồng lâu năm của 44 hộ, thiệt hại cây ăn quả, hoa màu 19 hộ.  Ngoài ra, Năm 2020 đã xảy ra mưa to, lốc xoáy làm sập hoàn toàn 23 căn nhà, 02 khu nhà xưởng và tốc mái 215 căn nhà, 02 khu nhà ăn, 01 nhà kho. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 10,460 tỷ đồng. Đồng thời làm ngã đỗ 4.126 cây ăn quả, ước giá trị thiệt hại là 4,85 tỷ đồng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, đã rà soát mức độ thiệt hại của các hộ dân, lập danh sách đề nghị nhận hỗ trợ từ quỹ Phòng chống thiên tai của địa phương với mức 5 triệu/nhà sập hoàn toàn, 2 triệu/nhà bị tốc mái.([1])Theo công văn số 1621/TCTK-TKQG ngày 30/11/2020 của Tổng cục Thống kê

Tăng trưởng kinh tế Tiền Giang năm 2020 đạt 0,69%
  •   18/06/2024 16:34

Năm 2020, tình hình quốc tế biến động phức tạp; cạnh tranh địa chính trị, kinh tế; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến ngày càng căng thẳng; giá cả thế giới biến động mạnh, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế tăng; tình hình khu vực diễn biến phức tạp; theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings (FR) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm ở mức -4,4% và -3,7%. Bên cạnh đó, những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế trong nước và của tỉnh, nhất là dịch Covid-19, hạn mặn ảnh hưởng lớn tới đời sống và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Trước khó khăn, thách thức, với quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục ổn định, có những điểm sáng trong phát triển, một số ngành, lĩnh vực tăng so với cùng kỳ, nhất là về sản xuất công nghiệp, thương mại, giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư, thành lập mới doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng ... tăng so với năm 2019.  Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020 ước đạt 59.549 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 0,69% so với cùng kỳ, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,10%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48% và khu vực dịch vụ tăng 1,52% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 1,27 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,69% so cùng kỳ.  Sáu tháng đầu năm 2020 GRDP của tỉnh giảm 1,01% so với cùng kỳ năm 2019, sáu tháng cuối năm tăng trưởng dương, tăng 2,22% và tính chung cả năm tăng 0,69% . Tuy tốc độ tăng trưởng có thấp so cùng kỳ, nhưng trong điều kiện sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, đạt được kết quả trên là quyết tâm rất lớn của lãnh đạo tỉnh nhà, các ngành, các cấp trong chỉ đạo điều hành, cộng với sự đồng lòng, phấn đấu vượt qua khó khăn của các cơ sở kinh tế và nhân dân trong tỉnh.  Cơ cấu kinh tế: Năm 2020 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,3% (kế hoạch 34,6%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,0 % (kế hoạch 30,1%); khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 34,7% (kế hoạch 35,3%). So với năm 2019 tỷ trọng trong GRDP thay đổi không đáng kể, khu vực nông lâm và thủy sản giảm 0,3 khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,2%, khu vực dịch vụ chiếm 28,7%, tương đương so cùng kỳ và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,1% so cùng kỳ.  Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, 6 tháng đầu năm giảm 6,85%, sáu tháng cuối năm tăng 2,40% so với cùng kỳ, cả năm 2020 giảm 2,10% so năm 2019; trong đó nông nghiệp giảm 3% (cùng kỳ tăng 2,35%). Trồng trọt trong năm chịu tác động mạnh của hạn, mặn đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; độ mặn cao nhất vượt qua đỉnh mặn lịch sử năm 2016 rất nhiều và ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ Đông Xuân của vùng dự án Ngọt hóa Gò Công và vườn cây ăn trái của các huyện phía Tây. Lãnh đạo địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp cung cấp nước cho sản suất và sinh hoạt nhằm giải bớt thiệt hại cho bà con nông dân như: đắp đập bơm trữ nước ngọt, khoan giếng, thuê xà lan chở nước ... Tổng diện tích thiệt hại từ 30% trở lên trên cây lúa, màu và cây ăn trái do hạn, mặn là 19.207 ha.  Trong lĩnh vực chăn nuôi, dịch tả lợn châu Phi tuy được kiểm soát tốt trên địa tỉnh nhưng còn xuất hiện ở một số địa phương. Do thiệt hại nặng trong 2019 nên người dân cẩn trọng, chưa mạnh dạn tái đàn, do còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngành chức năng đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ nông dân tăng dần qui mô tổng đàn ở thời điểm cuối năm. Ước tính đến thời điểm hiện tại tổng đàn lợn của tỉnh đạt 268.120 con, tăng 1,2% so cùng kỳ (tăng 3.170 con).  Ngành thủy sản tăng 2,16% so cùng kỳ, tăng chủ yếu sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng chỉ bằng 97% so cùng kỳ. Do tác động của dịch Covid 19, xuất khẩu thủy sản trong năm gặp nhiều khó khăn, giá cá tra luôn ở mức thấp so cùng (từ 17,5 đến 18,5 ngàn đồng/kg), từ tháng 10 cho đến nay giá cá tra tăng trở lại, từ 22 đến 24 ngàn đồng/kg, người nuôi có lãi. Thời điểm cuối tháng 02 đầu tháng 3 năm 2020, có khoảng 500 ha nghêu nuôi trên địa bàn huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông đã xảy ra hiện tượng chết với tỷ lệ từ 20% - 60%.Giá cả các sản phẩm nông nghiệp trong kỳ lên xuống thất thường, có những thời điểm khó tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi xảy ra dịch bệnh viêm đường ho hấp cấp Covid-19. Tuy nhiên, giá bán các sản phẩm nông nghiệp trong năm bình quân cao hơn năm 2019, nhất là giá lúa, lợn hơi.  Khu vực công nghiệp - xây dựng:  Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 3,48% so năm 2019; trong đó công nghiệp tăng 1,15%, tăng thấp hơn cùng kỳ 3,52% (cùng kỳ tăng 4,67%). Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 phát sinh và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, tác động nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia, trong đó có những quốc gia có quan hệ giao thương với nước ta. Tình hình sản xuất công nghiệp trong nước nói chung, Tiền Giang nói riêng cũng bị ảnh hưởng theo, do chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp đáng kể. Doanh nghiệp thu hẹp qui mô sản xuất, có một số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc chỉ sản xuất cầm chừng.  Chỉ số sản xuất công nghiệp của một ngành giảm so cùng kỳ như: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản giảm 16,8%; Sản xuất đồ uống giảm 6,21%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 14,89%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tre nứa giảm 22,91% ... Nhưng cũng có ngành tăng khá cao như sản xuất trang phục tăng 23,36% so cùng kỳ. Trước tình hình trên, Tiền Giang đã xây dựng các kịch bản và đề ra các giải pháp cụ thể để khắc phục, thúc đẩy sản xuất. Đồng thời, triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tích cực thăm, hỏi, động viên doanh nghiệp và đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với doanh nghiệp; triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương hỗ trợ doanh nghiệp như: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19... Tính đến thời điểm hiện tại các Khu công nghiệp của tỉnh thu hút được 108 dự án đầu tư, trong đó có 77 dự án đầu tư nước ngoài. Diện tích thuê 561,48 ha/758,34 ha, đạt 74,04% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.   Ngành xây dựng năm 2020 tăng 18,46% so cùng kỳ, đây là ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch Covid 19, mức độ đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp, hộ cá thể có thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng trong lĩnh vực đầu tư công tăng cao, do trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ thi công để chào mừng Đại hội đảng các cấp, trong đó có tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Nếu như không có dịch Covid 19 thì tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng năm 2020 sẽ tăng rất cao.  Khu vực dịch vụ:  Khu vực dịch vụ tăng 1,27 % so cùng kỳ. Do chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một phần của Nghị định số 100/2019/ NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), hầu hết các ngành trong khu vực này đều có tốc độ tăng thấp hơn hoặc giảm so cùng kỳ. Một số ngành giảm sâu so cùng kỳ như: dịch vụ lưu trú giảm 62,18%, dịch vụ ăn uống giảm 12,96%, du lịch lữ hành và các hoạt động liên quan đến du lịch giảm 75,65%, vận tải kho bãi giảm 16,26% ... Bên cạnh đó có một số ngành vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như: hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,64%, hoạt động y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 8,51%... Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,69% so cùng kỳ.                                                        N.V.Tròn.